Kinh nghiệm chăm sóc giảm nhẹ trong điều trị ung thư – Tập 2
✽✽✽✽✽✽
https://yhoccongdong.com/thongtin/boi-duong-de-chien-thang-benh-ung-thu-ky-1-boi-duong-the-chat/
Bồi dưỡng để chiến thắng bệnh ung thư: Bồi dưỡng thể chất.
Biên soạn: Bác sĩ Phạm Lương Giang.
Biên tập: Bác sĩ Phạm Nguyên Quý.
Bồi dưỡng là gì và vì sao cần?
Bồi có nghĩa là làm tăng thêm, dưỡng có nghĩa là nuôi, là duy trì.
Bệnh ung thư thường làm người bệnh bị suy nhược thể xác và tinh thần. Các phương pháp điều trị bệnh cũng rất nặng nề, cần nhiều sức khỏe để mà theo đuổi cuộc điều trị được đến nơi đến chốn. Cần phải bồi dưỡng cho cơ thể và tâm hồn người bệnh ung thư luôn ở trạng thái khỏe mạnh.
Nguyên tắc của việc bồi dưỡng?
Khi mang bệnh ung thư, người bệnh có 3/4 cho đến 4/5 thời gian ban đầu (giai đoạn sớm) không có triệu chứng, hoàn toàn như người bình thường. Phần lớn và chính yếu của việc bồi bổ và nuôi dưỡng sức khỏe cho người bệnh ung thư thực chất cũng áp dụng đúng cho cả người bình thường. Nguyên tắc của việc bồi dưỡng là chủ động tích cực nhưng phải vừa đủ. Cần đặc biệt lưu ý nguyên tắc này.
Bồi dưỡng là một công việc tổng hợp 3 yếu tố.
Tất cả mọi người cần biết từ khi tuổi trẻ việc bồi dưỡng để thể xác vững mạnh và tinh thần có được trạng thái hưng phấn, tích cực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể là yếu tố quan trọng nhất đề ngừa và điều trị bệnh nhiễm trùng và ung thư.
Bồi dưỡng là một công việc tổng hợp, gồm những nội dung phối hợp với nhau chặt chẽ:
Bồi dưỡng thể chất.
Bồi dưỡng tinh thần.
Bồi dưỡng vận động.
Sau đây là phần trình bày kinh nghiệm của tôi về công việc bồi dưỡng cho con người, nhất là những bệnh nhân ung thư. Ẩn phía sau những dòng chữ đó, là những trường hợp thực tế tôi đã điều trị hoặc chứng kiến.
Bồi dưỡng thể chất.
Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư.
Là việc tăng cường cung cấp chất liệu xây dựng lên cơ thể và đổ đầy năng lượng sống. Nếu thiếu chất, cơ thể sẽ dần teo đét, sụp đổ. Nếu thiếu năng lượng, cơ thể sẽ suy giảm hoạt động có nghĩa là yếu đuối. Xương yếu thì khung cơ thể không vững, cơ thịt yếu thì yếu vận động, tế bào miễn dịch yếu thì yếu sức đề kháng, tế bào thần kinh trung ương yếu thì hoạt động tinh thần sẽ uể oải. Người nào cũng cần đủ chất để đủ sức mạnh giúp tồn tại và phòng ngừa hoặc đề kháng bệnh, làm lành những tổn thương cơ thể.
Người bệnh ung thư lại càng không thể thiếu chất, đặc biệt là những người đang điều trị ung thư. Khi cơ thể thiếu chất, các tế bào cơ thể và tế bào ung thư sẽ đi vào trạng thái “ngủ nghỉ” như con gấu ngủ đông vậy. Do đó tế bào ung thư sẽ không “ăn” thuốc, không “ăn” tia xạ.
Mặt khác, những tế bào đang ở giai đoạn sinh sản thì rất dễ chết khi có thuốc hoặc tia xạ, nếu không đủ chất tế bào ung thư sẽ ngủ yên và không sinh sản. Vì thế, cho thuốc hoặc chiếu tia vào lúc cơ thể thiếu chất sẽ rất kém tác dụng, làm hại nhiều cho cơ thể mà tăng khả năng sống sót cho tế bào ung thư.
Nhưng cũng không được bồi dưỡng làm dư chất trong cơ thể. Dư chất gây béo phì và đủ các chứng bệnh (tiểu đường, tim mạch, ung thư…). Dư chất, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân ung thư, ngoài lúc đang điều trị thì dư chất làm tế bào ung thư no đủ, sinh sản nhanh, bệnh mau trở nặng hoặc nhanh tái phát. Do đó cần nhấn mạnh tính vừa đủ trong bồi dưỡng về chất.
Thực phẩm (thức ăn)
Phải ăn đủ (không thừa không thiếu) chất lượng và số lượng. Thực hành đơn giản nhất là ăn nhiều mà không lên cân, không mập ra. Trong nhà người bệnh ung thư nên có cái cân sức khỏe. Muốn ăn đủ các chất thì phải ăn đổi món thường xuyên (đủ các loại rau quả, thịt cá, trứng sữa…). Chỉ ăn chay trường một món sẽ bị nguy cơ chất thì dư, chất thì thiếu. Lưu ý rằng không phải các món cao lương mỹ vị đắt tiền mới đủ chất, mà là ngược lại. Chỉ cần các món bình dân trong các chợ ở địa phương. Đảm bảo chất lượng còn bao hàm ý nghĩa vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc ăn uống.
Tốt nhất là nhai nuốt bình thường với thực phẩm thông thường. Bất quá mới dùng thêm vitamin tổng hợp (thuốc bổ), nặng hơn nữa mới phải dùng thức ăn tổng hợp hoặc truyền dịch.
Nước uống.
Phải đủ nước cho cơ thể, bởi 90% trọng lượng tế bào là nước và 60% trọng lượng của cả cơ thể là nước. Đủ nước thì mới bảo đảm tốt cho quá trình lưu thông, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Giúp cơ thể thực hiện tốt quá trình tổng hợp chất và khử thải độc. Nước là vị thuốc giúp khử và thải độc tốt nhất, rẻ nhất. Đó là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với người bệnh ung thư đang tiến hành điều trị. Uống và truyền nhiều nước để có nhiều nước tiểu trước và trong đến sau cuộc truyền hóa chất sẽ giúp tránh suy thận cho người bệnh ung thư. Đủ nước sẽ tăng hiệu quả xạ trị. Ngoài ra ở người bình thường, đủ nước giúp đủ nước tiểu và không táo bón, giúp tránh bị sỏi đường niệu và bệnh trĩ; Giảm nguy cơ bị ung thư bàng quang và ruột già. Không khô răng miệng thì miệng họng mới ít bị viêm, răng ít bị sâu. Nước ảnh hưởng đến năng xuất hoạt động thể xác và trí não. Thiếu nước nặng người ta lú lẫn, ảo giác hoặc hôn mê, chân tay không cử động nổi. Thiếu nước nhẹ (chỉ cần thiếu 1%, do vận động, sốt) là mọi hoạt động thể xác tinh thần đều giảm.
Với người bình thường thì có lẽ đơn giản thế này là tạm đủ: Cứ khát là uống liền. Đối với người hay quên uống nước thì để 2 lít nước trên bàn mỗi ngày uống cho hết. Không để kéo dài cảm giác khát (ráng nhịn uống để làm cho xong việc) và không để khô da, môi, miệng; Nước tiểu vàng nhạt và không dưới 1000mL/24h, không táo bón.
Với người bệnh, nhất là người bệnh bị rối loạn hoặc mất cảm giác khát nước. Việc đảm bảo đủ nước trong cơ thể không phải là công việc đơn giản. Người bác sĩ có kiến thức cơ bản về thăng bằng nước điện giải sẽ giúp bệnh nhân việc duy trì đủ nước trong cơ thể.
Cơ thể đào thải chất cặn bã độc hại không chỉ qua tiêu tiểu mà còn qua nước ở mồ hôi và hơi thở. Uống đủ nước và làm cho ra mồ hôi (xông hơi, tập thể dục, lao động) là việc làm hữu ích.
Uống quá nhiều nước sẽ làm giảm ăn thực phẩm (ăn thiếu mà vẫn no). Uống nhiều nước đều đặn trước bữa ăn lâu dài sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể. Giảm cân bằng biện pháp uống nhiều nước, theo tôi là biện pháp tiêu cực không nên theo, nhất là bệnh nhân ung thư.
Khí thở.
Đối với người bình thường, không khí trong lành là dưỡng khí cần thiết. Để nhận được khí trong lành, cần môi trường tốt và biết cách thở đúng. Những miền quê miền biển, rừng núi, đồng bằng ít khói bụi là nguồn dưỡng khí tốt cho sức khỏe.
Đối với người bệnh ung thư, việc đủ oxygen cho mô tế bào là yếu tố quan trọng để tế bào bướu nhạy điều trị xạ hóa. Tiến hành điều trị trong khi hô hấp kém, sẽ làm giảm kết quả diệt tế bào bướu. Cần chú trọng hơn về việc thở và dạy thở cho đúng cách. Điều trị tốt những bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản tắc nghẽn…
Ánh sáng mặt trời.
Trên da: Tia nắng mặt trời là yếu tố quan trọng để tổng hợp vitamin D cho cơ thể một cách hiệu quả mà tự nhiên. Đi bộ buổi sáng là bồi dưỡng nhiều mặt trong đó có tắm nắng sớm mai. Bằng tác dụng của Vitamin D, ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp và chuyển hóa calcium và phosphorus, tăng cường hệ miễn dịch, ổn định tinh thần.
Qua mắt: Sáng tối và màu sắc của môi trường sống ảnh hưởng đến tâm trạng của bệnh nhân. Cần tránh để phòng ốc u tối và quá nhiều vật dụng gam màu lạnh.
Ánh sáng mặt trời đã gắn với lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi loài trên trái đất. Ánh sáng là một yếu tố quan trọng duy trì sự hoạt động của đồng hồ sinh học trong cơ thể. Ánh sáng quyết định sự phát triển cơ thể hòa hợp với nhịp sinh học cho nên không thể thiếu ánh sáng.
Người Mỹ được khuyên tắm nắng sớm 15 đến 30 phút mỗi ngày. Người Việt Nam có lẽ tắm nắng sớm mai 1-2 tiếng đồng hồ không sao. Nên tránh nắng từ 10h sáng đến 4h chiều vì khoảng thời gian đó ánh nắng quá mạnh. Dư nắng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da, ung thư tế bào hắc tố, cườm mắt. Vấn đề này quan trọng ở người da trắng vùng ôn đới và hàn đới hơn người vùng nhiệt đới – nơi mà da con người đã tôi luyện nhiều đời trong ánh nắng. Cũng không nên dùng những buồng ánh sáng nhuộm thẩm mỹ da hay thấy ở Mỹ hoặc châu Âu. Ở vùng thiếu ánh nắng, uống thêm vitamin D và các vitamin khác có thể là cần thiết, người Việt Nam bình thường thì không cần thiết khi nhiều thời gian tiếp xúc ánh nắng và có hoa quả, rau tươi dùng mỗi ngày. Chỉ uống khi có bệnh làm rối loạn chuyển hóa hoặc gây ăn uống kém làm cơ thể thiếu hụt vitamins.
Âm thanh.
Không gian yên tĩnh quá không tốt, làm con người cảm giác cô đơn, dễ chìm đắm vào những nghĩ suy và tình cảm tiêu cực. Cần có âm thanh không ồn ào nhưng đủ để biểu hiện sự sống động của cuộc sống. Từ tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng lá cây trong gió, tiếng nước chảy, sóng biển; Cho đến những âm thanh của con người (tự nhiên hoặc qua radio, TV). Khuyến khích bệnh nhân ca hát và đi nghe trình diễn nhạc kịch.
Một số vấn đề thường gặp, cần lưu ý trong việc bồi dưỡng chất cho bệnh nhân ung thư.
Chán ăn: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Cơ thể không muốn nhập thêm chất (đã đủ chất, nếu thêm dư sẽ làm ung thư phát triển mạnh; Hoặc cơ quan tiêu hóa, bài tiết đã suy – khó tiêu hóa). Người già hoặc người bệnh thường hay có tâm lý thèm các món ăn, trái cây hồi còn khỏe mạnh thấy ngon miệng. Nhưng khi nhận được thì sẽ thấy món ăn bây giờ không ngon như hồi xưa nữa, chỉ vài ba miếng là không muốn ăn tiếp. Khi một người bệnh ung thư thèm ăn món gì, hãy chiều nguyện vọng của họ, nhưng bước đầu chỉ mua ít thôi.
Để khắc phục hiện tượng chán ăn, bản thân người bệnh phải ráng ăn. Không ăn được nhiều một lúc thì chia ra làm nhiều bữa nhỏ với thay đổi các loại thực phẩm và hình thức món ăn để chống nhàm chán trong ăn uống. Người bác sĩ phải tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây chán ăn, có thể cho bệnh nhân dùng thêm thuốc để tăng cường tiêu hóa và tăng cảm giác ngon miệng. Nhưng quan trọng nhất là hướng dẫn bệnh nhân sinh hoạt cho đúng để cơ thể tăng nhu cầu về chất, đòi hỏi được ăn uống thêm một cách tự nhiên mà không dư chất trong cơ thể.
Ăn chay, ăn mặn: Ăn kiểu gì cũng được, miễn là tuân thủ nguyên tắc ăn đủ chất và lượng. Ăn chay dễ bị thiếu chất, ăn mặn dễ bị dư chất. Không nên bắt người không quen ăn chay phải chuyển qua ăn chay; Cũng không nên bắt người quen ăn chay phải ăn mặn. Ăn chay giúp cho người ở xứ giàu khắc phục được tình trạng dư thừa chất do đó có vẻ như là món ăn tốt cho sức khỏe hơn so với ăn mặn. Ăn chay muốn không bị thiếu chất, bữa ăn phải phong phú chủng loại rau xanh, đậu, nấm, củ, quả… thật ra là đắt hơn ăn mặn và việc chuẩn bị tốn thời gian hơn. Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn nặng, bướu lớn thì việc hạn chế ăn uống để thiếu chất đưa vào cơ thể đôi khi làm bướu giảm kích thước rõ, kéo dài thời gian sống thêm một chút cho người bệnh. Nhưng cực hiếm người bệnh chữa khỏi bằng phương pháp tiết chế ăn uống này. Bản thân tôi chỉ có nghe tin đồn chứ chưa tận mắt chứng kiến một trường hợp nào cả. Câu hỏi đặt ra, quyết định trả lời tùy thuộc mỗi người: Có nên bắt người bệnh kham khổ để sống thêm vài ngày hay không?
Tránh xu hướng sợ bệnh mà kiêng khem quá đáng. Sợ bệnh tim mạch nên không dám ăn dầu mỡ làm cơ thể thiếu hụt vitamin A, D, em, K gây ra đủ thứ rối loạn trong cơ thể. Giảm cholesterol trong máu sẽ thiếu hormone sinh dục của cơ thể gây hàng loạt hệ quả tiêu cực khác. Sợ bệnh tiểu đường không dám ăn một tí đường nào cũng cực kỳ sai lầm vì đường là nguyên liệu chính tạo năng lượng hoạt động của cơ thể. Sợ bị tội sát sanh không dám ăn thịt làm thiếu chất đạm trong cơ thể, làm trầm trọng teo yếu cơ. Sợ bột ngọt không dám đụng vào thức ăn có bột ngọt. Cần nhắc lại rằng, thứ gì cũng ăn được hết, miễn là đừng ăn quá nhiều.
Mỗi cơ thể, trong một số tình cảnh nào đó có thể phải kiêng cữ ăn uống một số chất ví dụ như rau xanh, đậu đũa, bưởi, nho… thường là rất ít so với những chất cần bồi bổ. Người bệnh nên bàn bạc với bác sĩ để biết cần kiêng cữ những thứ gì, không nên kiêng cữ một cách thiếu hiểu biết.
Bổ sung dinh dưỡng khi cần. Hiện nay, từ thành tựu dinh dưỡng cho các phi hành gia, trên thị trường có những sản phẩm dinh dưỡng cao cấp như những viên kẹo nhưng cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng như một ly sữa Ensure. Rất thuận tiện cho bệnh nhân bị cắt nhỏ dạ dày hoặc ăn uống quá kém. Hình như các sản phẩm dinh dưỡng toàn phần dùng ngoài đường tiêu hóa (Total Parenteral Nutrition = TPN) chưa sẵn có ở bệnh viện ung thư ở Việt Nam.
Thực phẩm chức năng (TPCN). TPCN chỉ nên coi là một món ăn như mọi món ăn bình thường khác, nhưng đắt tiền. Có tiền thì cứ việc dùng, không có tiền mua cũng không có gì phải phiền lòng hay hối tiếc.
Các chất kích thích và gây nghiện. Cấm ở trẻ nhỏ, nên loại bỏ ở người bình thường và người đang điều trị bệnh. Riêng đối với người già 80 tuổi, người bệnh ung thư giai đoạn cuối thì quan điểm của tôi là cho xài thoải mái. Khi đó, người ta thích gì hãy chiều cái đó.
Thuốc bổ. Không để thiếu nhưng cũng không được lạm dụng các loại thuốc bổ, vì làm dư thừa vitamin và muối khoáng cũng gây rối loạn cơ thể. Ở Việt Nam tôi thấy đồng nghiệp tôi còn có quan niệm sai lầm khi dùng vitamin B12, ít biết đến acid folic, magnesium trong khi điều trị bệnh nhân ung thư.
Không tra tấn người bệnh bằng việc ăn uống. Có người con giàu có và rất thương mẹ. Bà cụ bị ung thư giai đoạn cuối. Anh bắt mẹ thực hiện đủ trò theo hướng dẫn của mấy thần y. Rồi lại bỏ cả đống tiền ra mua cho mẹ rễ cây đắng nghét mà bọn lừa đảo nói rằng đây là rễ cây sâm Trường sơn nghìn năm tuổi. Uống thứ nước đó bà cụ chịu không nổi vì đắng, ói mửa, đã mệt lại càng thêm mệt. Bà cụ không chịu uống, bác sĩ can ngăn nhưng anh con trai vì mong mẹ hết bệnh nên cứ ép mẹ uống. Đến khi mẹ mất anh con trai mới bừng tỉnh và ân hận vì đã tra tấn mẹ suốt những ngày tháng cuối cùng của đời bà cụ.
Lưu ý an toàn trong việc ăn uống. Tôi đã chứng kiến người bệnh ung thư chết vì ăn chè trôi nước. Cục bánh lớn trôi tuột vào họng, người bệnh suy kiệt không khạc nổi cục bánh ra nên bị nghẹt thở. Phải thận trọng khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nuốt sặc. Những món ăn bồi bổ có thuốc bắc thì phải thận trọng, dễ bị ngộ độc bởi thần sa, chu sa. Đã có những trường hợp bà mẹ chuẩn bị đồ ăn cho con làm con bị chấn thương, bỏng nặng.
Truyền máu khi cần. Bệnh nhân ung thư bị thiếu máu nặng (do chảy máu và ăn uống quá kém) sẽ rất mệt mỏi và phù nề. Chỉ định truyền máu là cách bồi dưỡng cho kết quả nhanh và hiệu quả cao. Ngay sau buổi truyền máu thấy bớt mệt liền và da tay chân nhăn nheo vì giảm phù nề. Người bệnh ung thư thiếu máu sẽ giảm tưới oxygen và cung cấp dinh dưỡng đến mô, làm bướu giảm nhạy điều trị hóa và xạ trị, chậm lành vết mổ. Thiếu bạch cầu sẽ giảm sức kháng bướu. Điều trị thiếu máu trước, trong và sau khi điều trị ung thư là một vấn đề chuyên môn rất hay. Có thời gian tôi sẽ bàn sâu với bác sĩ chuyên khoa Ung Bướu.
Năng lượng vũ trụ? Tôi không có kiến thức về chuyện này, cũng chưa thấy ai trong số người quen và bệnh nhân của tôi rèn luyện và thực hành kỹ thuật tiếp thụ năng lượng vũ trụ này. Về mặt lý luận khoa học và Phật học, tôi tin đó là chuyện nhảm nhí.
Cuối cùng, xin nhấn mạnh lần nữa việc tăng cường bổ dưỡng trong khi đang điều trị ung thư là việc làm tối cần thiết. Bồi dưỡng khi phẫu thuật để lành vùng mổ. Bồi dưỡng khi hóa trị và xạ trị để làm tế bào ung thư tăng nhạy thuốc, nhạy tia – giúp hóa và xạ diệt được nhiều tế bào bướu.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://yhoccongdong.com/thongtin/boi-duong-de-chien-thang-benh-ung-thu-ky-2-boi-duong-tinh-than/
Bồi dưỡng để chiến thắng bệnh ung thư: Bồi dưỡng tinh thần.
Biên soạn: Bác sĩ Phạm Lương Giang.
Biên tập: Bác sĩ Phạm Nguyên Quý.
Bồi dưỡng tinh thần.
Vực dậy sự hưng phấn tích cực của tinh thần, tăng cường sức mạnh của tinh thần.
Người bình thường phải luôn được bồi dưỡng tinh thần từ nhỏ.
Người bệnh ung thư càng phải được chú trọng bồi dưỡng tinh thần.
Bồi dưỡng tinh thần không phải là vài bài giảng ngồi nghe trong một vài buổi, mà là thông qua những tiếp xúc hàng ngày và xuyên suốt đời người. Ung thư là một bệnh mãn tính, người bệnh có dịp tiếp xúc nhân viên y tế nhiều ngày tháng thậm chí hàng chục năm trời – đó là những dịp người bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân của họ bồi dưỡng về mặt tinh thần.
Bồi dưỡng tình cảm.
Người bệnh nhân ung thư cần nhận được yêu thương từ người thân trong gia đình, bạn bè và cả ngoài xã hội. Bởi vì khi cảm nhận được tình yêu thương cuộc đời dành cho mình, tinh thần người bệnh sẽ ấm áp hơn, phấn chấn hơn, yêu đời hơn. Trạng thái tinh thần tích cực sẽ giúp hoạt động nội tại của cơ thể được tích cực, trong đó có hoạt động của hệ miễn dịch làm tăng sức đề kháng bệnh.
Kinh nghiệm của người bác sĩ ung thư làm tôi rất lo lắng khi thấy bệnh nhân ung thư của mình rơi vào hoàn cảnh bị mất tình thương yêu, không có sự thương yêu dành cho họ. Những người bất hạnh đó thường có kết quả điều trị rất xấu. Yêu thương là bài thuốc màu nhiệm của Thượng đế ưu ái tặng con người, vấn đề là chúng ta biết sử dụng hay không mà thôi.
Bác Sĩ, điều dưỡng là người trực tiếp theo dõi điều trị, cũng là những người gần gũi bệnh nhân nhất, phải thể hiện sự yêu thương người bệnh nhất. Mọi người thể hiện tình yêu thương của mình qua việc ân cần chăm sóc, thái độ quan tâm, ánh mắt trìu mến và tôn trọng.
Mặt khác, người bệnh cũng cần phải biểu lộ một cách tích cực tình thương yêu của mình đến mọi người, nhất là những người bệnh cùng cảnh ngộ.
Bồi dưỡng đạo đức.
Đây là vấn đề vô cùng tế nhị, chỉ có người bác sĩ có đạo đức và có bản lĩnh mới dám đề cập đến. Bởi sẽ có ý kiến rằng là người ai mà không có đạo đức, và bác sĩ là quái gì mà đòi bồi dưỡng đạo đức cho người khác. Hơn nữa, đạo đức của người bệnh thì có ảnh hưởng gì đến việc điều trị ung thư đâu?
Trong cơn hoảng loạn vì tính mạng bị đe dọa, người ta dễ quên nhiều thứ trong đó có đạo đức. Những đức tính trái ngược đạo đức như không trung thực, không tôn trọng người khác, ích kỷ nhỏ nhen… nổi lên rõ hoặc xuất hiện một cách tinh vi. Người có đạo đức dễ nhận được cách điều trị đúng đắn. Bởi người trung thực sẽ khai bệnh trung thực và không che giấu những cách điều trị không chính thống. Tôi đã chứng kiến những người bệnh chết thảm vì tham. Bởi đức tính tôn trọng người khác mà biết tôn trọng lắng nghe ý kiến bác sĩ. Đạo đức vững vàng mới dễ theo đúng kỷ luật điều trị. Kinh nghiệm thực tế của tôi, trong hoàn cảnh nhân viên y tế và phương tiện điều trị rất thiếu thốn, người bệnh giàu đạo đức dễ nhường nhịn và giúp đỡ những người bệnh nặng hơn và hoàn cảnh khó khăn hơn.
Người bệnh sẵn lòng tạo điều kiện cho khoa sắp xếp lịch điều trị được uyển chuyển và trôi chảy.
Người bệnh rất dễ cảm nhận được đạo đức của nhân viên y tế khi trực tiếp chăm sóc điều trị cho họ. Đó là một niềm khích lệ tinh thần quý báu cho họ. Do đó, muốn bồi dưỡng đạo đức cho bệnh nhân, nhân viên y tế phải trau dồi đạo đức để có đạo đức toát ra trao tặng người bệnh.
Bồi dưỡng đạo đức có nội dung là khéo léo tế nhị nhắc nhở, khuyến khích, động viên củng cố những đức tính tốt của bệnh nhân. Cảnh báo hậu quả của việc kém đức, một cách tự nhiên bằng kể những câu chuyện thực tế khi có thời gian nói chuyện với bệnh nhân. Làm cho bệnh nhân hiểu cái đức cũng như việc có trái tim yêu thương, là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến thành bại của điều trị. Bồi dưỡng đạo đức tập trung vào đức tính trung thực, tôn trọng người khác, lòng từ tâm qua công tác từ thiện.
Bồi dưỡng kiến thức.
Giúp người bình thường có kiến thức khoa học để sống khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Giúp người bệnh ung thư theo được phương pháp điều trị đúng đắn nhất và tránh được những cách điều trị làm tiền mất tật mang, chết người và tán gia bại sản.
Bồi dưỡng bản lĩnh.
Hiểu được quy luật của đời người, vượt qua được khó khăn về thể xác và tâm hồn.
Thấy được cuộc sống rất đẹp rất đáng sống nhưng không sợ chết.
Bồi dưỡng bản lĩnh là công việc chính của điều trị tâm linh, xem bài viết Điều trị tâm linh cho bệnh nhân ung thư.
Những vấn đề cần lưu ý khi bồi dưỡng tinh thần:
– Không mê tín hóa người bệnh.
– Dùng người bệnh đã chiến thắng căn bệnh ung thư làm ví dụ thực tế giúp bồi dưỡng tinh thần.
– Những nhà tu hành chân chính có thể giúp hữu hiệu điều trị tâm linh.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://yhoccongdong.com/thongtin/boi-duong-de-chien-thang-benh-ung-thu-ky-3-boi-duong-van-dong/
Bồi dưỡng để chiến thắng Bệnh ung thư: Bồi dưỡng vận động.
Biên soạn: Bác sĩ Phạm Lương Giang.
Biên tập: Bác sĩ Phạm Nguyên Quý.
Bồi dưỡng vận động.
Đây là mục cực kỳ quan trọng, vì đây là phương tiện để điều chỉnh công việc bồi dưỡng thể chất và bồi dưỡng tinh thần. Các bác sĩ trẻ không có kinh nghiệm thường không biết rằng bồi dưỡng về thể chất và tinh thần bắt buộc phải gắn liền với bồi dưỡng vận động, nên khi tư vấn bồi dưỡng cho bệnh nhân thường thiếu phần này.
Đây là phương thức tăng cường vận động qua sinh hoạt thường ngày, qua lao động, tập thể dục và chơi thể thao, trong phòng tập phục hồi chức năng.
Bảy điều quan trọng về bồi dưỡng vận động.
Điều quan trọng nhất của vận động cơ bắp là sẽ đánh thức hoạt động của toàn cơ thể: Tim phổi gan ruột thận… trong đó tuyệt vời nhất là kích thích hoạt động của hệ miễn dịch. Càng vận động cơ bắp nhiều càng tăng cường sức mạnh các hệ cơ quan khác và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tăng khả năng cơ thể tự diệt vi trùng hoặc tế bào ung thư.
Điều quan trọng thứ hai. Khi vận động cơ thể phải đốt chất dinh dưỡng và chất dự trữ. Vận động nhiều sẽ giảm hoặc không còn chất dư thừa, sẽ không tăng cân, không béo phì, không cao đường trong máu, không dư chất cho tế bào ung thư sử dụng. Kinh nghiệm bản thân tôi – người bị cao huyết áp và tiểu đường, vận động tốt nên ăn đường rất nhiều cứ như người bình thường vậy, mà đường huyết vẫn luôn bình thường. Kinh nghiệm người bị tiểu đường khác, anh ta chơi thể thao tích cực và tập thể dục mỗi ngày, hiện không uống thuốc trị tiểu đường nữa.
Kinh nghiệm từ những người bệnh ung thư: Những người tôi thấy đã chiến thắng bệnh ung thư là những người tích cực vận động và không béo phì. Vì vậy, tôi khuyên bệnh nhân ung thư, cứ ăn khỏe vô (bồi dưỡng thể chất tích cực lên), càng ăn nhiều thì vận động tăng lên.
Ăn uống nhiều mà không tăng hay giảm cân là đã vận động đúng mức. Nếu thấy tăng cân, hãy giữ nguyên mức độ ăn uống và tăng vận động nhiều hơn nữa.
Nếu thấy giảm cân, hãy giữ nguyên vận động và ăn uống nhiều hơn nữa.
Khi đạt được tình trạng cân bằng một thời gian, tiếp tục nâng cao vận động nhiều hơn nữa.
Điều quan trọng thứ ba. Khi chăm chú vận động, đầu óc tránh được suy nghĩ tiêu cực, không có thời gian để mà buồn. Trong khi vận động, rèn luyện tập trung suy nghĩ vào vận động có ý nghĩa là thực hành chánh niệm – một biện pháp cụ thể bồi dưỡng tinh thần.
Điều quan trọng thứ tư. Tích cực vận động ban ngày, ban đêm cơ thể sẽ đòi hỏi nghỉ ngơi theo nhịp sinh lý. Nhờ vận động tích cực mà sự nghỉ ngơi, thư giãn sẽ đến như một nhu cầu tự nhiên, dễ có giấc ngủ tự nhiên, giúp tránh thức trắng đêm và suy nghĩ tiêu cực về đêm.
Điều quan trọng thứ năm. Sự vận động giúp con người tự tin và tích cực bồi dưỡng chất mà không sợ làm lợi cho tế bào ung thư. Do đó cơ thể mới có đủ chất để phục hồi những tế bào bình thường, giúp chịu đựng tốt các vũ khí điều trị, đảm bảo theo đủ quy trình điều trị.
Điều quan trọng thứ sáu. Bồi dưỡng vận động giúp nâng cao ngưỡng đau, làm tăng khả năng chống và chịu đau tự nhiên của cơ thể. Người bệnh nằm yên một chỗ, hoặc bướu ung thư xâm nhiễm, tàn phá mô lành của cơ thể thường gây đau. Tập nâng ngưỡng đau bằng bồi dưỡng vận động là công việc rất thiết thực. Giúp bệnh nhân không thấy đau với những tổn thương nhỏ, hoặc biết là đang có đau như bị đâm bị cắt nhưng không khó chịu khổ sở vì đau.
Điều quan trọng thứ bảy. Qua vận động, tăng sự gắn kết tình cảm con người với con người. Tập theo nhóm, theo câu lạc bộ thì có bạn tập. Tập với sự hỗ trợ của điều dưỡng, kỹ thuật viên y khoa thì cũng có mối quan hệ người – người. Người bệnh sẽ có cảm giác được thương yêu, chăm sóc, hỗ trợ. Không có cảm giác cô đơn, cảm giác bị bỏ rơi như khi một mình nằm liệt giường trong một căn phòng vắng lặng.
Hoạt động, hoạt động tối đa!
Cố gắng hoạt động như người bị phạt lao động khổ sai!
Trong sinh hoạt hàng ngày: Vận động tay chân liên tục. Những công việc cần di chuyển (đi chợ chẳng hạn) có quãng đường ngắn hơn 2 km nên đi bộ. Trong nhà bỏ hết những bộ điều khiển từ xa (tắt mở TV, đóng mở cửa) để làm gì cũng phải đứng dậy, bước đi và làm bằng tay. Không nhờ ai lấy giúp thứ gì mà tự mình đi tìm kiếm và lấy. Gửi xe ở nơi xa để bắt buộc phải đi bộ nhiều. Người nằm liệt giường vì tổn thương ở cột sống thì vẫn năng vận động tay chân, xoay đầu cổ.
Trong tập thể dục: Các môn tập thể dục càng đòi hỏi gắng sức càng tốt như chạy bộ, bơi lội, nâng tạ, võ thuật, kéo xà đơn, xà kép…
Trong chơi thể thao: Những môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, tennis, bóng đá đều là những thực hành bồi dưỡng vận động hữu ích và hiệu quả. Thực hiện ngoài trời được thêm tắm nắng và bồi dưỡng khí thở. Vui vẻ với bạn bè được thêm bồi dưỡng tinh thần.
Vận động tinh thần qua chơi cờ vua cờ tướng, làm thơ, viết văn, chơi nhạc…
Trong tập phục hồi chức năng: Ngoài việc tăng hiệu quả phục hồi những nơi yếu kém, còn tăng thêm tính an toàn nhờ sự hướng dẫn của chuyên viên kỹ thuật.
Những lưu ý khi thực hành vận động.
Luôn nhớ, càng bất động là càng nghiêng về xu hướng cái chết, vận động mạnh chứng tỏ sức sống mạnh. Bên Mỹ thấy người ta tập thể dục rất tích cực, trời lạnh độ âm vẫn thấy có người chạy buổi sáng. Trời lạnh 1-2 độ và mưa gió vẫn có người chạy tập thể dục. Tập thể dục, thể hình, bơi lội ở các trung tâm được các hãng bảo hiểm y tế chi trả tiền cho các trung tâm đó – người mua bảo hiểm được khuyến khích và hỗ trợ tập thể dục.
Cơ quan nào bất động, cơ quan đó sẽ teo và yếu đi. Cơ thể 1 tuần nằm bất động, cần 3 tuần vận động tích cực để phục hồi sức khỏe như trước kia. Trừ một số ít có chống chỉ định, mọi người phải tích cực vận động, vận động sớm sau mổ, sau khi hóa trị (vô thuốc).
Tốt nhất là cố gắng vận động chủ động, bất quá mới vận động thụ động (nhờ kỹ thuật viên y tế xoa bóp, xoay trở các khớp, gấp duỗi các chi).
Người trong gia đình (vợ hoặc chồng, con cái) chủ động cùng tham gia, lôi kéo bệnh nhân vào các hoạt động thì bệnh nhân mới dễ hăng hái vận động.
Một suy nghĩ sai lầm thường gặp là cảm giác yếu quá, sợ đứng lên vận động sẽ xỉu (sau mổ, sau hóa trị, người già 70-80 tuổi). Phải suy nghĩ ngược lại! Vì cảm thấy yếu mà phải ráng đứng lên vận động sớm để hết yếu. Yếu quá thì có người kè phụ. Bên Mỹ này thường thấy mấy cụ già 80 tuổi hay hơn được các điều dưỡng kè cho đi trong hành lang, thậm chí leo cầu thang. Bệnh nhân vừa truyền dịch vừa đi xông xổng tới lui trong khoa.
Một hình thức vận động thường ngày hữu ích là làm nghề lao động tay chân. Vừa duy trì hoạt động cơ bắp cùng tập trung suy nghĩ làm việc, lại vừa kiếm tiền chi tiêu. Lý tưởng là sau giờ làm việc vẫn có tối thiểu 2 giờ tập thể lực tích cực. Nhấn mạnh ở cái chữ tích cực. Vận động tích cực mới có hiệu quả nâng sức cơ thể cao.
TÓM LẠI, trên đây là tổng kết kinh nghiệm công việc bồi dưỡng trong thời gian là bác sĩ điều trị ung thư ở Việt Nam và làm việc trong bệnh viện trên nước Mỹ. Nhớ điều gì viết lại điều ấy, lớn tuổi hay quên, cho nên sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong và vui mừng được các bạn đồng nghiệp và bệnh nhân bàn bạc, trao đổi, bổ sung. Đặc biệt mong các bác sĩ, Tiến sĩ đọc tham khảo và viết lại một bài mới hệ thống hơn, đầy đủ hơn, khoa học hơn.
Tôi viết bài này với tất cả niềm yêu thương con người, nhất là những bệnh nhân ung thư. Chỉ mong giúp ích được cho mọi người một chút gì đấy cho cộng đồng. Nếu phần trình bày trên dài dòng quá thì bạn đọc có thể chỉ cần nhớ rằng bồi dưỡng cho một người để sống lâu sống khỏe, hoặc để chiến thắng bệnh ung thư là CÔNG VIỆC ĐỒNG BỘ bao gồm:
Tích cực ăn uống, hít thở, nghe, nhìn, tắm nắng.
Tích cực tham gia những sinh hoạt tinh thần, hoạt động từ thiện.
Tích cực vận động, vận động và vận động thể xác và trí não tối đa.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/872695163191349/
Nguyen Thi Kieu Oanh.
Ngày 18 tháng 02 năm 2020
Nhân dịp có một bài viết về việc chăm sóc mẹ bị ung thư, mình cũng xin có chút kinh nghiệm muốn gửi đến cho mọi người, hi vọng sẽ giúp cho những người bắt đầu và những người đang chiến đấu với căn bệnh này biết được những gì cần phải làm để làm được tốt nhất cho người bệnh. Đây là những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình chữa trị hiện tại của mình, là những gì mình đang trải qua. Vậy chúng ta nên làm gì?
Đối với người nhà: Cố gắng sắp xếp 1 người hoặc luân phiên chăm sóc người bệnh.
– Vững vàng tinh thần và tâm lý: Suy sụp tinh thần là điều không tránh khỏi khi biết tin bị bệnh. Không chỉ người bệnh suy sụp mà người nhà cũng rất đau buồn. Chính vì vậy, trước tiên người nhà phải trấn tĩnh lại mình, lên dây cót và luôn phải lạc quan để động viên và chia sẻ người bệnh. Tránh để người bệnh một mình (thường sẽ hay suy nghĩ tiêu cưc), thỉnh thoảng nhờ người bệnh làm một số việc nhẹ cho họ thấy họ vẫn rất hữu ích và tránh suy nghĩ đến bệnh (trông cháu, dọn dẹp nhà cửa, nhặt rau, trồng cây…). Ban đêm, khi vào giấc ngủ, người bệnh rất hay hoảng loạn, người nhà nên ở bên cạnh vỗ về, an ủi… Đặc biệt, hãy tìm thông tin của những trường hợp bị bệnh tương tự như người nhà mình, ví dụ anh A, chị B đã chữa bệnh và hiện tại đang ổn định, sức khỏe tốt, đã được bao nhiêu năm để mang lại tâm lý tin tưởng, lạc quan đến người bệnh. Đồng thời, hạn chế tối đa các thông tin gây hoang mang và bất an.
– Về dinh dưỡng: Cái này rất quan trọng và rất nhiều người hỏi. Tùy vào thể trạng của người bệnh, giai đoạn đang điều trị mà có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Có gia đình thì quá chú trọng, và suy nghĩ luôn muốn dành những gì tốt nhất cho người bệnh. Chính vì vậy, cứ có cái gì bổ, nghe ai nói nó tốt đều phải dùng hết. Ví dụ trong một hôm mình đi truyền hóa chất, nằm cùng với em kia thì tổng cộng em có khoảng 8 loại bình nước mà người nhà chuẩn bị cần uống chưa kể thức ăn sẽ ăn trong ngày: Đông trùng hạ thảo, nước ép bưởi, nước cam, nước đun nấm linh chi, nước dừa mật ong, mấy hũ yến, thuốc fuicodan… Nhiều người còn nghe mách các loại lá thế là về lại đun cho uống, thay đổi liên tục. Thực ra người nhà nên sáng suốt sàng lọc thông tin. Bệnh nhân khi hóa chất vào người thì chức năng gan và thận đã phải làm việc rất là nhiều rồi, sau một thời gian sẽ không còn được tốt nữa, thế mà mình cho ăn uống nhiều đồ quá nó sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, trở nên suy yếu. Có những bệnh nhân thì ăn uống lại rất nghèo nàn và không coi trọng. Có cô vào ngày truyền, sáng xuống bệnh viện mua ổ bánh mì ăn, sẵn tiện làm gói xôi 10k với 1,2 trái bắp để ăn trưa, tối thì ăn qua loa, cả ngày uống nước rất ít và cũng chẳng trái cây gì luôn. Có cô thiếu tiểu cầu thì chỉ có ăn quả sung, nói nó giúp tăng tiểu cầu nhiều lắm (hu hu, ăn sung mà có nhiều tiểu cầu chắc ai cũng ăn suốt nhở)… Rất rất nhiều trường hợp khác nhau.
Lời khuyên của mình là người nhà nên chọn lựa chế độ dinh dưỡng phù hợp (trong trang Hỗ trợ này rất nhiều bài), ưu tiên những gì người bệnh thích ăn vì khi đó họ sẽ ăn được nhiều hơn, và linh hoạt thay đổi cho thích ứng với khẩu vị, Ví dụ trong những lần đầu mình truyền hóa chất, về là cứ 3,4 ngày chỉ ăn cháo, cháo các loại hoặc ăn chim tiềm vì chẳng thể ăn được gì khác. Nhưng đến những đợt truyền gần đây, mình rất sợ cháo, sợ chim thế là phải thay đổi. Người nhà mình lại hầm xương hoặc hầm củ lấy nước (có thể cho thêm một ít tôm), nấu bát canh bí xanh, bí đỏ hoặc canh cải ăn với chút cơm, rất dễ ăn và cũng đủ dinh dưỡng. Sau mấy ngày bị hành, thì sẽ khỏe lại và ăn những món mà mình ăn được để bổ sung dưỡng chất cho đợt truyền tới. Mình thì cũng ăn hết nhưng ăn ít thịt đỏ, hạn chế đường, ăn nhiều rau xanh và dùng nước trái cây. Sữa thì có một số loại sữa thích hợp cho người bệnh như Prosure, Ensure (loại của Đức ít ngọt), Alpha lipid… Nói chung ai hợp loại nào dùng loại đó. Có một số người bài trừ TPCN nhưng mà ở đây có nhiều trường hợp. Thực ra mấy cô đi chữa bệnh ở quê ra Hà Nội nơi mình điều trị, có người mang không đến 1 triệu, nghèo nghèo thì họ không bao giờ dùng TPCN đâu. Còn có nhiều nhà có điều kiện, họ lấy TPCN như niềm tin, coi nhờ có nó người nhà mình mới ăn được, ngủ được thế nên mình có tác động thì họ cũng không thay đổi, tuy nhiên phải hiểu biết chính xác để tránh coi đó là phương thuốc thần để lạm dụng nó.
Nấu ăn là một chuyện, người nhà cũng phải động viên người bệnh trong vấn đề ăn uống. Đa phần người bệnh rất mệt, chán ăn. Bạn hãy dành tình cảm để người bệnh cảm nhận được tình yêu thương, sự chu đáo trong việc chăm sóc dinh dưỡng để mà từ đó phấn đấu, cố gắng ăn uống.
Ngoài ra, người nhà có thể tìm hiểu thêm phương pháp bấm huyệt Túc Tam Lý đã được hướng dẫn trong trang Hỗ trợ (mình cũng học và áp dụng 15p/ngày). Cách làm khá đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt cho cơ thể người bệnh, giúp tăng cường miễn dịch, ăn ngủ tốt hơn và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
– Có sự hiểu biết về căn bệnh và hướng điều trị: Việt Nam mình có câu: Qua sông thì phải lụy đò. Người nhà hãy thường xuyên trao đổi, thăm hỏi bác sĩ về hướng điều trị và phác đồ đối với người bệnh nhà mình. Trong những lần điều trị, cố gắng quan hệ nhẹ nhàng với cả bác sĩ và y tá. Mình thấy nhiều bệnh nhân họ hay mang một chút quà lên cho mỗi lần điều trị, tùy vào điều kiện của mình. Có thể là chút trái cây, vài kg gạo quê hay đặc sản vùng miền. Làm như vậy cũng vui mà. Bác sĩ hay y tá nhiều khi do áp lực công việc họ không được nhẹ nhàng thì mình cũng cố gắng tiếp cận, đừng nản trí và quan trọng nghĩ là nghĩ đến vì người nhà của mình. Thông tin hiểu biết đối với bệnh tình cũng hết sức quan trọng. Ví dụ như mình truyền đợt 1 là dùng thuốc bảo hiểm, qua đợt 2 nhờ tìm hiểu, mình yêu cầu bác sĩ cho mình dùng thuốc đích và cần có thuốc đích cho giai đoạn của mình (vì mình giai đoạn 4). Hay mình truyền chai đạm sữa để bổ sung dinh dưỡng rất hay bị tắc (về nhà mình cố ăn chút là có dinh dưỡng nhở), thay vào đó mình truyền chai giải độc gan, rất tốt cho gan ở mỗi lần truyền… Có rất nhiều kinh nghiệm mà cứ trải qua thì người nhà cần đúc kết cho mình.
– Chuẩn bị về tài chính: Cái này rất quan trọng. Có những bệnh nhân khi điều trị thì cũng không hết nhiều tiền. Nhưng cũng có những bệnh nhân như mình khi phải truyền thuốc đích Avastin (20-25 triệu một đợt truyền) hay uống thuốc đích cho ung thư phổi thì tốn kha khá. Hay những bệnh nhân điều trị ở nước ngoài. Nên người nhà và gia đình phải chuẩn bị điều kiện tài chính vững chắc. Tránh trường hợp bị điều trị nửa chừng. Đặc biệt, cũng không nên cho người bệnh biết quá nhiều về việc chi tiêu để họ không cảm thấy áp lực với việc chữa bệnh.
– Theo dõi và giám sát: Người nhà cũng thường xuyên theo dõi người bệnh để nhắc nhở ăn uống, uống thuốc đúng giờ. Mình biết có chú kia nằm cũng phòng với mình, thuốc hóa chất khô thì vẫn lấy, uống thì bữa được bữa không, đợt sau lại lấy tiếp, rồi để đâu không biết. Mà thuốc cũng khoảng 3 triệu một đợt, làm vậy rất phí và không hiệu quả…
– Chăm sóc giảm đau: Khi người bệnh đau và mỏi mệt, người nhà hãy xoa bóp thư giãn, mát xa nhẹ nhàng, làm vậy người bệnh thấy rất là dễ chịu và giảm đau.
Trên đây là với người nhà, còn người bệnh như mình cần làm gì. Đó chính là CỐ GẮNG và CỐ GẮNG.
– Giữ tình thần tốt: Thực ra nói thì hay nhưng làm cũng khó. Bản thân mình chưa làm được và chỉ cố gắng mỗi ngày thôi. Đi lên viện có những cô gặp là khóc, gặp là khóc. Thực ra nếu làm như vậy thì sức khỏe mình ngày càng suy kiệt, không ăn không ngủ được mà thôi. Và nếu mình làm thế người thân mình càng đau lòng. Thế nên mình luôn phải cố gắng vượt qua, vui vẻ để giảm áp lực cho người thân.
– Vận động thể dục tăng cường hệ miễn dịch: Cái này tùy sức khỏe nhưng vận động thể dục chính là mình đang đấu tranh với căn bệnh lười. Ai cũng chỉ muốn nằm trên giường thôi, nhất là người bệnh. Thế nên mình càng phải cố gắng. Tốt nhất là siêng năng đi bộ khoảng 2km một ngày. Nếu bạn không đi được thì có thể ở tại nhà tập một số bài tập thể dục, bài khí công (như bài Vạn bộ Trường sinh của khí công Himalaya rất hay) hoặc vẩy tay. Nếu không tập được nữa thì mình có thể nằm trên giường, xoa bóp tay chân, vận động để lưu thông khí huyết… Có rất nhiều cách, quan trọng là bạn phải cố gắng.
– Hợp tác với người nhà để ăn uống bồi bổ cho tốt. Chán ăn là điều không tránh khỏi nhưng hãy nghĩ tới sức khỏe của mình, cái công của người nhà chuẩn bị để cố gắng ăn tốt, gắng uống nước nhiều và quan trọng ráng lạc quan vui vẻ để người nhà yên tâm.
– Lắng nghe cơ thể: Mình cảm thấy đau và bất thường ở đâu cũng nên thông báo cho người nhà và bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời. Nhưng cũng tránh suốt ngày suy nghĩ về bệnh và mắc bệnh tưởng để suốt ngày âu lo, căng thẳng.
Trên đây là một số chia sẻ của mình. Còn rất nhiều điều mà bản thân mình không liệt kê hết được nhưng cũng khá dài rồi. Mình cầu chúc đồng bệnh và người nhà giữ tinh thần lạc quan, chữa được bệnh tốt nhất có thể. Mình hãy CỐ GẮNG làm những điều tốt nhất trong phần việc của mình, còn lại hãy tin tưởng vào phác đồ bác sĩ và số mệnh của mình.
Sam Nguyen: Nhóm cảm ơn rất nhiều về những chia sẻ đầy tâm huyết của cô ạ. Chúc cô luôn lạc quan, nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Nguyen Thi Kieu Oanh: Sam Nguyen cảm ơn em. Mình mới 42 tuổi thôi nên chắc là chị nhé.
Sam Nguyen: Nguyen Thi Kieu Oanh dạ vâng ạ.
Hanh Nguyen: Cảm ơn ban da chia sẻ các thông tin bo ich cho nhom ạ.
Bùi Quốc Tuấn: Cảm ơn những chia sẻ tuyệt vời của cô.
Mãi Xanh: Cảm ơn những chia sẻ của bạn.
Tran Giang Nam: Rất chí lý.
Giang Pham: Chúc mừng chiến binh mới đã vượt từng chặng trong quá trình chiến đấu.
Bài rất hay, sẽ truyền cảm hứng tốt cho cộng đồng.
Bác mong thêm tin quyết chiến đấu từ em. (Lúc đầu chia sẻ qua inbox xưng con nghĩ còn trẻ)
Nguyen Thi Kieu Oanh: Con cảm ơn những lời động viên từ Bác (dạ cứ xưng vậy đi ạ). Chúc Bác và cô luôn mạnh khỏe và đi du lịch nhiều nhiều.
Giang Pham: Nguyen Thi Kieu Oanh Bác cũng mong còn đủ năng lượng để chống chọi với thời đại dịch Cô Vịt. Cảm ơn con.
Iris Võ: Cảm ơn chị đã chia sẻ, bài viết rất hữu ích ạ! Em thấy khi bước vào giai đoạn này người bệnh thường rất chán ăn vì không có vị giác á chị, không biết mình có món nào có thể kích thích vị giác không ạ?
Nguyen Thi Kieu Oanh: Tùy em ạ. Nhưng là mình thì mình sẽ thích ăn một số loại canh, dễ ăn và cũng ngon. Ngoài ra em có thể tăng cường trái cây để kích thích ấy em Iris Võ.
Iris Võ: Nguyen Thi Kieu Oanh dạ hèn gì mà mẹ em cứ thèm trái cây miết nhất là xoài, me, ổi! Em có bổ sung thêm yến cho mẹ uống nữa! Em cũng chúc chị mau khoẻ ạ!
Hiep Phan: Rất cảm ơn chia sẻ rất đúng của bạn.
Yến Bình Võ: Chia sẻ của em hữu ích cho bệnh nhân và người nhà. Cảm ơn em nhé!
Nguyen Thi Kieu Oanh: Yến Bình Võ em cảm ơn chị.
Minh Nguyệt: Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn em nhé.
Phương Yến: Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Rất ý nghĩa ạ.
Nguyễn Trang My: Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Chúc bạn bệnh tình ổn định, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh viên dung.
Ba Non: Rất hay.
Yến Bình Võ: Ba Non mong sao trên nhóm có nhiều bài chia sẻ như thế này em há.
Ba Non: Yến Bình Võ dạ em thấy bệnh nhân hoang mang lắm.
Ba Non: Yến Bình Võ đa phần họ giấu chứ ít ai chia sẻ.
Phương Nguyễn: Cảm ơn bạn đã chia sẻ, chúc bạn vạn sự an lành!
Thành Đoàn: Chị ơi bài viết của chị hay quácảm ơn chị. Chúc chị luôn mạnh khoẻ chị nhé.
Liên Hà: Hay nhưng khó thực hiện hết được.
Ba Non: Liên Hà chủ yếu có muốn làm hay không mà thôi.
Trần Thanh Thủy: Cảm ơn chị!
Quynh Mai: Hồi Su Su tìm hiểu nè.
HangChau Dao: Cảm ơn chị rất nhiều về những chia sẻ.
Vu Hong Nguyen: Rất nhiều lời khuyên bổ ích, cảm ơn bạn. Cho mình hỏi thêm là trong bài có đề cập đến “truyền chai giải độc gan” là như thế nào vậy bạn? Chai này có thành phần gì và tên sản phẩm này là gì vậy?
Nguyen Thi Kieu Oanh: Mình điều trị ở bệnh viện K3. Theo quy trình thì bệnh nhân sẽ truyền hóa chất gồm 4 chai: Chai đầu hòa thuốc chống nôn chống ói, chai tiếp hóa chất, chai nữa rửa ven và chai cuối là chai đạm sữa (bảo hiểm trả). Mình dùng chai đạm sữa hay bị tắc ven do ven mỏng (có lần tắc 3,4 lần) nên mình truyền chai rebemrin. Đây là chai mà gọi là giải độc gan, mọi khi bảo hiểm chi trả nhưng nay bệnh nhân phải tự túc.
Vu Hong Nguyen: Nguyen Thi Kieu Oanh chắc bạn truyền chai này.
https://quaythuoc. Org/reamberin-thuoc-chong-giam-oxy…
Nguyen Thi Kieu Oanh: Đúng rồi. Mọi người thì truyền đạm sữa cho tăng cường dinh dưỡng còn mình thì truyền chai này.
Nhung Deo: Cảm ơn Bạn đã chia sẻ kinh nghiệm.
Trương Hồng Hạnh: Rất hay, cảm ơn tác giả.
Phạm Hiền Trang: Cảm ơn em.
Nguyễn Thị Xuân Yến: Bạn viết bài này thật có tâm lắm! Cảm ơn thông tin các kinh nghiệm này của bạn nha!
Nguyễn Đạt: Đông trùng hạ thảo đâu phải ai cũng có tiền mà ăn đâu.
Hoàng Hồ: Bài viết rất hay rất hữu ích.
Tú Nguyễn: Bài viết tuyệt vời quá chị ơi, vợ em hiện cũng đang điều trị K phổi di căn xương phát hiện ở giai đoạn 4. Em đã đọc rất kỹ bài viết của chị và sẽ học tập những kinh nghiệm quý báu này. Tuy nhiên nếu có thể kính xin chị cho em số điện thoại của chị qua inbox để em có thể chia sẻ và xin thêm những kinh nghiệm quý báu từ chị ạ. Em tên là Tú ở Thái Nguyên ạ.
Bich Luong: Tú Nguyễn Ngọc bạn có thể chia sẻ nên ăn và kiêng những gì sau điều trị để út không tái phát không bạn.
Trang Mi Nhon: Bài viết thiệt hữu ích. Em cảm ơn chị đã chia sẻ.
Huyen Tran Thi: Mình giờ mới đọc bài này nhưng tự mình thấy cũng thực hiện được kha khá đấy chứ Nguyễn Huyền! Riêng món vận động là còn chưa tốt!
Mai Dung: Cảm ơn chị.
Lưu Minh Huy: Bài viết tâm huyết ghê cô ạ.
Trung Nguyen: Một bài viết rất tâm huyết và khá sát với thực tế, mình cũng đang chiến đấu bên K2 Tam Hiệp nên mình rất hiểu, cảm ơn bạn nhiều.
Lucky Luke: Tuyệt vời quá chị ơi. Có những người nhà hiểu biết và tâm lý thì anh em bác sĩ tụi em cũng thoãi mái cố gắng những gì mình hiểu biết để điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Huệ Châu: Mình thấy tập thở và tắm nắng lúc 7-8h sáng cũng rất tốt, nếu yếu quá thì mở cửa cho ánh sáng chiếu vào phòng.
Nguyen Thi Kieu Oanh: Huệ Châu vâng. Tập hít thở cơ hoành và đi bộ khi có nắng hấp thụ vitamin D, tăng cường miễn dịch. Có nhiều cách nhưng mình không đưa hết vào bài được.
Hau Hai: Bài viết thật bổ ích. Có những bạn nói ung thư vú thì được 10 đến 15 năm. Còn các loại khác thì vài năm. Làm mình hoang mang hẳn.
Hau Hai: Mọi người có biết vào trang nào để tìm hiểu chế độ ăn uống không. Mình truyền và xạ xong 3 tháng rồi mà cơ thể suy nhược. Ù tai. Cân nặng vẫn không tăng trở lại. Làm ơn chia sẻ với.
Hoa Sen Trắng: Bài viết rất hữu ích. Cảm ơn tác giả rất nhiều.
Nguyễn Hằng: Mình đang suy sụp tinh thần mà đọc được bài viết này. Rất rất cảm ơn chị.
Iris Võ: Dat Samco.
Kiên Bá: Xin cảm ơn bạn chúc bạn luôn khỏe mạnh bình an.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/643274799466721/
Hà.
Ngày 28 tháng 03 năm 2019
Cháu chào các bác sĩ và các thành viên trong nhóm. Cháu là bệnh nhân ung thư mới điều trị hóa chất xong, hôm nay cháu muốn hỏi về vấn đề chăm sóc cơ thể sau điều trị ung thư để có cuộc sống chất lượng và phòng ngừa ung thư tái phát ạ. Về việc ăn uống hay chế độ sinh hoạt thì cháu cũng đọc được các tư vấn của bác sĩ cũng như mọi người đi trước, nên cháu cũng đã nắm được sơ sơ rồi. Cháu muốn hỏi về vấn đề chăm sóc cơ thể như các vấn đề dưới đây ạ.
– Tắm, gội có sử dụng sữa tắm và dầu gội bán trên thị trường được không ạ? Từ khi cháu bị bệnh tới giờ cháu tránh tiếp xúc với hóa chất tối đa, tắm và gội thỉnh thoảng sử dụng chanh và vỏ bưởi thôi ạ.
– Nhuộm tóc, uốn tóc, sơn móng tay móng chân? (Vì cháu là con gái nên cũng có nhu cầu muốn làm đẹp ạ, từ bữa bị bệnh cháu cũng tránh hoàn toàn luôn ah)
– Việc sử dụng mỹ phẩm thì như thế nào ạ? (Cháu sắp đi làm lại nên định thỉnh thoảng sẽ sử dụng 1 số mỹ phẩm organic dành cho bà bầu ạ, tự nhiên là vẫn hạn chế dùng ạ)
– Nước hoa: Cháu chưa biết có nên dùng hay không ạ? Và không biết nên dùng loại nào thì có thể an toàn hơn, ít hóa chất hơn…
Cháu có 1 số thắc mắc mong các bác sĩ và mọi người tư vấn giúp ạ! Mọi người có sử dụng các sản phẩm organic an toàn đối với sức khỏe thì giới thiệu giúp cháu với ạ! Cháu xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe.
Hà.
Cháu mới đăng bài lên thì có ngay 1 chị inbox chắc là định tư vấn TPCN gì gì đó rồi ạ. Từ lúc cháu bệnh tới giờ cháu không dùng TPCN đâu ạ, cháu chỉ ăn đồ cây rau ở nhà hoặc xung quanh làng xóm làm ra thôi ạ, thứ gì đắt tiền cháu không có tiền mua đâu mà có ai cho cháu đồ ăn thức uống ngon mà không rõ nguồn gốc cháu cũng không dám ăn đâu ạ. Mong các cô chú anh chị bán TPCN các kiểu đừng giao bán với cháu nữa ah kẻo mất công inbox mỏi tay ạ.
Hiếu Phan: Admin nên cho họ ra ngoài luôn đi ạ.
Hà: Nhiều lắm không biết đâu mà lọc đâu ạ. Mong mọi người nhà cũng như bệnh nhân tỉnh táo thôi ạ hix.
Phương Duyên: Mọi người như thế nào, chứ mình thì sữa tắm, nước hoa, dầu gội, mỹ phẫm, vẫn dùng bình thường, nhưng dùng những loại mỹ phẫm tốt, có nguồn gốc rõ ràng, sơn móng tay thì 1 năm sơn 1 lần dịp Tết, nhuộm tóc thì không nhuộm nữa vì nó độc, duỗi hay uốn thì chưa làm.
Hà: Phương Duyên hic chị dùng sữa tắm, dầu gội loại nào giới thiệu cho em với ạ.
Phương Duyên: Hà vì không có tiền, nên chỉ dùng sữa tắm loại thường thôi ạ, sữa tắm thì hazeline, dầu gội thì dầu gội tinh chất bưởi để dưỡng tóc.
Hà: Vâng chị. Em đang định kiếm bồ kết để gội đây vì bây giờ tóc mới bắt đầu mọc lại ạ.
Phương Duyên: Hà tóc mình thì không trọc, mà lúc trước rụng nhiều, nên dưỡng cho nó mọc cho nhiều tí, để có muốn duỗi hay uốn gì cũng làm được.
Hà: Vânge còn tự lấy vỏ bưởi với hoa bưởi ở vườn xong đun lên lấy tinh dầu bôi lên đầu ah.
Phương Duyên: Hà hi, vậy thì kỹ quá rồi còn gì, mình thuộc dạng lì, ăn uống thì cũng không có kiêng quá như mọi người, hầu như sinh hoạt giống như trước kia thôi, có điều mấy thứ độc hại, thì cũng né bớt 1 ít.
Hà: Trx em đi học cũng ở phòng thí nghiệm mấy tháng nên sợ hóa chất lắm rồi ạe cũng sinh hoạt bình thường, 1 hôm thử ăn chay 2 bữa mà lả luôn nên hốt. Chị khỏe lại chưa ạ.
Phương Duyên: Hà hiện tại thì cũng tạm ổn rồi, sức khỏe mình mới hồi phục thì cứ ăn uống bồi dưỡng bình thường, khi nào mà khỏe hẳn, số ký trở lại bình thường, hay ăn chay, chứ nay mà ăn chay, chắc đi sớm.
Hà: Chúc chị luôn khỏe ạ, hihi. Em từ lúc sinh ra tới giờ chưa được 40 kg bao giờ nên không biết khi nào mới bình thường nữa á hichic.
Phương Duyên: Hà lúc trước thì được 42 kg điều trị xong, mỗ xong còn 36 kg uống 4 lon prosure trong 6 tháng, nay được 41 kg.
Hà: Vậy là đẹp rồi đó chị. Em không uống được sữa vì uống sữa hay buồn nôn.
Phương Duyên: Hà rán uống vô, vì mình ăn uống bình thường, nó cũng không đủ chất, nên uống thêm sữa dành cho bệnh nhân ung thư đó, bó bổ sung thêm chất, để nhanh lấy lại sức.
Hà: Em uống nó không hấp thụ được ạ. Ăn cũng vẫn bình thường mà chạ tăng cân được hix.
Phương Duyên: Hà chị uống mấy loại khác cũng không được, chỉ mỗi prosure là uống vào thấy nó hỗ trợ tiêu hóa, nên ăn thấy ngon miệng, thèm cái gì là ăn cái đó thôi, ăn nhiều lần trong ngày, uống thêm sắt với canxi nữa.
Hà: Em chẳng dám tự uống thuốc ý. Bác sĩ có kê cho viên gì có canxi thì phải, nhưng bảo uống ít thôi không nóng. Đợt đầu em bị đau khớp nhưng mấy nay đỡ rồi, tắm nắng nhiều tốt chị ạ.
Phương Duyên: Hà hi, lâu lâu uống thêm 1 tí thôi, tại lúc trước cũng bị tụt canxi 1 lần, cứng hết cả người, thở không nổi, nên hơi sợ, mà cũng lười, nhớ thì uống, quên thì thôi, chủ yếu uống nước cam.
Hà: Em cũng uống nước cam. Gần nhà có chú bị ung thư máu trước tưởng không qua khỏi mà uống nước cam đều, giờ được 6 năm không bị tái khỏe lắm nên em vẫn học theo.
Phương Duyên: Hà uống riết ghiền nước cam, không có tiền mua uống luôn.
La Cẩm Linh: Hà em rang thử 9 loại đậu. Và say nhuyễn uống thay sữa em. Nếu như em không uống sữa được. Chị uống rồi. Thấy tốt.
Lien Bich: Bé Hà, có miếng xốp đánh bóng móng tay, bán ở daiso, dùng cái đó móng cũng đẹp rồi khỏi phải sơn móng ha.
Hà: Lien Bich dạ, không biết daiso bán hàng ở địa chỉ nào ạ.
Hà: Phương Duyên cam giờ rẻ chị ơi. Có 10k 1 kg ạ. Ngày em uống 2 quả thôicam để 2 ngày là mốc rồi nên em nghĩ nó cũng hơi sạch hihi.
Hà: La Cẩm Linh dạ như ngũ cốc thì uống được vài bữa là ngấy lun ạ, mà lại phải trộn đường uống cùng á chị, không thì khó uống lắm.
Phương Duyên: Hà quê chị 30k có khi 40k 1 kg ấy.
Hà: Úi sao đắt thế nhỉ. Mùa này vẫn đang mùa cam chứ ạ đang cuối mùa đó chị, cam ngọt lịm luôn.
La Cẩm Linh: Hà em pha loãng thôi. Uống thay nước em ạ.
Phương Duyên: Hà đắt quá nên mới bảo uống quá hết tiền ấy.
Hà: La Cẩm Linh dạ, vậy để em rang rồi hãm như nước chè. Hồi ở viện em cũng rang đậu đen với gạo rồi hãm suốt hihi.
Lien Bich: Hà hihi search đi đầy mà, bé ở Hà Nội thì 37 trần quốc toản, vincom nguyễn chí thanh hoặc royal city cũng có hàng daiso, hoặc mấy siêu thị to có đầy các quầy mỹ phẩm, hoặc hỏi hàng nail nào chắc cũng có.
Phương Duyên: Lien Bich cái này dùng sao vậy ạ.
La Cẩm Linh: Hà em ơi. Đàn bà uống 9 loại. Trong đó em nhớ cho ít tiêu đen nha. Ít thôi.
Lien Bich: Chà cái móng tay cho nó bóng lộn lên thôi mà, khỏi phải sơn phủ bóng, cũng đẹp mà (nhưng tất nhiên không có lên màu nha)
Hà: Cháu cùng câu hỏi với chị Phương Duyên cô Lien Bich ơi.
Hà: La Cẩm Linh vâng chị ơi. 9 loại gồm những loại nào á chị.
La Cẩm Linh: Hà mè đen. Mè trắng. Đậu xanh. Đen. Đỏ. Trắng. Gạo lức. Nếp cẩm. Tiêu đen. Tất cả em rang chung. Nhưng riêng 2 loại mè. Em rang riêng và say để ra riêng. Vì mè có dầu. Không để chung được em nhé.
Phương Duyên: La Cẩm Linh chị sức khỏe thế nào rồi hôm trước em có nghe bảo chị chụp pet, chị chụp được chưa chị.
La Cẩm Linh: Phương Duyên hic. Vẫn chưa em. Lại hẹn qua tuần.
Phương Duyên: La Cẩm Linh chị chụp ở bệnh viện nào mà lâu vậy chị, đợi sốt ruột chị nhỉ.
La Cẩm Linh: Phương Duyên bệnh viện Chợ Rẫy em.
Hà: La Cẩm Linh vâng chị để em thử xem saochụp PET em chụp ở Việt Đức, nhanh gọn mà cũng rẻ hơn các bệnh viện khác, mỗi tội thiếu tiền chưa chụp được ạ.
Phương Duyên: La Cẩm Linh em cũng tính vô đó để kiểm tra lại bệnh, mà nghe đông chờ đợi, em nản quá.
La Cẩm Linh: Hà bệnh viện nào cũng đông em à. Nhưng mà mình có bệnh. Đông vẫn phải đi.
La Cẩm Linh: Hà uống thay nước. Tốt lắm em. Vào siêu thị mua cho yên tâm em ạ.
Phương Duyên: La Cẩm Linh hi, nghẹt 1 nổi, em chuẩn bị chưa có được bao nhiêu tiền, sợ vô đó, lơ ngơ, hết tiền mà chưa khám xong.
La Cẩm Linh: Phương Duyên ở Hà Nội cũng ok lắm mà em?
Phương Duyên: La Cẩm Linh em ở quảng ngãi vô sào gòn gần hơn chị.
La Cẩm Linh: Phương Duyên ạ. Cố gắng lên nhé.
Phương Duyên: La Cẩm Linh giờ em đang cố gắng, kiếm thêm ít ký thịt, để có mỗ xẻ chi nữa, thì còn có sức mà chống cự.
Hà: Ở siêu thị còn nhái hơn ở chợ lun chị ơi.
La Cẩm Linh: Phương Duyên híc. Thương em.
Nguyễn Minh Hương: Điều trị mà ổn rồi thì như người thường thôi, chỉ cần tăng cường dinh dưỡng và rèn luyện sức khoẻ vì lỡ có tái phát thì điều trị dễ hơn.
Hà: Nguyễn Minh Hương tái phát thì tất nhiên là điều trị sẽ khó hơn lần đầu tiên rồi ạ. Tại những đồ hóa mỹ phẩm có nhiều hóa chất là cháu vẫn sợ sợ ạ.
Violet V Tran: Hà ơi, mình có đăng một bài liên quan tới bà bầu trên trang Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, mời bạn đọc nhen.
Hà: Violet V Tran chị tag em vào bài đó với ạ, từ bữa em vào nhóm tới giờ chưa thấy có bài ý ạ. Em cảm ơn chị hihi.
Hà: Em chưa có bầu chị ơie chỉ giả vờ như có bầu để dùng các sản phẩm an toàn thôi ah hxhx.
Violet V Tran: Hà Em tốt nhất là dùng hàng organic đi em. Em đóng vai như Lý Tử Thất tự làm mỹ phẩm chắc cũng vui. Không thui thì tìm nguồn mỹ phẩm an toàn mà mua vậy.
Hà: Dạ em tự làm nước hoa hồng (hoa hồng nhà trồng, nha đam nhà trồng luôn ạ: V), tinh dầu bưởi bôi tóc, mỹ phẩm em có nhờ bạn bên Đức mua cho mấy đồ organic của alverde thỉnh thoảng mới dùng ạ, còn nước hoa thì em đang chưa tìm được loại nào mà organic ạ huhu.
Violet V Tran: Hà Chắc chỉ có tinh dầu organic pha ra may ra có nước hoa organic, còn chắc là hem có đâu à. Mà thui xài chút chút chắc là không sao đâu nhỏ.
Violet V Tran: Hà Nước hoa hồng em làm đâu, đem khoe coi!
Hà: Thế khó quá ạchắc thôi không dùng quá, thỉnh thoảng tiệc tùng gì thì dùng thôi chứ em cũng hốt đi truyền hóa chất lại lắm ạ.
Violet V Tran: Hà Nhỏ, không khó làm đâu à. Nhỏ mua tinh dầu organic, rùi về pha thui. Có link ở đây nè:
https://wellnessmama. Com/26194/diy-perfume/
Châu Vân: Hà bạn ơi bên mình có tinh dầu organic, bạn muốn dùng không mình làm sẵn cho bạn dùng. Mình thuờng dùng tinh dầu với chút dầu dừa luôn không cần phải kích rích, vẫn thơm lắm. Nhưng độ lưu hương thì không được lâu.
Hà: Hí. Cảm ơn chị Violet V Tran nhiều ạ.
Hà: Châu Vân chị ơi cho em xin thêm thông tin sản phẩm bên chị với ạ.
Violet V Tran: Hà Để làm một loại nước hoa em yêu thích, em cần phải có các loại tinh dầu gồm top notes, middle notes và base notes. Nói chung là mua sắm lỉnh kỉnh cả chục loại tinh dầu rùi pha đến khi em có mùi thơm vừa ý, nhưng nếu như em không muốn khéo tay hay quậy thì em cứ nhờ những người bán tinh dầu họ pha cho em.
Hà: Vâng chị ạ. Mua được đồ cũng khó lắm á chị. Ở Việt Nam lại càng khó hơn. Hàng thật hàng nhái lẫn lộn cả mà không có kiểm nghiệm hay chứng nhận gì hết ạ. Bảo Việt Nam nhà mình hoa quả phong phú là thế, nhưng em không dám mua tùm lum về ăn đâu. Toàn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hoặc là phun hàng tá thuốc trừ sâu với thuốc bảo quản luôn ấy ạ.
Châu Vân: Hà mình bán tinh dầu chứng nhận hữu cơ của Mỹ, công ty phân phối trực tiếp nên không có chuyện hàng giả đâu. Để pha với công thức của bạn Let mất khá nhiều loại tinh dầu và đương nhiên cũng rất cao tiền á. Mình bán nhưng thường mình dùng 1, 2 loại thôi. Cũng thơm lắm nhưng mùi không được lâu lắm nên mình chỉ để trong túi xách rồi thỉnh thoảng xức vô người thôi.
Hà: Châu Vân dạ vâng ạ. Chắc chị cũng ở trong nhóm chọn chứng nhận organic ạcó sản phẩm tinh dầu nào mùi hương dễ chịu chút chị giới thiệu em với nhen.
Violet V Tran: Hà Bạn Châu Vân có tâm lắm à. Bạn ấy hay hỏi chị đưa các bài tinh dầu có nguồn của chính phủ cho bạn ấy đọc. Có lần chị còn bảo ở đây không welcome những người bán tinh dầu nữa cơ.
Nhưng lần này thì welcome à, vì bạn ấy pha nước hoa organic cho em xài.
Hà: May quá chị ạ. Em đang loay hoay không biết kiếm ở đâu được ạ.
Châu Vân: Hà bạn inbox mình nhé. Nhiều thứ quá không biết có nói hết ở đây không? Với mình cũng không biết nói hết ở đây có bị phạm quy không. Bên mình tinh dầu hoa có lavender và geranium. Ngoài ra mùi thơm dễ chịu còn có thêm nhũ hương (frankinsense). Thêm poucholi nữa cũng ok lắm. Đây là các loại thích hợp cho nước hoa.
Hà: Châu Vân dạ tối rảnh em inbox chị nhaaa. Giờ em phải đi ăn với sắp tới giờ tập thể dục mất rồi.
Nga Nguyen: Hihi chị trang điểm ầm ầm, có vụ nhuộm tóc và sơn móng thì chị không làm thôi. Chị nghĩ làm gì mình cảm thấy vui tươi yêu đời và không lạm dụng quá là được.
Hà: Nga Nguyen cũng sợ hóa chất nó ăn vào người chị ạ. Trx em đang triệt lông dở mà tiếc quá. Giờ lông lá mọc tùm lum rồi mà không dám làm gì nữa huhue có kinh lại rồi nha.
Huong Le Lien: Cô bé này dễ thương quá.
Pham Phuong Linh: Nga Nguyen mình cũng xịt nước hoa ầm ầm.
Nga Nguyen: Pham Phuong Linh nước hoa unisex là chuẩn bộ.
Pham Phuong Linh: Nga Nguyen hiện tại đang rất là đẹp trai nên đang dùng nước hoa MEN.
Hà: Nc hoa nào dành cho nữ mà ít ít hóa chất chút chút á 2 chị ưi.
Trần Phương: Hà ơi bao lâu bạn có kinh lại vậy, mình cũng mới hoá trị xong mất kinh 2 tháng rồi mình lo quá.
Hà: Dạ em 5 tháng chị ơi. Em truyền xong được 2 tháng rồi mới có lại ạ. Ksao đâu ạ yên tâm chị nhé.
Tăng Thị Kim Oanh: Chị chỉ dùng tí son mua hàng xách của người quen. Gội đầu dung sản phẩm voi rửa mặt bằng sữa rửa mặt cũng hàng xach còn lại không dùng sơn móng tay. Không nhuộm tóc. Rửa bát chị cũng dùng dòng ít hoá chất.
Hà: Tăng Thị Kim Oanh em chưa chụp PET lại chị ơi, hàng xách tay cũng nhiều loại lắm chị ạ không phải loại nào cũng organic đâu ạ.
Tăng Thị Kim Oanh: Hà uh. Tìm được loại ưng khó lắm. Sao em không xin di chụp.
Hà: Tăng Thị Kim Oanh em tháng 7 mới được thanh toán bảo hiểm cơ chị ơi. Năm ngoái em chụp tháng 7, tháng 7 này mới được 1 năm ạ. Tự chụp thì mất những 22 triệu cơ không đủ kinh phí ạ hic.
Tăng Thị Kim Oanh: Moi chụp thì thôi đi em chụp nhiều đâu co tốt.
Hà: Dạ. Tại từ lúc điều trị xong là chưa chụp chị ạ.
Tăng Thị Kim Oanh: Chúc mừng em đa ra viện nhé.
Hà: Thuý Võ dạ em cảm ơn chị. Em sẽ tham khảo ạ!
Nga Nguyen Phi: Nêu có khả năng nên dùng các sản phẩm organic, non – gmo là tốt nhất. Kể cả thực phẩm và mỹ phẩm.
Hà: Nga Nguyen Phi dạ vâng ạ! Non MGO thì hơi khó ạ! Em/cháu cũng muốn dùng các sản phẩm “SẠCH” tùy vào khả năng kinh tế của bản thân thui ạ.
Nga Nguyen Phi: Hà non-gmo dễ và rẻ hơn organic mà. Thôi tránh được sản phẩm bao nhiêu, tốt bấy nhiêu. Chúc Hà mau bình phục, luôn vui vẻ, lạc quan nhé.
Hà: Vâng cháu cảm ơn cô ạ. Cháu vẫn dùng ngô MGO và đậu nành, nghe nói đậu nành ở mình bây giờ 100% là MGO rồi ạ hic.
Thảo PT: 1 status rất chi là con gái, hihi.
Hà: Thảo PT em con gái thật đó chưa lấy được chồng lun hixx. Mấy hôm nay các cháu học sinh lớp 1 đi qua nhà cứ nhìn thấy em là thì thầm:
– “Chúng mày ơi anh kia giống con gái thế kìa”
– “Con gái đấy mày không biết à?”
Em sặc cười lắm luôn.
Thảo PT: Hà tóc mọc nhiều chưa em? Chị mong tóc mọc ghê lắm á.
Hà: Thảo PT tóc chị chưa mọc á? Chị xong trước cả em mà. Em thành đầu cua rồi nè hồi xưa đám trẻ con gọi bằng sư, bây giờ chúng nó gọi bằng anh. Huhu.
Thảo PT: Hà mọc chứ, nhưng mong dài bằng ngày xưa á.
Hà: Ối dời ơi. Còn mướt á chị. Xưa em dài gần tới mông luôn. Thời kỳ đầu chôm chôm này là xấu nhất luôn.
Hà: Chị mọc được như đầu tém chưa đó.
Lê Hồng: Thảo PT bệnh nhân quen cả thế giới.
Phương Duyên: Hà đọc bình luận buồn cười quá nhớ bà kia bảo mình rằng, không lấy chồng được đâu, ở giá chết bà ra, huhu, biết là vậy, nhưng đâu cần phải độc mồm thế, làm tủi thân xém khóc.
Hà: Phương Duyên khiếp ai mà nói gở vậy chị.
Hà: Cái viện HH bé tí ti ạ.
Phương Duyên: Hà cái bà trong quê ấy, bà nhìn mình xong nói thế, dù biết mình bệnh, và không ai chấp nhận được, có thể sẽ không lấy chồng được, thì bà cũng không nên nói thế, làm mình thêm buồn.
Hà: Buồn làm gì tổn thọ á chị ơi. Chị cũng chưa lấy chồng á hic.
Lê Hồng: Phương Duyênmấy bà ở viện còn bảo tớ là số đen của any, rồi nào là làm bạn thôi nhé còn để nó đi lấy vợbiết làm sao.
Phương Duyên: Lê Hồng mấy bà ở viện mình thì bảo, con ơi khỏe đi, rồi về kiếm chút chồng nha con, mình kêu thôi thôi, người ta chạy mất dép cả rồi các cô ơi.
Thảo PT: Lê Hồng chị không quen ai đâu mờ.
Lê Hồng: Phương Duyên úi tớ vừa sang huyết học gặp ngay cái bà duyên từ trong trứng ra nói vậy đó. Con gái của bà ấy cũng bị giống mình cũng chưa chồng và đang có người yêu giống hệt mình.
Thảo PT: Các iem, nghe chuỵ, ở giá có khi sướng hơn lấy chồng á.
Lê Hồng: Thảo PT hẳn là không quen ai haha.
Phương Duyên: Lê Hồng haha, mình thì anh kia thấy bệnh vậy, vẫn cố gắng an ủi mình, nhưng gia đình anh ấy, không cho anh ấy tiếp tục, vì sợ mình theo ám anh cả đời.
Thảo PT: Hà tóc chị ngày xưa ngắn thôi (i chang tóc giả này – mũ đỏ), nên mong, giờ mới được mấy cọng, chị chịu khó đội mũ nên nó ép xuống không bị tua tủa đâu.
Phương Duyên: Thảo PT dù muốn hay không, thì vẫn phải ở giá thôi chị ơi.
Lê Hồng: Phương Duyên thiếu gì người tốt, gia đình tốt. Chẳng qua họ chưa đủ tốt để mình dừng chân thôi.
Phương Duyên: Hà chị mới 23 tuổi thôi, chưa kịp yêu đã bị ế.
Lê Hồng: Thảo PT đây là chỗ khoe tóc của chị đấy à.
Thảo PT: Phương Duyên giá hay không giá, cứ hạnh phúc là được em ạ. Với nếu any và gia đình thực sự tốt thì cứ tiến tới, chị thấy rất nhiều bạn chữa xong lấy chồng, có con mà. Có con thì thực sự hạnh phúc và là động lực lớn cho mình nhưng phụ nữ thiệt thòi đủ đường, sinh con cũng tổn hao sức khỏe lắm, mà giờ mình yếu. Nên thôi, tóm lại, tuỳ duyên đi các em, không phải nghĩ nhiều.
Phương Duyên: Lê Hồng giờ chỉ mong sớm khỏe, để đi làm kiếp tiền đi du lịch cho thỏa ước mơ.
Thảo PT: Lê Hồng thèm tóc thì phải khoe tóc thôi, biết sao giờ.
PS: Em chả quen cả thế giới à?
Phương Duyên: Thảo PT em xạ trị vùng mông, teo mất tiêu buồng trứng, vô sinh rồi chị ơi.
Thảo PT: Phương Duyên chuẩn rồi.
Lê Hồng: Phương Duyên haha ai cũng mong vậy thôi ở 1 mình vẫn ổn.
Lê Hồng: Thảo PT em quen cả thế giới mà thế giới có quen em đâu haha.
Thảo PT: Phương Duyên chuẩn cái bình luận chị like đấy nhá, đi du lịch ấy.
Hà: Các chị ở viện có nhìn thấy người yêu em chưa.
Phương Duyên: Thảo PT dạ, số phận nó đã vậy, thì mình phải cố gắng sống tốt cho người ta thấy mình tàn nhưng không phế.
Lê Hồng: Có tiền đắp vào cái mặt, thả vào cái dáng. Kiêu hãnh với đời cho trai chết thèm.
Thảo PT: Hà nhìn thấy trên phây thôi.
Lê Hồng: Thảo PT bạn Hà cũng tầng 8 à chị? Em chưa gặp bao giờ.
Thảo PT: Lê Hồng bình luận rất nhiều mà hình như không đọc tút Oganic của Hà, đắp cho lắm vào…
Thảo PT: Lê Hồng không, tầng 5
Phương Duyên: Lê Hồng không khéo lại thành trẻ mãi khômg già, ai cũng ước ao.
Hà: Trên facebook thì không nói làm gì rồi. Em cứ tưởng phải cả bệnh viện biết rồi cơ.
Thảo PT: Cả bệnh viện chỉ biết người yêu của Lê Hồng thôi, nhể.
Lê Hồng: Thảo PT gớm mò xuống tận tầng 5
Thảo PT: Và chẳng ai biết mặt chồng chị, các em ợ, chưa 1 lần xuất hiện. Đấy chồng đới.
Hà: Thế chắc mình chỉ được lọt top tầng 5, còn chị Lê Hồng lọt top tầng 8.
Lê Hồng: Thảo PT em đếch cần oganic haha. Cứ hàng highend xài cho sướng thân đau ví haha.
Thảo PT: Lê Hồng chị quen cả tầng 11, 12 và còn vào phòng y tá buôn đến nửa đêm, em còn chưa biết hết ý.
Lê Hồng: Haha người yêu chị vào mọi người không tin cứ tưởng anh trai.
Thảo PT: Điêu, vâng, anh zai. Anh trai đến cái tôi chạy tuột cả dép.
Lê Hồng: Thảo PTem thì biết ai được. Chui trong phòng từ ngày vào đến ngày ra.
Hà: Đắp cái gì á chị Thảo.
Lê Hồng: Thảo PT hehe chị không thấy chú quân vào bảo em là anh trai vào mày nói điêu đấy à.
Thảo PT: Lê Hồng “chú Quân” còn quen hết các “con ma” tầng 8, nhắc suốt, nên tin làm gì “chú Quân”
Thảo PT: Hà em hỏi Lê Hồng ý, tối đắp mấy tiếng mới đi ngủ mà.
Lê Hồng: Thảo PT nhắc ai cơ chị?
Lê Hồng: Thảo PT điêu nhé. Haha em đắp có 15p thôi.
Thảo PT: Lê Hồng đắp 15’ nhưng riêng murad nâng trứng hứng hoa nên hết mấy tiếng.
Lê Hồng: Thảo PT chẳng qua tiếc quá cứ nằm đập đập vỗ vỗ cho thấm vào tận máu đỡ hoài của.
Thảo PT: Đấy cứ đập lắm cho thấm vào tận máu nên mới chết dở đoá, Hà cẩn thận thật, chị vẫn son đều, chọn loại tốt và không nhiều như trước thôi, còn bôi chát chủ yếu lười mới không bôi.
Lê Hồng: Thảo PT em xem thành phần murad lành tính mà. Son thì đang săn thỏi guerlain với dior haha. Em đang nghĩ có nên làm lọ dưỡng ẩm murad không ấy.
Hà: Ngày xưa hồi chưa bị em cũng ham hố lắm, mà giờ thì nhát không dám dùng huhu.
Hà: Em thấy dưỡng ẩm clinique là cũng ok rồi đấy chị Hồng ơi, nhưng em vứt rồi.
Thach Thao: Thảo PT.
Cái hội này vui vẻ yêu đời quá ạ!
Hà: Vui chứ chị.
Lê Hồng: Hà da chị dầu có dùng được không? Chị định thử murad mà chát lòi ra. Ahc được không nhỉ.
Hà: Lê Hồng dùng tốt mà chị. Trx em da dầu dùng ok ạ. Murad thì em hay nhìn thấy được recommend cái serum thôi ạ, còn dưỡng ẩm của nó thì không thấy ai dùng mấy, chắc tại nó đắt quá, không xứng tầm với số tiền hichic.
Thảo PT: Chị Thach Thao chiện! Đời có bao nhiêu mà hững hờ chị ưi, cứ vui vẻ, yêu đời chứ, toàn Lymphoma đấy chị, hihi.
Hà: Cơ bản cái viện mình nó cũng bé, bệnh lại ít người nữa. Với em thấy ở viện mình là vui nhất luôn hihi.
Thảo PT: Lê Hồng chị cũng dùng clinique rồi, có cồn nên ráo. Mà hợp laroche cứ triển thôi, thay đổi nhiều làm gì, hãng nào chẳng quảng cáo hay. Chị thấy laroche thành phần tốt phết.
Lê Hồng: Hà để chị tham khảo thêm. Đang dùng laneige nhưng sắp hết rồi.
Hà: Mỗi người 1 sở thích, em lại không thấy mấy cái loại của Pháp mấy.
Thảo PT: Hà vui gì mà trên phây rôm rả, gặp tháng máy chạy nhanh thế?
Lê Hồng: Thảo PT nhưng em tìm cái dưỡng ẩm laroche cho da dầu ý. Phải mua trên web. Em muốn od từ pháp cơ.
Thảo PT: Lê Hồng nên dùng serum và kem dưỡng theo cặp để phát huy tác dụng nhé, mấy món khác thì có thể kết hợp.
Lê Hồng: Thảo PT thế thì chết tiền kaka tại em dùng serum murad.
Hà: Thảo PT đến ngày em về lại chẳng chạy nhanh ư? Em chả đang cong mông đi xin giấy về ý. Chị thử gặp em hôm đang kích xem em ngồi lê tới đêm luôn.
Thảo PT: Hà muốn lê thì lúc nào kích phải ới, chị mới gọi là dân chuyên lê đây, không lúc nào ngồi yên ở phòng, đến bác sĩ còn kêu trời vì đi buồng buổi chiều là không bao giờ gặp.
Hà: Đi buồng buổi sáng bác sĩ cũng không thấy em luôn. Nhưng em toàn trốn ra ngoài chơi ý đi bộ ra tận Xuân Thủy. Em còn lầy kbh mặc áo bệnh nhân trừ lúc truyền, chả thấy ai nhắc, nhây nhất khoa.
Hà: Em bây giờ còn không cả dùng srm, cũng đỡ 1 khoản kha khá.
Lê Hồng: Hà haha em truyền da mịn chứ chị sạm hết da còn nổi vết nám nữa.
Hà: Da em sạm lắm, nhưng nó bị từ bên trong nên chẳng làm gì được. Mụn thì bây giờ hết hóa chất nó bắt đầu biểu tình rồi đây ạ.
Lê Hồng: Hà uống nghệ sẽ sáng da em ạ. Còn mụn chị không bị bao giờ nên không biết hihi.
Thảo PT: Tám kinh hoàng.
Lê Hồng: Tớ vẫn dùng bình thường. Khi không dùng gì vẫn tái phát bình thường. Giờ tớ kệ vẫn phải làm đẹp chứ. Mình là con gái mà. Chưa chồng hay có chồng thì cũng phải đẹp hết.
Hà: Lê Hồng hic. Chị bị tái phát rồi á?
Lê Hồng: Hà tái 1 lần rồi. Thật ra thì mình cẩn thận hơn chút thôi còn vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường. Tóc mọc lại chưa được bao nhiêu nên tớ chưa có cơ hội uốn nhuộm gì cả. Nhưng da thì vẫn phải dưỡng cho đẹp. Hoá chất vào da dẻ xấu đi nhiều mà. Thôi thì tạm thời làm con đàn ông da đẹp còn hơn bạn ạ.
Hà: Trộm vía hóa chất vào xong mặt mũi em lại nhẵn nhụi ý chứ. Chị được ra viện chưa ạ? Chị bị ung thư máu hay U lympho ạ?
Lê Hồng: Hà mình bị lympho. Ra viện 3 tháng rồi.
Hà: Ơ thế ra trx cả em. Hogdkin hay không á chị? Chị có ghép không á.
Lê Hồng: Hà chị bị nhược cơ bác sĩ không dám ghép em ạ. Bị đuổi về kaka chị không hogdkin.
Hà: Thôi. Em sợ ghép lắm. Cứ để đấy cho yên tâm hihi.
Lê Hồng: Hà ha lúc đầu định chơi 1 ván bạc xem kiếp đỏ đen nó như nào mà họ sợ không cho đánh.
Phương Trang: Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe nha.
Hà: Phương Trang dạ vâng em cảm ơn nhiều ạ.
Mai Phương Uyên: Chúc chị luôn khỏe mạnh và vui tươi trong cuộc sống.
Cho em hỏi chị bị K gì ạ?
Hà: Mai Phương Uyên dạ em bị U lympho ạ.
Mai Phương Uyên: Hà dạ em thì bị K xương và đã khỏi. Cũng có những thắc mắc như chị, nay đọc được bài viết của chị đỡ thắc mắc rồi.
Hoai Phuong Le: Bạn mình nói bạn ấy được bác sĩ ung thư khuyên dùng dầu gội và dầu tắm trung tính (ph natural). Trong thời gian hoá xạ trị mình dùng dầu gội và dầu tắm vẫn hay dùng thì gầu lắm luôn và da khô rơi lả tả.
Hà: Hoai Phuong Le dạ vâng. Cháu hiện tại chỉ dùng mỗi chanh với vỏ bưởi để tắm và gội thui ạ hx.
Quỳnh Nga: Chúc chị luôn khỏe và xinh đẹp nhé.
Công ty em đang có chương trình hỗ trợ 1,000 bệnh nhân ung thư lấy lại mái tóc dài với sản phẩm 100% từ cỏ cây thảo dược Việt Nam.
Nếu chị có hứng thú thì inbox cho em nhé (em chỉ đồng cảm nên muốn chia sẻ điều tốt tới mọi người chứ không có ý quảng cáo sản phẩm hay gì đâu ạ)
Oanh Vo Thi Kim: Quỳnh Nga cô bị ung thư vú, đang điều trị cho cô biết thêm về chương trình bên cháu nhé, vốn dĩ tóc cô rất đẹp giờ trụi hết rồi.
Nguyễn Thị Nguyên: Quỳnh Nga cho chị xin Thông tin vơi nhé.
Minh Hien Nguyen: Cô thì nghĩ hơi khác số đông ở nhóm mình. Cô vừa là bác sĩ vừa là chiến binh K dạ dày đã 8 năm nay. Theo cô, con nên quay vào đầu tư bài bản để tăng vẻ đẹp bên trong cơ thể con thui. Có như thế mới mong cầu được tâm trí an nhiên và hạnh phúc thực sự. Kể từ khi bị bệnh đến giờ cô không bao giờ sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp kể cả dưỡng da; 1 tuần gọi đầu 1 lần bằng dầu gội đầu nhưng không gãi trực tiếp bằng móng tay mà di qua di lại phần thịt của ngón tay để tránh tổn thương da đầu ngấm dầu gội (chắc vẫn còn tồn dư hóa chất nên chả thấy ngứa khi đầu bẩn hehe); Rửa bát bằng nước nóng cũng không luôn nước rửa chén. Tuy nhiên, cô đầu tư kiến thức thực dưỡng cân bằng âm dương trong bổ dưỡng để phù hợp cơ thể cô vì cô thể hàn. Đặc biệt, năm 55 tuổi, với 5 năm làm chiến binh K, về hưu, từ một bác sĩ y khoa cô đã đi học trình độ giáo viên yoga quốc tế để làm thầy dạy cho chính mình chuẩn xác hơn. Việc thực hành lối sống yoga cổ điển Sivananda mỗi ngày đã mang lại cho cô nhiều năng lượng sống và hạnh phúc hơn trước khi bị bệnh. Chúc con may mắn.
Hà: Minh Hien Nguyen hay quá ạ. Con cảm ơn chia sẻ của cô rất nhiều.
Đào Minh Trang: Chị Minh Hien Nguyen Chị ơi! Chị có thể nói kỹ hơn về “thực dưỡng cân bằng âm dương trong bổ dưỡng” được không ạ?
Minh Hien Nguyen: Thực ra, kiến thức thực dưỡng vô cùng quan trọng vì với bệnh nhân ung thư Thức ăn là thuốc và Tập luyện cơ thể mỗi ngày cũng là thuốc trường sinh để giúp các chiến binh tránh xa phải trở lại nằm trên chiếc giường đắt nhất thế gian kia nhé. Thức ăn/uống bổ dưỡng với người này (ví dụ người thể hàn) thì lại là thức ăn/uống nguy hại với người kia (ví dụ người thể nhiệt) em ạ.
Yến Sào Minh Thanh: Minh Hien Nguyen chia sẻ của cô thiết thực quá ạ.
Violet V Tran: Minh Hien Nguyen Cảm ơn chia sẻ của chị. Em chúc chị cùng các bạn luôn luôn an lạc trong cuộc sống.
Minh Hien Nguyen: Violet V Tran cảm ơn em. Chị thích nhiều thông tin em chia sẻ cho mọi người.
Oanh Vo Thi Kim: Minh Hien Nguyen bạn ơi mình cũng tầm tuổi bạn và cũng đang điều trị ung thư, nghe bạn chia sẻ thích quá, cho mình kết bạn và xin thêm tư vấn nhé.
Minh Hien Nguyen: Oanh Vo Thi Kim ok, nếu có thể giúp được gì mình luôn sẵn sàng nha.
Yến Sào Minh Thanh: Vấn đề này chắc nhiều người muốn nghe quá chị nhỉ? Mong có bài viết thực tế của y học về vấn đề này quá.
Violet V Tran: Minh Thanh Là vấn đề thực dưỡng hã nàng?
Yến Sào Minh Thanh: Violet V Tran em thì đang điều trị nhưng em cũng muốn tìm hiểu những vấn sau điều trị để tránh ung thư tái phát ấy chị.
Pham Phuong Linh: Minh Thanh em cũng quan tâm ạ. Ăn uống thì có thể nhiều kinh nghiệm học hỏi nhưng vụ hóa mỹ phẩm thì chưa thấy mọi người nhắc đến nhiều ạ.
Nguyễn Diễm Ng: Bị K là hên xuôi hả mọi người, không biết có dấu hiệu gì không mọi người, mình đọc thấy mọi người rất lạc quan, cố lên các chiến binh.
Mình vó bạn bị ung thư nên tình cờ vô nhóm tìm hiểu.
Không biết khi mọi người bị K có dấu hiệu gì rõ rệt không ạ?
Hồng Ngân Trần: Em kết thúc điều trị K vòm mũi được hai tháng rồi, vẫn mỹ phẩm nước hoa tắm gội bình thường, không biết có sao không nhưng thấy khoẻ nên sinh hoạt bình thường, ăn thì thèm ăn vặt và ăn vặt không kiềm chế được, không biết làm sao đây, hic.
Vân Anh Vany: Thuý Võ dạ em cảm ơn nhiều ạ.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1220294015098127/
Hiep Phan.
Ngày 16 tháng 06 năm 2021
Hôm nay tôi xin chia sẻ về kinh nghiệm khi điều trị hóa trị: Hóa trị của tôi dùng là Gemcitabine và Cisplatin, đây là 2 loại có nhiều tác dụng phụ, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau.
– Trong lúc truyền thuốc: Tôi không để bụng đói, uống nước nhiều kể cả nước yến, nước trái cây, sữa… khoảng gần 3 lít/ngày, uống mỗi lần một ít không để khô miệng.
– Ngày thứ nhất sau truyền chưa mệt lắm thì vẫn có thể làm việc, các bạn tự tạo việc làm để quên đi việc khó chịu của hóa trị, ngày 2 và 3 là mệt nhất thì nghỉ ngơi nhưng luôn có nước trái cây ưa thích và đồ ăn mềm dễ nuốt, buồn ói quá thì xay thức ăn rồi dùng ống hút để hút sẽ bớt ói hơn, cố gắng ăn uống thì sẽ không bị đau bụng và mất sức, nếu ăn không đủ thì sẽ gầy ốm và sẽ bị thiếu máu, giảm bạch cầu. Khi bị thiếu máu và bạch cầu thì sẽ không tiếp tục hóa trị được, lại phải tạm ngưng. Qua 3 ngày sẽ đỡ hơn, lúc này cố gắng ăn và uống nhiều để chuẩn bị chiến đấu tiếp đợt 2; 3… Trong thời gian đang hóa trị thì không nên ăn thức ăn có mùi, không ăn đồ chiên nướng, đồ sống, có gì ăn đó.
– Tôi đã chiến đấu như vậy đủ 3 chu kỳ 6 đợt, cho siêu âm, chụp CT lại, kết quả là u từ 7×8 cm nhỏ lại còn 5×5 cm và tôi được mổ, sau mổ 1 tháng tôi lại vô 6 đợt hóa trị cũng với 2 loại thuốc như trước mổ. Do đã có kinh nghiệm và càng tin tưởng hơn nên 6 đợt này của tôi khá là nhẹ nhàng.
– Tôi ăn không kiêng cử (chỉ kiêng ăn đồ chiên, nướng thôi), có gì ăn đó, ăn bồi bổ nhất có thể vì nếu mình không bồi bổ thì sẽ không có sức, tế bào ung thư đói sẽ ngủ yên thì lúc đó hóa trị không có tác dụng vì thuốc sẽ tìm diệt tế bào đang phát triển, càng phát triển thì càng bị diệt, như tế bào tóc và tế bào máu (làm ta bị rụng tóc, bị thiếu máu, mệt…) nên có lời khuyên hạn chế ăn đồ bổ là sai nhen.
Oanh Tran: Kinh nghiệm của em lúc hoá chất cũng như chị vậy. Ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hoá và ăn ít một. Uống thì liên tục bổ sung nước trái cây, nước mía tươi, nước gạo lứt… nói chung là không được để bụng rỗng.
Hiep Phan: Oanh Tran đúng rồi em.
Quyen Lai To: Diemhuong Lai cho ông xem.
Dương Thành Nhơn: Em cũng Chợ Rẫy luôn đây thưa chị. Em thì 3 loại thì hết 3 loại bị phản ứng phụ là Docetaxel – cisplatine – capecitabin. Sau này chị sẽ còn bị thêm CIPN (tổn thương thần kinh ngoại biên) làm cho tê tay chân, đi đứng khó khăn, không cầm nắm, viết, cài nút áo.
Hiep Phan: Dương Thành Nhơn chị đã điều trị xong rồi, nay chỉ tái khám kiểm tra thôi.
Dương Thành Nhơn: Hiep Phan dạ, em cũng xong rồi thưa chị. Nhưng di chứng của 6 lần hóa trị và 35 tia xạ nó phê lắm thưa chị. Em xạ vùng đầu cổ. 35 tia xạ em mất 15 kg Ăn uống không có vị giác, mất tuyến nước bọt. Nhai nuốt khó và vô số khó khăn. Hì hì.
Hiep Phan: Dương Thành Nhơn nay tôi khỏe mạnh, không có gì bất thường cả.
Dương Thành Nhơn: Hiep Phan em thì giống chị Đồng Trần vậy. Te tua luôn thưa chị. Hic.
Hiep Phan: Dương Thành Nhơn cố lên em, chúc em sẽ chiến thắng nó!
Dương Thành Nhơn: Hiep Phan dạ, em cảm ơn chị. Em cũng đang cố tập dưỡng sinh hàng ngày để xem có cải thiện tí nào không thưa chị. Hì hì.
Hiep Phan: Dương Thành Nhơn dưỡng sinh, thiền, thể dục đều tốt.
Thanh Lan: Lời khuyên chuẩn ạ.
Vũ Đức: Chúc chị đã thành công.
Diệu Giang: Bài viết thật giá trị, tuy không ai giống ai nhưng mọi người có thể rút ra kinh nghiệm cho mình và lấy bài viết làm động lực.
Cảm ơn chia sẻ của chị.
Chúc chị luôn khỏe mạnh, bình an.
Hiep Phan: Diệu Giang thank you!
Nguyễn Hân: Chuẩn quá.
Dương Phúc: Nghĩa là phải ăn vào để cho tế bào u phát triển thì công nghệ xạ trị hóa trị mới có tác dụng, kiểu dụ cọp ra khỏi hang hả chú?
Hiep Phan: Dương Phúc cô chứ không phải chú nhen, đúng vậy.
Dương Phúc: Hiep Phan dạ vâng cháu xin lỗi cháu nhầm cô ạvậy sau 2 năm ra viện tình trạng sức khỏe của cô thế nào rồi ạ?
Hiep Phan: Dương Phúc nay cô khỏe, không có vấn đề gì bất thường cả.
Dương Phúc: Hiep Phan cháu chúc mừng côtuyệt vời quá ạ.
Hiep Phan: Dương Phúc thank you!
Luân Hoa: Cảm ơn ban bài chia sẻ quá đúng.
Trần Thị Tuyến: Đọc mà người không mắc bệnh cũng được tiếp thêm động lực ạ!
Chúc cô vui khoẻ.
Hiep Phan: Trần Thị Tuyến thank you!
Thu Võ: Phải thế mới có sức để điều trị mọi người ạ…
Hoàng Thu Hà: Hồng Sen.
Steven Hao.
Vũ Hưng: Chúc cô luôn khoẻ mạnh và sớm ngày thế giới tìm ra phương thuốc chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Hiep Phan: Vũ Hưng thank you!
Nguyễn Lê Hoa: Lúc vô hóa chất mình cũng ráng ăn. Ăn bằng ý chí mọi người ạ. Vì mọi thứ nhai trong miệng như xơ dừa. Nhìn cái gì cũng muốn ói, nhắm mắt cũng ói thì còn thiết tha ăn uống gì nữa. Nhưng nếu không ráng ăn uống thì không thể bù lượng máu mình thất thoát mỗi ngày. Sau mỗi đợt truyền mình bị chảy máu cam và xuất huyết khi đi vệ sinh. Các chị em cố gắng nhé. Hãy đưa thức ăn vào bao tử bằng mọi cách. Sau khi xong điều trị và xuất viện thì kiêng ăn dần cũng được. Chúc cả nhà bình an qua đại dịch covid này. Chúc các chị và các em điều trị thành công!
Hiep Phan: Nguyễn Lê Hoa cố lên nhen bạn!
Nguyễn Lê Hoa: Hiep Phan mình qua được 5 năm rồi bạn. Mình chia sẻ một tý với mong muốn đồng bệnh có động lực vượt lên. Cảm ơn Hiệp nhé.
Minh Nguyệt: Nguyễn Lê Hoa lúc phát hiện bệnh, bạn giai đoạn mấy ạ, có phẫu thuật rồi ạ.
Minh Nguyệt: Nguyễn Lê Hoa bạn có phải uống thuốc đích không.
Minh Nguyệt: Nguyễn Lê Hoa Novadex là thuốc gì ạ.
Nguyễn Lê Hoa: Minh Nguyệt bạn có gì inbox mình nhé.
Nguyễn Thiện Mai Anh: Chuẩn không cần chỉnh lun.
Cỏ Ba Lá: Chúc cô mãi lạc quan và mạnh khỏe ạ.
Hiep Phan: Cỏ Ba Lá thank you!
Lana Tran: Chúc cô luôn khoẻ mạnh, sau hoá trị cô ăn uống sao cô?
Hiep Phan: Lana Tran như cô đã nói ở trên.
Lana Tran: Hiep Phan dạ cô con cảm ơn cô.
Hang Nguyen: Dạ cảm ơn những chia sẻ của chị. Chị cho em hỏi hóa trị 3 liều 6 đợt nghĩa là 6 lần truyền thuốc phải không ạ? Và 1 tuần hóa trị 1 lần hay 3 tuần 1 lần vậy ch?
Hiep Phan: Hang Nguyen đúng vậy, truyền ngày 1, ngày 8 và sau 14 ngày lại ngày 1, ngày 8
Hoa Tran: Chị cho em hỏi. Khi hóa trị trước mổ dinh dưỡng có cần giảm lượng đạm không anh ạ. Thịt đỏ vẫn ăn được chứ ạ.
Hiep Phan: Hoa Tran ăn nhiều nhen.
Hoa Tran: Hiep Phan Em cảm ơn chị đã truyền kinh nghiệm thật bổ ích ạ. Em cứ sợ ăn nhiều thịt sẽ khó tiêu và làm u phát triển gây nguy hiểm. Trong đợt truyền hoá chất chị có dùng thêm gì để tăng đề kháng như vitamin không ạ.
Lê Thị Mai Anh: Thương chị.
Hiep Phan: Lê Thị Mai Anh thank you!
Hương Võ: Cảm ơn cô đã chia sẻ. Chúc cô luôn khoẻ mạnh. Trong thời gian hoá trị cô có uống thuốc gì thêm không cô? Vd như: Thuốc lá, tokio rec – 1000…
Hiep Phan: Hương Võ cô không uống thuốc lá, chỉ uống thuốc bổ máu thôi.
Vũ Thu Thủy: Cảm ơn cô đã chia sẻ. Chúc cô luôn mạnh khoẻ ạ.
Hiep Phan: Vũ Thu Thủy thank you!
Minh Nguyệt: Chúc chị mạnh khỏe nhé. Thương chị.
Hiep Phan: Minh Nguyệt thank you!
Thịnh Trương: Cảm ơn HP. Chúc nhiều điều may mắn đến với HP!
Hiep Phan: Thịnh Trương thank you!
Lan Anh Phan: Chúc cô nhiều sức khoẻ. 1 năm trước con có tgia gruop và cũng được biết cô. Nhưng inbox với kết bạn với cô vẫn chưa được.
Mẹ con tới nay đã trãi qua điều trị ung thư đường mật trong gan và ung thư gan được đúng 1 năm 12 ngày kể từ ngày phát hiện bệnh.
Mẹ con thì sau khi mổ cắt bỏ 1 gan trái đi sinh thiết mới phát hiện ra ung thư. Trải qua 12 đợt hoá trị mà thuốc mẹ con lại khác thuốc mà cô đã truyền. Trộm vía bây giờ sức khoẻ mẹ đã ổn định hơn và theo dõi tái khám sau mỗi 3 tháng. Bây giờ tới thời gian tái khám mà HCM đang bùng dịch bác sĩ hẹn lại sau 1 tháng nữa. Hy vọng sẽ ổn ạ.
Hiep Phan: Lan Anh Phan tốt quá, mừng quá, chúc mừng gia đình em!
Lan Anh Phan: Hiep Phan cháu cảm ơn. Dịch kéo dài quá. 3 tháng rồi mẹ cháu vẫn chưa đi tái khám được.
Phuong Nga: Cô ơi, phác đồ gemcitabine và cisplatin này cô truyền trong 1 ngày ạ.
Hiep Phan: Phuong Nga ngày 1 truyền cả 2 laoij, 8 ngày sau truyền GEM, nghỉ 2 tuần rồi lặp lai.
Phuong Nga: Hiep Phan dạ, cháu cảm ơn cô ạ. Giờ sức khỏe cô ổn không ạ? Khoảng cách giữa các lần truyền ngắn vậy có mệt nhiều không cô? Sau các đợt hoá trị có bị nhiều tác dụng phụ không cô. Cháu nghe nói truyền cis nhiều người bị giảm thính lực, tê bì chân tay, ảnh hưởng nhiều tới thận.
Hiep Phan: Phuong Nga cũng mệt, vừa ăn lại được chút thì lại vô thuốc nên phải cố gắng nhiều. Tác dụng phụ: Rụng tóc, thiếu máu, giảm bạch cầu thì có chứ tê nhay giảm thính lực thì không bị em à, thận cũng không sao. Chú ý khi truyền và sau đó thì uống nước lọc nhiều.
Phuong Nga: Hiep Phan Dạ cô. Mẹ cháu bị K bàng quang, trong điều trị K bàng quang cũng thường sử dụng phác đồ gem và cis, có điều bác sĩ bảo mẹ cháu yếu nên không truyền được phác đồ này. Gem và cis trong K bàng quang thì truyền cis nhiều nên cũng sợ ảnh hưởng chức năng thận cô ạ.
Hiep Phan: Phải cố thôi, uống nước nhiều nhen.
Phuong Nga: Hiep Phan dạ cô. Đành cố thôi cô ạ, truyền phác đồ gem và cis này công nhận mệt, vừa đỡ chút thì lại vô đợt khác.
Phuong Nga: Nguyễn Kiến Bông đây bạn nhé.
Phung Huyen: Chuẩn chị ạ. Phải ăn mới có sức khỏe tốt nhất để chiến đấu.
Em qua 2 lần phải chiến đấu rồi.
Hiep Phan: Phung Huyen cố lên em để chiến thắng.
Phung Huyen: Hiep Phan vâng chị. Chị cũng cố gắng nha.
Dao Huong Thu: Cô ơi mẹ cháu cũng đang truyền hoá chất, mới được 1 mũi mà mẹ mệt quá, không muốn điều trị nữa. Cháu đọc bài của cô cho mẹ nghe hy vọng mẹ có thêm quyết tâm, chứ mẹ cháu là hay tuyệt vọng lắm ạ.
Hiep Phan: Dao Huong Thu đúng vậy, lần đầu do đói nên đau bụng và mệt lắm cô cũng muốn bỏ, nhưng qua 2 ngày thấy đỡ, nghĩ mình chịu được, đến hẹn lại đi chị thôi.
Khánh Loan Đào: Hiep Phan cô ơi cô cũng bị ung thư bàng quang ạ.
Dao Huong Thu: Hiep Phan cô bị K gì vậy cô? Cháu chúc cô mau khỏi ạ.
Hiep Phan: Cô bị K đường mật trong gan, đã gần 3 năm rồi, nay cô khỏe bình thường, ăn uống bình thường, nếu không nói thì nhìn cô sẽ không biết cô bị K.
Khánh Loan Đào: Hiep Phan cháu chúc mừng cô ạ. Mong là mẹ cháu sẽ được may mắn và mạnh mẽ như cô. Mẹ cháu giờ bị phù 1 chân bên khối u khiến chân căng tức đau. Mà không biết làm cách nào cho đỡ ạ.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1383038525490341/
Pham Nguyen Quy
Ngày 18 tháng 01 năm 2022
Bài học về chăm sóc điều trị bệnh ung thư.
Những bài viết chỉ điểm chiêu lừa đảo bệnh nhân ung thư của chúng tôi đã được nhiều bạn bè và độc giả quan tâm, lan tỏa để chung tay cảnh báo cho cộng đồng.
Hôm nay, tôi xin viết tiếp bài này để nhấn mạnh rằng chúng ta cần đánh giá thực trạng một cách công bằng, qua đó nhận ra rằng những người kinh doanh đó đang dạy cho chúng ta những bài học quý giá.
Đối với các bác sĩ và nhân viên y tế.
Đó là việc cần phải xem lại cách làm việc và chăm sóc bệnh nhân ung thư. Phải nói rằng ở nước ngoài, dù bệnh nhân được chăm sóc toàn diện, kỹ lưỡng hơn bởi nhóm chăm sóc đa chuyên ngành, việc bệnh nhân bỏ điều trị chính thống (hóa trị, xạ trị, phẫu thuật) vẫn xảy ra dù hiếm hơn nhiều.
Ngoài lý do hạn chế tiếp cận thuốc mới vì chính sách bảo hiểm và điều kiện tài chính, thực trạng nhiều bệnh nhân bỏ điều trị chính thống ở Việt Nam ám chỉ rằng điều trị chính thống/Tây Y ở Việt Nam vẫn chưa phát huy đầy đủ vai trò cần có.
Từ các bệnh nhân, chúng tôi học được rằng không phải họ tự nhiên hay nổi hứng bỏ bệnh viện này sang bệnh viện khác, bỏ bác sĩ này đến hỏi bác sĩ khác. Chẳng có ai dại dột rời bỏ một người bác sĩ có hiểu biết và thái độ ân cần, chu đáo lo lắng cho mình. Không chỉ nội dung tư vấn mà phong thái của người bác sĩ như nét mặt, ánh mắt, nụ cười, lời nói, cử chỉ… cũng cho bệnh nhân biết rằng trong sâu thẳm trái tim bác sĩ CÓ YÊU THƯƠNG BỆNH NHÂN HAY KHÔNG.
Bệnh nhân không tuân thủ điều trị, một phần vì họ thiếu tình thương của bác sĩ.
Hãy cùng nhìn quanh để thấy…
– Một số bác sĩ chưa giải thích, tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân về căn bệnh và điều trị.
– Một số bác sĩ còn không nói nổi vài câu giúp giảm bớt nỗi đau tinh thần cho bệnh nhân.
– Một số bác sĩ không đặt mình vào vị trí bệnh nhân, dẫn tới việc chỉ định hóa trị, xạ trị, phẫu thuật sai lầm làm họ và gia đình họ khổ hơn, thậm chí hại chết họ.
– Và cả một số bác sĩ tham gia đường dây kinh doanh TPCN/PPKCT kiếm tiền trên người bệnh.
Đấy có thể chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh không đại diện cho mặt bằng chung.
Tuy nhiên…
– Bệnh nhân có thể yên tâm khi gặp bác sĩ mà khám bệnh chả nói gì chỉ “click chuột” đẩy đi xét nghiệm lòng vòng?
– Bệnh nhân có thể yên tâm khi “được cầm trước” một đống kết quả toàn “chữ lạ” chi chít?
– Bệnh nhân có thấy đỡ khổ hơn khi gặp các “thầy thuốc” chỉ biết kê thuốc và thuốc?
Đừng quên rằng bác sĩ Tây Y “oai phong lẫm liệt” với “y học dựa trên bằng chứng” thời thượng, với máy móc tối tân vẫn có thể thua xa một ông lang vườn biết quan tâm nói chuyện để xoa dịu người bệnh.
Khi bác sĩ quên mất vai trò làm NGƯỜI XOA DỊU/Healer, ngành Y mất đi phân nửa giá trị.
Đó là lý do mà tôi khẳng định rằng KHÔNG THỂ cản được việc bệnh nhân đi tìm TPCN hay “lá diêu bông” nào đó mà họ ao ước. Thay vì hô hào chống TPCN, hãy cố gắng cho bệnh nhân những gì tốt hơn TPCN. Đó là cải thiện cung cách phục vụ người bệnh, không chỉ là ở mức từng bác sĩ (vì đó chỉ là một mắt xích) mà là cả hệ thống y tế.
Đối với các bệnh nhân và người thân.
Đó là việc nhận thức Người bị lừa cũng phải chịu trách nhiệm do khờ dại để bị lừa.
Hầu hết bác sĩ y tá ở Việt Nam đều cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân, dù đang phải làm việc trong một môi trường quá tải và đầy nguy cơ. Điều này cũng giống tình huống có quá nhiều người sắp chết đuối mà đội cứu hộ cũng… sắp đuối sức.
Thay vì la lối quát mắng vô lý, hãy bình tĩnh phối hợp với nhân viên y tế bằng thái độ hòa nhã và cư xử lịch sự.
Thay vì ngơ ngác vùng vẫy làm công tác cứu hộ thêm phức tạp (thậm chí “chỉ ngược” đội cứu hộ cách bơi đúng?), hãy chăm chỉ tìm hiểu kỹ năng sinh tồn để cùng nhân viên cứu hộ bơi tới đích an toàn.
Kỹ năng sinh tồn trong y khoa bắt đầu từ kỹ năng xử lý thông tin, bao gồm phân biệt tin thật/tin đểu và hiểu biết cơ bản về cách xử trí tình huống bệnh của mình.
Cụ thể hơn, bệnh nhân cần hiểu:
– Mục tiêu điều trị là gì?
– Điều trị chính thống trong trường hợp đó thường là gì?
– Mình có đủ điều kiện (thể lực, trí lực, tài lực) để theo điều trị chính thống hay không?
Chi tiết hơn xin được bàn thêm ở một bài viết khác, nhưng việc phân biệt tình huống trước khi đầu tư tiền bạc, công sức và thời gian vào điều trị là cực kỳ quan trọng.
– Đó là vì đã có nhiều người thiệt mạng vì bỏ lỡ thời điểm điều trị vàng do tin theo TPCN/PPKCT. Đó là những người được chẩn đoán đúng giai đoạn sớm của ung thư nhưng đã chần chừ/bỏ lỡ điều trị vốn được chuẩn bị để tăng cơ hội chữa lành bệnh cho mình.
– Đã có nhiều người thiệt mạng vì không biết xử trí tình huống khẩn cấp vì còn ham tìm lời khuyên trên mạng. Đó là những người nhẹ dạ, sẵn sàng tin theo lời nói của người không quen hoặc người không có kiến thức y khoa.
– Và cũng đừng quên những người thiệt mạng vì điều trị chính thống/Tây Y nhưng không được dùng đúng chỗ. Phần lớn trong số đó là những người đã liệt giường, không ăn uống được nhưng vẫn còn muốn hóa trị, xạ trị thêm dù nguy cơ tử vong sẽ tăng cao. Đó là những người đã không biết từ chối chỉ định của những bác sĩ chưa bám sát ca bệnh do không đặt hết mình vào vị trí của người bệnh.
Vì thế, hiểu biết đúng đắn về ung thư là rất quan trọng để theo đúng hướng điều trị và vượt qua những cạm bẫy khác. Hiểu biết đúng đắn về ung thư là cực kỳ quan trọng để thực sự sống cuộc sống của chính mình chứ không phải đi COPY lựa chọn của người khác.
Mong rằng những thực trạng và thử thách nêu trong bài này không làm ảnh hưởng tâm lý của những bệnh nhân và gia đình đang chiến đấu với bệnh tật. Ngược lại, tôi hi vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn rằng chỉ có con đường duy nhất là chịu khó học tập để thông thái hơn. Hãy chịu khó đọc tài liệu chính thống, giao lưu với những bác sĩ tận tâm và bệnh nhân thông thái để có thêm sức mạnh của tri thức và tình thương yêu.
THAY LỜI KẾT
Bài viết này không nhằm chê bai nói xấu ai mà chỉ nêu lên các góc nhìn trung lập để chúng ta cùng cải thiện tình hình. Bản thân tôi cũng đã có lần bị bệnh nhân “khen đểu” là “Hôm nay bác khám nhanh như robot ha!”. May là tôi còn dịp khác để gỡ gạc, và những lời nói thật đó đã thực sự giúp tôi làm tốt hơn công việc hằng ngày.
Cũng như vậy, mục tiêu của Tổ chức Y học cộng đồng không phải là đi đả kích TPCN/PPKCT. Y học cộng đồng đã và đang cố gắng gửi tới bệnh nhân những gì tốt hơn những thứ đó. Đó chính là Tri thức và Tình yêu thương sáng suốt giúp bệnh nhân làm trung tâm của quá trình điều trị.
Truong Tran Thanh Hang: Thật sự rất cần những bác sĩ có tài và có tâm như bác sĩ! Vì bệnh nhân ung thư chỉ biết bám vào phao cứu sinh là phác đồ điều trị của bác sĩ, mông lung lắm.
Vân Thanh Vũ Thị: Bài viết rất hay. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Kim Ngân Nguyễn: Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ.
Nguyen Thi Phuong Dung: Cảm ơn bài viết rất hay của bác sĩ! Mong bài viết được lan toả.
Nguyễn Kiến Bông: Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ.
Cả bài viết quá ấn tượng…
Đến đoạn cuối cũng rất vui ạ “khen đểu”… bác còn nhận ra được như vậy nhưng thiết nghĩ… chẳng mấy người để tâm đến lời “khen đểu” ấy đâu ạ.
Chúc bác nhiều sức khỏe và luôn chia sẻ những thông tin bổ ích như này cho người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Quan Nguyễn: Dạ xin cảm ơn bác sĩ đã có sự cảm thông cho người bị bệnh ung thư. Đã ung thư mà còn bị lừa về thuốc tình yêu thương và còn trình độ kỷ thuật và hiểu biết chuyên môn rất bấp bênh. Chúng tôi bị ung thư không đến bệnh viện đã đành nhưng đến thì thấy sự tàn lụi rõ của sức khoẻ và ngày không cảm nhận được mấy hy vọng và lụi tàn rất rõ! Hởi ôi!
Thiên Thiên: Em lại mạn phép xin được đưa về tường em với anh Pham Nguyen Quy đẹp trai nhé.
Nguyễn Nhung: Cảm ơn bác sĩ! Đúng như bác sĩ nói, hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó trước hết là bác sĩ giỏi, tận tâm và người bệnh” thông thái”. Được nghe những lời tư vấn của bác sĩ tôi cũng tỉnh ra nhiều, không bị sa vào những lời mách bảo vô căn cứ. Mặc dù bị K phổi giai đoạn 4 song do điều trị đúng hướng nên bệnh tình của tôi có chuyển biến tốt. Một lần nữa xin cảm ơn những lời khuyên của bác sĩ!
Hiền Lê: Nguyễn Nhung chị ơi, chị điều trị ở đâu vậy ạ.
Nguyễn Nhung: Hiền Lê tôi là Nguyễn Văn Nhung (con trai). Tôi đang điều trị ở khoa A5 Viện 108
Nguyễn Thị Đông: Cảm ơn bác sĩ ạ.
Nguyễn Thị Kim Thanh: Bài viết của bác sĩ đã nói lên nỗi lòng của bệnh nhân K cũng như người nhà của họ, đau đớn vì hoá, xạ trị, gồng mình lo lắng tìm tài chính lại phải nghe những lời gắt gỏng không chút động viên của nhân viên y tế, sao mà buồn thế. Chỉ mong thái độ của nhân viên y tế thay đổi theo chiều hướng tích cực thì bệnh nhân đã mừng lắm rồi.
Nguyen Thuong: Cảm ơn bác sĩ Mình đã từng phải bỏ 1 viện tuyến TƯ chỉ vì không thể tin vào 1 vị bác sĩ mà lần đầu khám cho mình không hỏi gì đã quát và nói nọ kia chỉ vì mình đã khám ban đầu ở một viện tư. Và vị bác sĩ này chỉ nhẹ nhàng cười nói với bệnh nhân nào vào phòng gặp riêng ông ta.
Mỹ Châu: Chúng tôi, người nhà bệnh nhân luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào các bác sỷ, bởi tin vào tài năng và tấm lòng của họ khi cứu chữa cho bệnh nhân. Đặc biệt là với các em bé. Bác sỷ như phao cứu sinh khi gia đình và bệnh nhân nhận được bản án bị ung thư. Mong tấm lòng các bác sỷ bao dung, rộng lượng khi người nhà và bệnh nhân do lo lắng quá mà thái độ khiến các bác không hài lòng. Xã hội có nhiều nghề, nhưng duy nhất nghề Y là nghề nắm mạng sống của con người. Và là nghề mà tất cả chúng tôi khi gặp đều xưng “dạ, thưa Bác”.
Hồ Như Ngọc: Cảm ơn Bác! Thật sự làm người bệnh cảm nhận cái tâm và cái tầm của Bác qua bài viết!
Hạnh Xuân: Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ.
Thanh Mai: Cảm ơn bác sĩ ạ.
Thùy Linh: Bài viết phản ánh thực tế ạ. Chúng tôi những người bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng chỉ biết trông chờ lời khuyên, chỉ định các bác sĩ. Mà đôi khi mất cả hy vọng cuối cùng còn sót lại.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1336656943461833/
Hồng Quỳnh Kute
Ngày 12 tháng 11 năm 2021
Chăm sóc giảm nhẹ trong ung thư người lớn.
1. Chăm sóc giảm nhẹ là gì?
ung thư thường gây ra nhiều triệu chứng, và quá trình chữa trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng ngoại ý hay phản ứng phụ. Việc phòng ngừa hoặc giảm nhẹ những triệu chứng và tác dụng phụ là một phần quan trọng trong quá trình chữa trị ung thư, bất kể tuổi tác, loại ung thư hay giai đoạn bệnh. Thực hiện được những điều này sẽ giúp bệnh nhân thoải mái và duy trì được chất lượng cuộc sống từ khi bị chẩn đoán, xuyên suốt quá trình điều trị và hơn thế nữa. Những tiếp cận và phương pháp này gọi là Chăm sóc giảm nhẹ.
Ngoài việc chữa trị những vấn đề về thể chất như đau, buồn nôn, và mệt mỏi, chăm sóc giảm nhẹ còn tập trung vào việc hỗ trợ các nhu cầu về tình cảm, tinh thần và các khó khăn thực tế của bệnh nhân và cả gia đình của họ.
Tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ không có nghĩa là ngừng chữa trị trực tiếp bệnh ung thư. Bệnh nhân vẫn thường tiến hành điều trị để làm chậm, chấm dứt hoặc loại bỏ ung thư song song với các phương pháp làm giảm nhẹ các triệu chứng gây khó chịu. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những bệnh nhân tiếp nhận cả hai phương pháp điều trị này thường có ít triệu chứng hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn, và họ cũng hài lòng hơn với kế hoạch điều trị.
2. Chăm sóc giảm nhẹ khác với chăm sóc cận tử như thế nào?
Mặc dù bạn có thể nghe “chăm sóc giảm nhẹ” và “chăm sóc cận tử” được sử dụng tương tự nhau, hai nhóm từ này không hoàn toàn giống nhau. Chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp ở mỗi bước của quá trình trị liệu như là một biện pháp bổ sung để hỗ trợ bệnh nhân ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư. Chăm sóc cận tử là một loại đặc biệt của chăm sóc giảm nhẹ được cung cấp cho những người bệnh giai đoạn cuối, có tiên lượng sống ít hơn 6 tháng.
Nếu người bệnh ung thư đang ở giai đoạn cuối hay giai đoạn muộn, bác sĩ có thể đề xuất chuyển trọng tâm điều trị sang chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ. Chọn lựa ngưng chữa trị trực tiếp căn bệnh, ví dụ như ngưng hóa trị, không có nghĩa là từ bỏ chiến đấu với bệnh tật hoặc đội ngũ y bác sĩ sẽ bỏ mặc người bệnh. Thay vào đó, chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp người bệnh tập trung vào việc giảm bớt khổ sở/gánh nặng triệu chứng và tiếp nhận thêm các hỗ trợ khác trong tất cả mọi mặt của cuộc sống.
Nếu bệnh nhân quyết định bắt đầu chăm sóc cận tử, các thành viên trong nhóm chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp đỡ bệnh nhân trong quá trình chuyển tiếp này cũng như tiếp cận các vấn đề về thể chất và tâm lý.
3. Chăm sóc giảm nhẹ nên được bắt đầu khi nào và ở đâu?
Chăm sóc giảm nhẹ nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, khi cần thiết, trong quá trình chữa trị ung thư và tiếp tục xuyên suốt tất cả các giai đoạn bệnh. Người bệnh có thể tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ ở phòng khám, bệnh viện, trung tâm ung thư, cơ sở chăm sóc dài hạn, hoặc thậm chí tại nhà riêng, tùy vào phương pháp điều trị được đề nghị và nguồn lực sẵn có. Hãy nói về lựa chọn của bạn với bác sĩ, điều dưỡng hoặc nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực ung thư.
4. Ai là người cung cấp chăm sóc giảm nhẹ?
Vì chăm sóc giảm nhẹ tập trung vào việc giúp bệnh nhân và gia đình các hỗ trợ về thể chất, tâm lý tình cảm, xã hội, tâm linh và giải quyết các vướng mắc thực tế, thường sẽ có nhiều nhân viên y tế cùng tham gia hỗ trợ. Bác sĩ, điều dưỡng/điều dưỡng chuyên ngành ung thư và các nhân viên y tế khác luôn quan tâm đến sự thoải mái của người bệnh nên chăm sóc giảm nhẹ cũng thường được cung cấp bởi nhóm chăm sóc phụ trách điều trị trực tiếp căn bệnh ung thư. Đôi khi bác sĩ chuyên khoa ung thư có thể đề nghị người bệnh gặp bác sĩ chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ. Bác sĩ chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ được đào tạo để giúp bệnh nhân và người thân đương đầu với những bệnh nặng đe dọa sống còn.
Nếu bạn được gửi tới khoa chăm sóc giảm nhẹ, bác sĩ khoa này sẽ không thay thế bác sĩ chuyên khoa ung thư của bạn. Các bác sĩ sẽ làm việc cùng nhau để đưa ra kế hoạch chăm sóc phù hợp với những nhu cầu đặc thù của bạn. Đội ngũ y tế này sẽ tiếp tục điều chỉnh kế hoạch chăm sóc khi nhu cầu và nguyện vọng của bạn thay đổi. Họ cũng sẽ giới thiệu những bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế chuyên nghiệp khác/mới khi cần. Các thành viên mới của đội ngũ chăm sóc giảm nhẹ có thể gồm:
Điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ. Điều dưỡng chăm sóc giảm nhẹ cung cấp chăm sóc tổng quát, giúp bạn kiểm soát đau và những triệu chứng khác. Họ thường là đầu mối chính giúp liên lạc với những thành viên khác trong nhóm chăm sóc giảm nhẹ và với các nhân viên y tế khác bao gồm cả bác sĩ chuyên khoa ung thư. Nếu bạn được chăm sóc giảm nhẹ tại nhà, các điều dưỡng sẽ đến thăm bạn thường xuyên để đảm bảo bạn nhận được những chăm sóc cần thiết.
Nhân viên công tác xã hội. Những nhân viên này tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, giúp đỡ cách xử trí các vấn đề tài chính, tìm hiểu phương tiện đi lại, sắp xếp những cuộc họp gia đình, kết nối bệnh nhân và gia đình với những nguồn lực ở địa phương. Họ còn giúp bệnh nhân xuất viện về nhà và tìm các giúp đỡ tại nhà hay tìm nơi chăm sóc cận tử khi cần.
Chuyên gia về đau. Các chuyên gia về đau là các bác sĩ rành rõi việc tìm ra nguyên nhân gây đau và biết cách điều trị nó. Họ có thể thảo luận với bác sĩ chuyên khoa ung thư và nhóm chăm sóc giảm nhẹ để kê toa thuốc, đề xuất một chương trình phục hồi chức năng và/hoặc thực hiện các thủ thuật làm giảm đau. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cũng là một chuyên gia trong xử trí đau.
Cha xứ/Thầy tu. Cha xứ/Thầy tu có thể giúp lắng nghe và tiếp cận những băn khoăn của bệnh nhân và người thân về đức tin và tâm linh, đặc biệt ở trường hợp bệnh nặng sắp qua đời.
Chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp giải quyết những vấn đề về dinh dưỡng, như buồn nôn hoặc biếng ăn. Những chuyên gia này cho lời khuyên thiết thực về các chất bổ sung dinh dưỡng; Và đề ra các chế độ ăn chuyên biệt.
Nhân viên vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu. Nhân viên vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân duy trì vận động và cải thiện khả năng di chuyển. Nhân viên vật lý trị liệu cũng có thể đề ra chương trình tập thể dục để duy trì hoặc cải thiện thể chất trong và sau khi điều trị. Nhân viên hoạt động trị liệu tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ và hoạt động hàng ngày, đặc biệt là các động tác ở phần trên của cơ thể, giúp bệnh nhân tự lập mức tối đa có thể.
Tình nguyện viên. Nhiều chương trình chăm sóc giảm nhẹ đã huấn luyện cho các tình nguyện viên tới thăm những bệnh nhân muốn có bạn bè và cần hỗ trợ tinh thần. Các tình nguyện viên thường thực hiện những nhiệm vụ đơn giản, như đọc sách cho bệnh nhân nghe, viết lại các ghi chú, gọi điện thoại giúp, hoặc chỉ đơn giản là ngồi bên cạnh và nói chuyện.
Chuyên gia về đời sống trẻ em. Những người được đào tạo để giúp trẻ em và gia đình hiểu được căn bệnh nghiêm trọng của trẻ cũng như trợ giúp các anh chị em của trẻ.
Người an ủi đau buồn và mất mát. Người được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội hoặc tâm lý học giúp an ủi các thành viên trong gia đình đang đối mặt hoặc chịu đau khổ vì sự mất mát người thân yêu.
5. Làm thế nào để được chăm sóc giảm nhẹ?
Nếu bạn nghĩ rằng chăm sóc giảm nhẹ có thể giúp ích nhưng bác sĩ ung thư không đề cập đến phương pháp này, hãy hỏi các hệ thống dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở gần nơi sinh sống. Bạn có thể cầm tài liệu này để bắt đầu cuộc nói chuyện. Sau đó, bạn có thể giải thích tại sao bạn nghĩ chăm sóc giảm nhẹ là cần thiết cho mình và gia đình. Bạn cũng có thể yêu cầu được giới thiệu tới gặp một chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ. Các nhân viên y tế thường hoan nghênh sự giúp đỡ và thông tin từ các chuyên gia chăm sóc giảm nhẹ và sẽ kết nối giúp bạn.
6. Câu chuyện của KATE.
Kate, một bà mẹ 39 tuổi có 2 con, nghĩ rằng việc thở nông và khò khè của cô ấy là do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, bác sĩ của cô nói cho cô biết là cô bị ung thư phổi và khuyên cô cần điều trị trực tiếp căn bệnh và chăm sóc giảm nhẹ. Qua cuộc nói chuyện, bác sĩ hỏi Kate và chồng cô, Steve, về nỗi lo sợ lớn nhất của họ về cách chữa trị là gì. Cả hai đều lo lắng rằng Kate sẽ cô đơn ở nhà trong khi hóa trị vì Steve là phi công nên vắng nhà thường xuyên.
Kate và Steve được giới thiệu tới một điều dưỡng giúp giải thích những tác dụng phụ mà Kate có thể gặp phải khi hóa trị, và một nhân viên công tác xã hội giúp cung cấp thông tin về công ty chăm sóc tại nhà đáng tin cậy. Kate cho rằng cô ấy sẽ cảm thấy thoải mái khi ở nhà mà không cần sự trợ giúp nào, nhưng nhân viên công tác xã hội đã gọi điện đến công ty chăm sóc tại nhà và giúp cử một điều dưỡng để Steve yên tâm hơn. Nhân viên công tác xã hội cũng kết nối Kate và Steve với một người tư vấn giúp đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo. Tư vấn viên này đã giúp Kate và Steve nói chuyện về căn bệnh với các con của họ.
“Bị chẩn đoán ung thư là một cú sốc lớn và tôi cảm thấy cuộc sống như đang biến động ngoài tầm kiểm soát”, Kate giải thích. “Nhóm chăm sóc đã giúp tôi lấy lại kiểm soát nhanh bằng cách giúp tôi chủ động quyết định trước khi bắt đầu điều trị. Tôi cảm thấy mạnh mẽ, và gia đình tôi cũng vậy.”
Các bạn tìm đọc thêm trong yhoccongdong.com.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1404169180043942/
Nguyễn Kiến Bông.
Ngày 19 tháng 02 năm 2022
Ước gì có khoa chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư đúng nghĩa ạ.
Ngần Phùng: Huhu, em cũng mong điều này. Hôm trươcd em có đi viện để yêu cầu chăm sóc giảm nhẹ vì em ở giai đoạn 4 và cũng bị đau. Bác sĩ thấy em còn tỉnh táo và đi lại được thì bảo chăm sóc giảm nhẹ chỉ dành cho người hấp hối và yếu còn em thì anh thấy chưa cần. Hic.
Quy Do: Ngần Phùng chị đi viện nào ạ.
Nguyễn Lan Hương: Ngần Phùng ủa, là sao? Là vị bác sĩ đó chưa hiểu về chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc giảm nhẹ bắt đầu từ khi mới phát hiện bệnh đến cuối đời lận.
Thùy Linh: Ngần Phùng hic hấp hối thì để ở nhà chứ ai đi viện. Câu nói vô trách nhiệm.
Ngoc Lan: Ngần Phùng Em vào khoa Ung Bướu bệnh viện tuyến tỉnh xem.
Ngần Phùng: Ngoc Lan bệnh viện tuyến tỉnh chỗ em không có khoa Ung Bướu ạ.
Ngần Phùng: Nguyễn Lan Hương em cũng định nói thế đó ạ, em cũng nói là chăm sóc giảm nhẹ là trong suốt quá trình nhưng bác sĩ cũng không nói gì.
Hoàng Vinh: Ngần Phùng hình như chi phí cho chăm sóc giảm nhẹ rất cao, bảo hiểm không chi trả hay sao ấy.
Ước gì bệnh nhân ung thư được chăm sóc giảm nhẹ trong bảo hiểm. Nhỉ?
Nguyễn Lan Hương: Hoàng Vinh BHYT có chi trả mà bạn.
Thịnh Trương: Hoàng Vinh Cầm hồ sơ tới y tế phường xã họ sẽ hướng dẫn cách có morphin giảm đau cho bệnh nhân với giá 6 000đ/lọ. Dùng hết trả lọ và lấy đợt mới (nếu cần)!
Ngần Phùng: Thùy Linh sau có gặp em sẽ nói như vậy ạ.
Thùy Linh: Ngần Phùng đúng là chỉ người bệnh và người nhà người bệnh mới thấy hết những khó khăn khổ sở. ở giai đoạn cuối đau đớn mà thuốc mua thì bị hạn chế khổ!
Ngần Phùng: Quy Do dạ bệnh viẹn đó cũng là tuyến trung ương ở Hà Nội ạ, tên viện thì thôi ạ, em nghĩ họ cũng ki có ác ý gì đâu.
Nguyễn Kiến Bông: Ngần Phùng đau ạ.
Thanh Mai: Ngần Phùng bạn bị ung thư giai đoạn 4, mà ung thư gì ạ. Mình cũng đang trong giai đoạn 4. Ung thư ruột thừa.
Ngần Phùng: Thanh Mai Mình bị ung thư mũi xoang ạ.
Thịnh Trương: Like nhiều là sẽ thấy.
Nguyễn Kiến Bông: Thịnh Trương sao ạ.
Truong Nguyen Xuan Quynh: Ở TP. HCM thì có ạ.
Tôn Nữ Thái Hiền: Truong Nguyen Xuan Quynh ở đâu vậy bạn?
Truong Nguyen Xuan Quynh: Tôn Nữ Thái Hiền bệnh viện Đại Học Y Dược và bệnh viện Ung Bướu đều có bạn. Các anh chị rất giỏi và tận tâm.
Yến Lê Phi: Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM đó chị. Xã em nằm trong đó 1 tháng, về nhà 4 ngày ảnh mất, ít đau đớn lắm.
Nguyễn Kiến Bông: Yến Lê Phi dạ… Tốt quá.
Mẹ em lại không ở gần đó.
Tran Dinh Thanh: Đã có ở TP. HCM rất nhiều, nhưng bây giờ có lẽ chỉ còn vài bệnh viện lớn như Ung Bướu, Chợ Rẫy… vì nàng Covid… hu hu.
Phúc Cao: Tran Dinh Thanh gia đình em cũng từng có người thân bị K. Nên em cũng có nguyện vọng được học những lớp chăm sóc giảm nhẹ nhưng em tìm hoài không thấy anh ạ.
Tran Dinh Thanh: Phúc Cao có nhiều mà em.
Phúc Cao: Dạ.
Nguyễn Kiến Bông: Tran Dinh Thanh dạ vậy thì tốt cho bệnh nhân quá ạ.
Hữu Viễn: Thương lắm.
Nguyễn Kiến Bông: Hữu Viễn đau lắm chị ơi.
Tuanbt Nguyen: Hãy tự học để tự chăm sóc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có tâm sẽ tốt hơn.
Nguyễn Kiến Bông: Tuanbt Nguyen cháu cũng mong gặp được người có tâm hướng dẫn ạ.
An Nhiên: Viện 108 có ạ.
Hà Liên: An Nhiên có nhưng không có nghĩa là đã làm đúng làm tốt ạ.
Nguyễn Kiến Bông: An Nhiên vậy ạ?
Hai Le Minh: Tại sao Chăm sóc giảm nhẹ khó phát triển?
Khi mới ra đời, chăm sóc giảm nhẹ được chào đón nhiệt liệt. Đã 20 năm hơn, nó không phát triển được mấy so với kỳ vọng. Nhiều nơi ra đời xong teo tóp dần và mất đi.
Bệnh Viện K là nơi ra đời sớm nhất, thành lập khoa rồi trung tâm.
Các chuyên gia của Sing, Úc, Mỹ… sang liên tục giảng dạy, đồng hành.
Sau này họ đều thất vọng và thôi quan hệ.
Một lý do mà tôi nhận ra: Nếu chỉ làm chăm sóc giảm nhẹ, các nhân viên y tế sẽ bỏ việc ngay. Không đủ sống và không kiếm tiền được. Theo tôi, đây là lý do mà chăm sóc giảm nhẹ khó tồn tại.
Ai sẽ trả lương cho họ để yên tâm chăm sóc?
Một chuyên ngành đòi hỏi rất nhiều về tâm lý, thái độ, chuyên môn riêng, sự tận tụy, thấu hiểu, đồng cảm…
Thực tế, nhân viên Y tế làm chăm sóc giảm nhẹ, việc chính (CSGN) sẽ ít làm hơn việc điều trị thông thường.
Lê Thanh Ngân: Hai Le Minh nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của bệnh nhân K là rất lớn bác sĩ ạ. Nhưng họ không đủ điều kiện kinh tế. Và đa số quan niệm của họ là cố gắng chịu đựng, nếu đau quá dùng giảm đau, morphin đến lúc chết… Còn nhà có điều kiện kinh tế vẫn sử dụng dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà bác sĩ ạ. Với người Việt Nam chăm sóc giảm nhẹ là làm sao bớt đau, ra đi nhẹ nhàng là tốt lắm rồi chứ chưa nói đến việc quan tâm đến tâm lý, tinh thần của bệnh nhân ạ. Em nghĩ khi nhận thức và điều kiện kinh tế tốt hơn thì lúc đó chăm sóc giảm nhẹ sẽ phát triển ạ.
Hai Le Minh: Lê Thanh Ngân Không may là người bệnh nghèo chiếm tuyệt đại đa số em nhỉ. Và thế, chả ai muốn làm nghề mà họ không đủ sống. Mặt khác, nghề này hoàn toàn không hấp dẫn. Nó luôn tiếp xúc với nỗi đau, nỗi buồn, sự chia ly… cảm xúc rất nặng nề. Phải đặc biệt lắm mới có thể là yêu nghề.
Ps: Tôi chắc hiện nay không có đâu.
Lê Thanh Ngân: Hai Le Minh Vâng. Cho nên thực sự ai mà làm được nghề này thì thật bản lĩnh anh ạ. Nhưng nếu làm tốt thì đó là ân nhân, là vị cứu tinh cho gia đình. Vì đối với người thân chỉ cần người bệnh những năm cuối đời được nhẹ nhàng, thanh thản… đỡ đau đớn thôi ạ.
Hai Le Minh: Lê Thanh Ngân em ạ. Trong Đông chu liệt quốc có nói một câu: Thương ai như thể thương thân. Thân mình mà không thương thì còn thương ai được.
Ý nó đúng đắn với đa số con người.
Sự hy sinh, anh hùng… chỉ có thể diễn ra ở số rất ít, ở khoảnh khắc bất chợt…
Chúng ta không hy vọng có thể có phổ biến được đâu.
Nguyễn Kiến Bông: Lê Thanh Ngân em cũng có một số ý đồng quan điểm với chị.
Em chỉ ước… Mỗi một bệnh viện sẽ có 1 khoa chăm sóc giảm nhẹ hoặc một số bác sĩ sẽ được đào tạo về việc chăm sóc giảm nhẹ để tạo môi trường và điều kiện cho những người có nhu cầu.
Và có thể họ sẽ chia sẻ đầy đủ hơn, kĩ hơn cho người bệnh và người nha.
Phương Phương: Hai Le Minh em nhớ mãi nhà khu B K2 thật sự rất nhiều kỉ niệm.
Hoàng Thu Hà: Hai Le Minh em hiểu ý của anh khi không ai thích làm việc tại khoa chăm sóc giảm nhẹ, dù chỉ là khám bệnh, phát thuốc giảm đau hay là theo dõi chỉnh liều thuốc giảm đau, đổi loại thuốc giảm đau thích hợp cho bệnh nhân không bị đau đớn cho đến khi ra đi chứ không nói đến tư vấn tâm lý, tâm linh, xoa dịu, tìm nguồn hỗ trợ tiền bạc. Hiện giờ một số bệnh viện tự chủ tài chính thì hy vọng là khoa chăm sóc giảm nhẹ thu hút được nhân lực tùy vào chínhs sách của bệnh viện ạ.
Hai Le Minh: Hoàng Thu Hà Anh chơi thân với đội bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ. Ở với họ 15 năm liên tục. Thân và họ rất quý mình. Chăm sóc giảm nhẹ đáng ra phải phát triển và đầu tư nhiều.
Người bệnh (ung thư) đều cần có không gian, có nhân viên chuyên chăm sóc những ngày cuối cùng.
Khoa chăm sóc giảm nhẹ có không đến 30 nhân viên mà bệnh nhân đăng ký cả nghìn người.
Tệ nữa là nghề này cần ở mọi địa phương chứ không phải chỉ một vài viện Trung Ương.
Còn quá nhiều việc mà chúng ta chỉ biết mong muốn thôi.
Hoàng Thu Hà: Hai Le Minh do chính sách mà ra cả anh ạ.
Nguyễn Kiến Bông: Hai Le Minh đúng ạ. Mỗi bệnh viện ở mỗi tỉnh giá như có khoa này… Để người hỗ trợ chăm sóc người bệnh ạ.
Chứ nhìn người nhà như này rất đau đớn ạ.
Son Lai Phu Thai: Hai Le Minh cứ như là anh đang ở TT CSGN nhở.
Lieu Nguyen: Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM rất tốt ạ.
Xuân Lan Nguyễn: Lieu Nguyen chị ơi người nhà chị nằm ở Đại Học Y Dược phải không? Ở khu nào chị. Mẹ em nằm ở khu B tệ lắm chị à.
Lieu Nguyen: Xuân Lan Nguyễn dạ khoa CSGN khu B phòng nó cũ hơn khu A thiệt, nhưng giá phòng nó bằng 1/2 khu A nên đỡ được khoản tiền phòng ạ, khu A thì giá phòng 1 triệu 4 nên phòng vip hơn khu B, còn chăm sóc bệnh nhân thì em thấy khoa nào cũng tận tình ạ.
Xuân Lan Nguyễn: Lieu Nguyen lúc mẹ em vào đăng ký phòng khu A, em đợi 1 ngày đêm ở cấp cứu để vào khu A, xong báo khu A không có bác sĩ phải qua khu B, mà ở bên đây bác sĩ không nói gì mà chỉ hỏi mình muốn gì, thậy sự lúc đó rối mà bác sĩ không nói gì hết.
Nguyễn Kiến Bông: Xuân Lan Nguyễn em ở miền trung ạ.
Chi Nguyen: Xuân Lan Nguyễn, bạn có thể tìm hiểu Viện Y Học Dân Tộc (đối diện bệnh viện Phú Nhuận), có khoa Ung Bướu. Khoa sạch sẽ, bác sĩ, điều dưỡng tận tình, rất dễ thương. Kết hợp Đông Tây y, mình thấy bệnh nhân giảm nhiều đau đớn.
Xuân Lan Nguyễn: Chi Nguyen tiếc là mẹ mình mất rồi bạn.
Trịnh Thị Định: Đi từ dinh dưỡng và tâm trí.
Nguyễn Kiến Bông: Trịnh Thị Định em mong nhận được sự chia sẻ cụ thể hơn ạ.
Trương Khánh Hùng: Các bệnh viện chuyên về Ung Bướu đều có khoa chăm sóc giảm nhẹ.
Nguyễn Kiến Bông: Trương Khánh Hùng anh ơi… Mong được sự hướng dẫn như anh từng giúp em ạ.
Đinh Thu Đông: Mình cũng rất hi vọng là có như vậy châm sóc giảm nhẹ về thuốc và lời động viên nhẹ nhàng của y bác sĩ nữa đã là người bệnh K rồi thì họ rất cần những lời nhẹ nhàng của y bác sĩ.
Nguyễn Kiến Bông: Đinh Thu Đông bệnh nhân ở giai đoạn cuối khổ trăm bề ạ.
Nguyễn Ngọc Hương Thảo: Thảo không biết chăm sóc giảm nhẹ đúng nghĩa bạn nói là như thế nào nhưng nếu ý bạn nói đến chăm sóc giảm nhẹ toàn diện hay việc tiếp cận người bệnh từ giai đoạn sớm thì thật sự rất khó do nhiều yếu tố khách quan và cả chủ quan, còn việc chăm sóc giảm nhẹ thì trong thực tế các bác sĩ vẫn đang làm hàng ngày như thông báo tin xấu, chăm sóc điều trị triệu chứng… mà có lẽ chưa theo một quy trình cụ thể rõ ràng thôi, có bác sĩ có quan tâm có bác sĩ vẫn chưa quan tâm. Và những người quan tâm đang làm vẫn đang cố gắng tiếp cận bệnh nhân trong phạm vi của mình, có những bác sĩ vẫn đang miệt mài với ngành như bộ môn chăm sóc giảm nhẹ, các lớp chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ, hay như đã có hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ của bộ y tế vừa ra. Thảo nghĩ chăm sóc giảm nhẹ sau này chắc chắn cần thiết và sẽ được quan tâm hơn nhưng cần thời gian, khi bộ y tế và BHYT đồng hành việc này sẽ nhanh hơn. Và thật sự việc mang lại lợi ích kinh tế cũng là 1 gánh nặng khi mà BHYT chưa thật sự vào cuộc.
Nguyễn Kiến Bông: Nguyễn Ngọc Hương Thảo em hiểu ý của chị nói.
Nhưng em chỉ mong muốn…
CSGN cho người bệnh ở giai đoạn cuối – giai đoạn đau đớn ấy ạ.
Giá như người bệnh sẽ được phân nhóm 3,5 người gì đó cho 1 bác sĩ phụ trách.
Sẽ giúp họ giảm các triệu chứng về cơn cơn đau, cơn nôn, căng cứng bụng, không ăn uống được gì… khó tiêu.
Người bệnh có quá nhiều thứ khổ và khổ cần được hỗ trợ trong cả quá trình nói chung và giai đoạn đau đớn – cuối đời nói riêng.
Người bệnh đau vật vã.
Người nhà thương xót.
Mà không biết phải làm gì và làm như nào.
Nguyễn Ngọc Hương Thảo: Nguyễn Kiến Bông vâng nếu bạn ở TP. HCM có thể liên hệ khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh Viện Ung Bướu hay bệnh viện Đại Học Y Dược.
Nguyễn Kiến Bông: Nguyễn Ngọc Hương Thảo dạ. Em cảm ơn ạ.
Hoang Duong: Nếu có thì mình tình nguyện vào đó giúp mọi người.
Bắp Ngô: Em thấy ba em nằm ở bệnh viện trung ương huế khoa chăm sóc giảm nhẹ rất Ok.
Lubi Lubi: Bắp Ngô bác sĩ tận tâm, nhẹ nhàng nhưng đội y tá điều dưỡng thì không.
Bắp Ngô: Lubi Lubi haha. Cũng đúng. Đêù thôi kệ. Nói vậy chứ hoi cũng áp lực nhiều nên tính khí vậy. Mình chăm một mình ba mình mà đã xuống sức. Hằng ngày cường độ làm việc của họ cũng cao mà nên dễ hiểu. Còn bác sĩ thì quá Ok.
Nguyễn Kiến Bông: Bắp Ngô mong muốn ở mỗi tỉnh đều có như vậy ạ.
Vũ Lê Thượng: Ở TP. HCM bệnh viện Ung Bướu phấn đấu lắm mới xin được cơ chế khám chữa bệnh tại gia cho ung thư giai đoạn cuối á bác.
Nguyễn Kiến Bông: Vũ Lê Thượng em mong mỏi như thế lắm. Chứ nhìn mẹ em hay những người bị bệnh đau đớn như này… người nhà cũng không biết phải làm gì. Xót lắm ạ.
Bach Kim: Mình sẽ liên hê ở đâu để xin đuọc khám tại gia vậy bạn? Làm ơn chỉ giúp dùm cô ạ.
Trang Dương: Bach Kim cô đem hồ sơ bệnh án lên bệnh viện Ung Bướu được nha cô. Đem theo khoảng 5 triệu để đóng tạm ứng nữa.
Bach Kim: Cảm ơn em nhiều ạ.
Vũ Lê Thượng: Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM.
Bácsĩ HàvũThành: Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp có khoa như vậy bạn nhé.
Nguyễn Kiến Bông: Bácsĩ HàvũThành vậy ạ.
Em cảm ơn bác sĩ Em sẽ liên hệ xem. Sao ạ?
Trần Mai Phương: Mình thấy bên bệnh viện tâm anh khâu này rất tốt.
Nguyễn Kiến Bông: Trần Mai Phương bệnh viện đó ở đâu ạ?
Trần Mai Phương: Nguyễn Kiến Bông bên phổ quang tân bình nha bạn.
Nguyễn Kiến Bông: Trần Mai Phương dạ, xa em quá.
Lương Vân: Chuyện chăm sóc giảm nhẹ mình đang được điều trị ở Pháp. Kể chuyện này chắc mọi người khó tin có thực. Mình ung thư giai đoạn cuối, sau khi nằm viện một tháng rưỡi, điều trị theo phương pháp tự thân miễn dịch, bác sĩ cho về nhà. Lý do: Không phải “trả về”, mà là muốn bệnh nhân được sống trong không khí gia đình yêu thương. Họ thiết lập một căn phòng có đầy đủ thiết bị bệnh viện: Giường (có điều khiển), tủ thuốc, ghế sopha, bàn ăn di động, máy truyền dịch các kiểu…
Lương Vân: Mỗi ngày yta đến 3 lần để thay dịch truyền và cho uống thuốc. Bác sĩ theo dõi tình hình bệnh nhân qua hệ thống máy tính.
Tất cả đều hết sức ân cần và dịu dàng.
Tất cả cũng đều miễn phí. Bảo hiểm chi trả 100/%
Lương Vân: Chuyện dài như cổ tích, mình không kể hết được.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/1233529240022051/posts/5900595086648753/
Phan Thị Mỹ Anh.
Ngày 09 tháng 07 năm 2021
Xin chào cả nhà!
Có lẽ, chúng ta gặp nhau nơi đây đa phần đồng cảnh ngộ, hoặc bạn hoặc người thân của bạn đã trải qua hoặc đang đối mặt với căn bệnh quái ác. Với tâm nguyện, cầu mong cho tất cả bình an và tiếp thêm động lực cho mọi người vượt qua, chiến thắng ung thư, mình xin chia sẻ chút tâm tình.
Trước đây, vào năm 2013 mình đã bị K vú, mình qua 8 liều hóa chất và mình hiện tại bình thường. Mình đã từng chăm sóc mẹ bị ung thư dạ dày năm 2012 và qua đời năm đó. Mình đã từng chứng kiến những giờ phút cuối đời của ba và mẹ, ba mình bị ung thư gan. Anh của mình cũng đã qua điều trị ung thư hạch cổ và đang khỏe mạnh. Mình cũng đã từng đến bên những người ung thư trong những giờ cuối như bạn học, bạn đồng bệnh và xóm giềng, ung thư phổi ung thư gan ung thư tuyến tiền liệt… Chắc mọi người hỏi sao mình lại có mặt bên họ? Bởi vì mình muốn an ủi họ và mình biết lát nữa thôi mình sẽ không còn gặp họ, đám tang họ mình sẽ không được đến chi bằng cứ tiếp sức cho họ được an lòng. Tuy mình không phải bác sĩ nhưng mình nghĩ với những kinh nghiệm hạn hẹp của mình cũng mong có thể giúp mọi người, nhất là những người đang băng khoăn về những vấn đề liên quan ăn uống và thuốc giảm đau cho người ung thư, cách sống để khỏe không còn ám ảnh sợ tái phát.
Không biết mọi người nghĩ sao chứ riêng mình cãm nhận chiến đấu với ung thư là cuộc chiến kết hợp cả thân và tâm, sau đó là sự may rủi ở phát đồ điều trị của bác sĩ hoặc những thuôc đông y, các phương pháp chữa lành bệnh bằng diện chẩn hay Đạt ma dịch cân Kinh, phương pháp dưỡng sinh Oshawa, trì chú, niệm Phật, Bồ tát, Chúa…
Hôm nay, mình chia sẻ vấn đề mình thấy cần nêu trước là cách chăm sócvà dùng thuốc giảm đau cho người giai đoạn cuối còn những vấn đề đang điều trị nên ăn uống gì hay sau điều trị nên sống như thế nào cho khỏe xin để sau.
– Việc có nên dùng liều mooc phin (mà túy) cho người giai đoạn cuối? Nếu như, người thân các bạn đã tuổi ngoài 80 thì mình khuyên không nên vì mẹ mình trước đây bác sĩ cũng không cho dùng vì sợ hôn mê sâu (chết lâm sàng). Người còn nhỏ hơn thì tùy gia đình nhưng với những gì mình chứng kiến, bạn mình ung thư gan tiêm mooc phin mới đầu thấy đỡ nhưng ít hôm cứ tăng liều đến nỗi bác sĩ cho tỉ lệ dùng đàng hoàng nhưng vì chồng quá thương nên tiêm hơn chỉ định, bạn vẫn cứ đau mà ngồi gục đầu, mắt lờ đờ không mở lên nổi, bạn cứ rên “đau quá Mỹ Anh ơi” mình khóc bên bạn. Mình khóc phần vì thương bạn phần vì người thân của bạn đã thương bạn mà thiếu hiểu biết. Vì sao vậy? Đây cũng là vấn đề mình muốn nêu ra để mọi người giúp người thân giai đoạn cuối. Ở đây, mình xin nói dành cho những trường hợp đã bó tay, dùng chất giảm đau chờ đến lúc ra đi. Đa phần, người thân vừa thương cũng vừa mệt mỏi vì canh người bệnh lúc thời điểm này nên chỉ muốn người bệnh không rên la, đau đớn, cũng không ít trường hợp cho người thân được nghỉ mệt vì đã quá mệt mỏi. Các bạn nhìn bên ngoài tưởng đã giúp người bệnh rồi nhưng vẫn chưa phải đâu các bạn. Ngay những lúc ấy, người bệnh rất cô độc thay vì cho họ một liều như vậy, mình nên luôn bên cạnh họ, cứ làm những gì họcảm thấy dễ chịu như họ đòi đỡ ngồi dậy, song mới bợ lên họ đòi nằm xuống, họ liên tục khó chịu, họ muốn luôn có người ngồi bên, họ dễ thấy gặp những người đã mất nên họ rất sợ. Lúc này, người bệnh đâu còn ăn uống gì, bạn đừng nên cố đổ sữa vì phủ tạng đã xâm nhập hết rồi những chất béo sẽ càng tạo sình chướng càng gây đau đớn. Các bạn nấu nước trà gạo lứt rang cho uống, mẹ mình thậm chí minh cho mấy lát sâm chung trà gạo lứt, mình không phải muốn mẹ kéo dài thời gian mà là mình muốn mẹ hoàn toàn tỉnh táo lúc ra đi chứ không phải đi trong hôn mê. Đến lúc đi sẽ tự đi chứ không vì mấy lát sâm mà kéo dài thân khổ nên hiểu rõ, không phải như can thiệp máy thở. Mình hãy dỗ ngọt người bệnh “uống nước này đi sẽ bớt đau”, họ thấy an tâm được một tí, bởi vậy, các chị của mình bảo “có nó cái gì bả cũng uống mà bả không hoành hành”, mình chỉ cười rồi nói “đó là chiến thuật tâm lý”. Đó là phần thân còn cái quan trọng quyết định là bạn phải trị tâm cho người bệnh, hãy giúp họ giải tỏa tâm lý như giúp họ hiểu về vô thường, hãy gợi cho họ một chỗ dựa vững chắc về tâm linh, ví dụ như ngày xưa con còn bé mỗi khi con té ngã con gọi cha mẹ là cha mẹ cứu đỡ con, cha mẹ xoa xoa là con hết đau, cả bầu trời này chỉ có cha mẹ là duy nhất để che chở cho con nhưng cái sinh tử này không người thân nào có khả năng giúp được. Rồi giới thiệu hướng cho họ một câu niệm, một chỗ dựa tâm linh nào mà gia đình bạn tin tưởng nhất, cũng xin nên tránh để cái máy niệm bắt họ nghe hay khi họ kêu rên đừng bảo “niệm đi! Cứ không chịu niệm mà kêu la”. Máy niệm chỉ là xác máy vô tri mà! Bạn hãy cùng niệm, đó là tình thương truyền hơi ấm, hãy cầu nguyện cho họ, việc này với những người chủ nghĩa vô thần thì không quen nhưng mình mong tình thương sẽ thay đổi tất cả, luôn thay phiên bên cạnh họ đừng cứ đi qua lại ngó ngó hay túm tụm lại bàn tán cho hết thời gian, họ đang đau nhưng vẫn cảm nhận được họ sẽ buồn bực thêm. Mỗi lần, họ đau lên họ muốn gồng mình lên, họ muốn rên bạn hãy liền niệm với cách như vừa tiếp sức cho họ như vừa nhắc nhở họ quay lại chánh niệm. Họ sẽ dịu lại ngay lập tức và nếu như ngay giây phút ra đi, mình nhấn mạnh chỉ tính bằng giây phút! Mà bên cạnh họ không phải là tiếng khóc than mà là lời đồng niệm hổ trợ của người thân họ sẽ cho bạn thấy sự vui vẻ mãn nguyện. Không cần phải cho đó là mê tín mà đó là thực tế, ra đi mà biết hy vọng mình về đâu rồi có người thân bên cạnh nói những lời cho mình an tâm thì sắc mặt dĩ nhiên tươi đẹp thay đổi khác hoàn toàn trước đó.
– Nếu như, người bệnh giai đoạn cuối nhưng còn ăn uống được thì cũng đừng nghĩ “cứ ăn đi sống bao lâu nữa”, đáng lẽ họ còn có cơ may hồi phục nhưng chính sự suy nghĩ đó mà càng đưa họ mau chết sớm bởi vì bạn chăm họ mà bạn cứ nghĩ họ không sống thì làm sao họ khỏe lại được! Nên ăn những thứ dễ tiêu, uống bột cốc loại thay sữa, xin đừng vì sự sống mà nghe lời người ta ăn uống những thứ độc lạ như máu và bôt than rắn lục đuôi đỏ, cóc nướng thành than, mật gấu… hãy nghỉ dưỡng sức khỏe, tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền, đi bộ, sống gần gũi thiên nhiên trong lành, không tức giận, không suy nghĩ tính toán bất cứ gì để mất ngủ. Cứ thực hiện chống ung thư hết khả năng còn sống chết tùy duyên. Tìm chỗ dựa tâm linh, sám hối những nghiệp xấu đã tạo dù biết hay chưa biết. Suy nghĩ tích cực, ăn uống thanh sạch, không ăn thực phẩm hàn, hít thở đều, giữ nhiệt độ cơ thể không bị lạnh… Có hy vọng vì đó là những nhân tố thay đổi tế bào.
Trên đây là những nỗi niềm chân thành, mình không phải là người trí thức, mình chỉ qua thực tế. Song, đồng một việc lại có nhiều suy nghĩ khác nhau, mình chỉ nêu theo cảm nhận của mình. Xin vì tâm nguyện ban đầu mình chia sẻ lên đây, có gì không phải xin mọi người hoan hỉ bỏ qua. Cuối cùng, chúc cả nhà mạnh khỏe, vững vàng chiến thắng!
Lan Anh: Cô ơi. Cô chia sẻ quá trình ăn uống, kiêng, hay kinh nghiệm quý gì trong quá trình chữa bệnh của bản thân cô. Quãng đường từ 2013 đến giờ là động lực cho mọi người lấy niềm tin. Cháu cảm ơn.
Phan Thị Mỹ Anh: Lan Anh, xin cảm ơn! Cô sẽ viết tiếp vì mong ước tiếp cho người động lực cho mọi người, chính vì kiến thức cô hạn hẹp nên sẽ có những góp ý thêm ở phần bình luận để mọi người hiểu hơn thêm. Qua đó, cô cũng được học hỏi nhiều hơn. Nếu biết dung hòa thì mọi tốt xấu trên cuộc đời đều có giá trị bổ ích.
Nguyễn Hải Long.
Susu Tran: Rất cảm ơn chủ bài viết, chúc chủ bài luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, bình an.
Minh Tran: Cảm ơn bạn!
Nguyen Linh: Cảm ơn chị.
Lê Hường: Cảm ơn bạn! Bài viết xuất phát từ tâm.
Hoài Thương: Trong nhóm mình có ai bị u xơ tử cung mà chữa khỏi không cần phải mổ không nhỉ.
Ngoc Vu: Hoài Thương đã là u xơ thì nên mổ cắt u. Năm 2002 mình mổ cắt u xơ tử cung. Từ đó tới giờ 19 năm rồi ngon lành, không có vấn đề gì hết.
Hoài Thương: Ngoc Vu vậy ạh chị. Cắt tử cung luôn hay sao chị. U em to lắm cơ 90mm bác sĩ bảo mổ mà sợ quá.
Ngoc Vu: Hoài Thương không sao đâu, đừng để to quá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Cắt u xong là OK.
Hoài Thương: Ngoc Vu dạ cảm ơn chị đã cho em thêm động lực nhé.
Phạm Vân Thành: Hoài Thương bạn mình nút mạch khỏi hoàn toàn. Tham gia bảo hiểm nhân thọ, chỉ định đi khám y tế, khỏi hoàn toàn, không bị loại trừ luôn bạn ạ.
Phan Thị Mỹ Anh: Hoài Thương bạn an tâm, u xơ tử cung mình có biết mấy người đã mổ và hiện khỏe mạnh bình thường.
Hoài Thương: Phan Thị Mỹ Anh cảm ơn bạn nhiều nha.
Kym Ngân: Bài viết rất bổ ích rất dễ hiểu xúc tích. Chúc chị sẽ khoẻ mạnh chiến thắng bình an.
Nguyễn Thị Huệ: Cảm ơn vì bài viết rất tâm huyết của bạn. Chúc bạn luôn ổn định sức khỏe, luôn lạc quan để chiến thắng bệnh tật.
Nguyen Thien Nha: Cảm ơn những lời chia sẻ rất tâm huyết ạ.
Ngô Thuỷ: Với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là chăm sóc giảm nhẹ rồi chăm sóc cận tử.
Ngô Thuỷ: Ở đây bạn chưa hiểu hết về bệnh ung thư, đau là phải dùng giảm đau quan trọng là liều dùng cách dùng và phải có chỉ định của bác sĩ.
Vũ Thị Liễu: Chào bạn. Mình cũng bị K vú. Mình chuẩn bị truyền mũi 2… bạn có thể truyền cho mình chút kinh nghiệm về vấn đề ăn uống. Sao để có sức khỏe tốt vượt qua 8 mũi hóa chất với… cảm ơn bạn.
Phan Thị Mỹ Anh: Vũ Thị Liễu Cảm ơn bạn, mình sẽ viết tiếp.
Thinh Le: Bài viết hữu ích và chính xác mình cũng đang gồng mình chống chọi lại với ung thư phổi nay đã được 5 năm đã hiểu và cảm nhận được vui buồn của hoàn cảnh từng người bệnh khác nhau. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và an lành.
Đoàn Thi Dũng: Thinh Le Nghe họ nói đã qua 5 năm là khỏi bệnh, phải không em.
Thinh Le: Đoàn Thi Dũng làm gì có chuyện đó chị ơi. Ung thư phổi là một trong những loại ung thư ác tính cao người vượt ngưỡng 5 năm trước đây rất ít nên họ nói như vậy thôi. Trên 5 năm cũng là hợp thầy hợp thuốc có duyên chữa bệnh rồi. Bệnh ung thư là bệnh của tế bào khi tế bào trong cơ thể đang hoạt động thì nó không thể mất đi được chị ạ. Chị có một điều Duy nhất là khoa học hiện đại sau này có tiến bộ hơn về điều trị mới hay không thôi.
Đoàn Thi Dũng: Thinh Le hết hi vọng.
Thinh Le: Đoàn Thi Dũng Còn sống là còn hy vọng chị ạ.
Kano Pham: Thinh Le bạn K phổi giai đoạn mấy.
Thinh Le: Kano Pham giai đoạn 3b.
Kano Pham: Thinh Le ông anh mình cũng ung thư phổi di căn đốt xương sống số 3 không biết vậy là giai đoạn mấy nhỉ.
Thinh Le: Kano Pham di căn vào xương là giai đoạn 4
Kano Pham: Thinh Le ông anh mình hoá 3 mũi và đang xạ mũi 12 (PDDT là 33 mũi) mà đau đớn lắm, mà nay nuốt cháo còn nghẹn. Không biết bệnh tình còn diễn biến như nào nữa.
Thinh Le: Kano Pham Xét nghiệm đột biến gen chưa.
Đàm Vân: Cảm ơn tác giả.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Quá thấm thấu! Chúc bạn nhiều sức khỏe, niềm vui, năng lượng tích cực! Quá tuyệt vời bạn ạ!
Danh Trinh: Cảm ơn bai viết của bạn. Chúc bạn luôn mạnh khỏe. Mình mong bạn sớm đăng các bài viết để duy trì sức khỏe và ngăn tái lại.
Giáo Linh: Hay rất thật nhớ viết bài chữa khỏi hoàn toàn không như thế nào nhé vì tôi là bệnh nhân K, 2015
Trần Quân: Chúc chị có thật nhiều sức khoẻ. Cảm ơn chị vì bài viết.
Bùi Trâm: Rất cần những bài viết chia sẻ kinh nghiệm thực tế như của chị, cảm ơn và chúc chị nhiều sức khỏe ạ.
Vuông Tròn Tròn Vuông: Cảm ơn bạn.
Lan Kim: Cảm ơn em bài viết rất bổ ích tiếp thêm động lực để chiến thắng đến giây phút cuối cùng của cuộc sống.
Đỗ Huyền Trân: Cảm ơn chị nha. Công Đức vô lượng.
Nhung Cao: Mẹ em bị K ung thư giai đoạn cuối hôm nay đi cầu liên tục mà có mùi rất thối có phải dịch bị bể ra là sẽ ra đi không ạ.
Phan Thị Mỹ Anh: Thông thường những người sắp ra đi hay xổ sạch ruột như vậy (nếu ung thư gan thì rất hôi) nhưng ở đây không rõ mẹ bạn có triệu chứng đau đớn bứt rứt chưa, nếu đã có thì đúng như suy nghĩ của bạn. Song, bạn hãy bớt đau lòng vì khi đã sạch sẽ thân xác, mẹ bạn có thể đi vào con đường mới tốt đẹp, người thân nên trợ duyên giúp mẹ bạn, giúp người bình tâm thanh thản!
Nguyễn Nga: Tuyệt vời lắm bạn.
Tam Nguyen: Cảm ơn bài viết rất thực tế của bạn, chúc bạn tháng mới nhiều sức khỏe và an yên.
Minh Minh: Cảm ơn bạn rất nhiều.
Ha Tran: Cảm ơn chị những chia sẻ tận đáy lòng.
Phạm Duyên Khuê: Mình đồng cảm với bài viết của bạn. Đây là bài viết mà mình cảm thấy đúng nhất từ trước đến giờ. Con người ta khi bệnh là do nghiệp. Nếu hiểu được thì xã hội này không ai phải chịu những cảnh đau khổ như vậy. Người thân chỉ biết thương. Nhưng không biết cách. Ghì củng chẳng đi đến đâu. Khi ta trải qua những biến cố trong cuộc sống. Ta mới hiểu cuộc sống này vô thường lắm. Nhtng ít ai biết trân trọng những ngày tháng ở bên cạnh nhau. Họ đóng băng những suy nghĩ tích cực. Mà đem về cho mình sự tiêu cực. Từ đó. Bỏ dần đi những cơ hội đáng quý cho người thân mimh. Những người bán hàng là người đi trao giá trị. Có ý tốt nhưng thiếu sự hiểu biết. Cũng vô tình. Làm mất đi lòng tin của mọi người. Vậy mong khi mọi người lên đây nếu có ý giúp đỡ động viên tinh thần. Đừng đem lời cay nghiệt chỉ tríc người khác. Mà hãy nhòn cuộc sôngu với thái độ khoan dung. Tránh gây hoang mang cho người nhà cũng như người thân của bệnh nhân. Cảm ơn bài viết của bạn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe. Để đi trao giá trị này cho cộng đồng. Thay lời mọi người trong nhóm. Cảm ơn bạn.
Dinh Kim: Người viết bài rất có tâm khi người thân có bệnh rất mơ hồ và hoang mang bạn viết chia sẻ ăn uống như thế nào K máu ạ.
Anna Ngân Nguyễn: Cảm ơn bạn đã chia sẻ rất hay và thân tình, bản thân mình và những người thân may mắn chưa bị ung thư gõ cửa, nhưng trong nhiều lần tiếp xúc và công tác thiện nguyện, những case ung thư có người lớn có, có bé nhỏ có, vào nhìn cảnh 1 phòng bệnh mà san sát nhau các bé mọi lứa tuổi, đánh thuốc kêu rên đau… Thậm chí có bé mới hơn 2 tuổi mà máu rướm khoé mắt – mũi – miệng, không dám nhìn lâu mà phải chạy đi ngay rồi bình tĩnh vẫn không kìm được nước mắt, vậy mà hôm sau vào thăm thì hay tin… bé đã đi rồi… Mình cũng đang may mắn có bé con trạc tuổi, thầm nghĩ nếu không may là con mình thì thật sự đau lòng sống không bằng chết khi nhìn cảnh đó hơn nữa… mình tham gia group này để đồng cảm và chia sẻ nỗi buồn đau, cũng như tìm kím những hoàn cảnh thật sự khó khăn để giúp đỡ phần nào, với tất cả niềm xót xa, thương chúc các bệnh nhân sẽ bớt đi phần đau đớn bệnh hoành hành, bên cạnh đó mình cũng được biết thêm những chia sẻ về y học, những kinh nghiệm mà mọi người chia sẻ lên group, xin cảm ơn vì tất cả; Lần nữa mình vô cùng mến chúc tất cả chúng ta ai ai cũng thật nhiều sức khoẻ… hãy sống vì cuộc đời này rất đáng sống, nhưng nếu đi rồi thì hãy lên Thiên Đàng cùng Chúa hoặc Vãng Sanh Đắc Đạo nơi Cửa Phật…
Phương Trần: Chị ơi, chị có thể check tin nhắn chờ giúp em với chị nhé.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/1233529240022051/posts/5911332568908338/
Phan Thị Mỹ Anh.
Ngày 12 tháng 07 năm 2021
Xin chào cả nhà!
Đầu tiên, mình xin gởi tình yêu thương đến tất cả mọi người! Mùa dịch đang bùng phát, cầu chúc cho tất cả bình an! Chúng ta đã quá khổ rồi! Chắc không còn gì để ông bà Covid thăm nhà chúng ta! Nói cho vơi nhẹ chút thôi chứ thương biết bao bệnh nhân phải điều trị trong lúc này! Hãy cố lên nha, đừng bi quan bỏ cuộc!
Như ước nguyện ban đầu khi bước vào đây ngỏ ý tâm tình cùng người đồng cảnh ngộ, mình không phải là người trí thức sâu rộng nhưng với những gì mình đã đi qua, mình xin gõ lên trang chỉ mong làm hạt cát lót đường cho kẻ đi sau bước nhẹ chân hơn. Mình xin cả nhà hiểu mà bỏ qua cho cái lỗi hạn hẹp hiểu biết của mình.
Hôm nay, mình xin chia sẻ tiếp về vấn đề cần cho người đang điều trị. Vấn đề của giai đoạn này nó rất rộng lớn và lệ thuộc cái thói quen trong ăn uống của mỗi người cũng như cái cảm nhận riêng của mỗi người về các phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư nên ở đây mình nêu ra cái kinh nghiệm của riêng mình với tính chất tham khảo cho những hoàn cảnh mới đang băng khoăn, mình không dám cho là cái của mình đúng, mình cũng không khuyến khích mọi người làm theo mình nhưng có những khi mình phải dùng những từ “nên” hay “khuyên” đó là xuất phát từ tâm, mình không dám qua mặt những người đã từng trải, mong quý vị có kinh nghiệm nhiều hơn mình thì chia sẻ giúp mọi người nha!
Bây giờ, mình xin đi thẳng vào giai đoạn điều trị hóa chất đi há! Hầu hết, khi mới được thông báo vô hóa chất ai cũng rối nhùi lo lắng, nghe ngóng tìm hiểu tác dụng phụ của nó ra sao rồi dò hỏi những người xung quanh xem có bị hành nhiều không rồi ăn uống gì. Chưa hết bâng khuâng thì chỉ một toa đầu thôi, địa ngục trần gian là đây rồi, chỉ mong ước làm sao được giảm nhẹ cho thân và làm sao để có sức mà tiếp tục ngục thứ hai, biết vào ngục là sợ lắm nhưng lại muốn được vào cho trả xong kiếp tù rồi được tự do chứ rớt lại càng kéo dài thời gian càng tăng nặng. Khổ vậy đó mà chưa yên, bên ngoài thị trường cả một ma trận thực phẩm chức năng, thuốc tây y, đông y, những bài thuốc dùng độc trị độc từ động vật có chất độc, thầy vuốt, thầy xăm… làm người bệnh và gia đình muốn tẩu hỏa nhập ma. Giữa lúc này, bạn nên bình tâm để hiểu trong thân mình đang như thế nào, hoàn cảnh kinh tế mình có cho phép hay không bởi vì bạn mới bằt đầu cuộc chiến, bạn còn phải chiến đấu dài dài đâu phải ai cũng đuợc may mắn hết phác đồ là được ra viện đâu thậm chí bạn có thể bị tái phát bất cứ lúc nào. Xin lỗi, vì mình muốn phân tích để gỡ rối chứ không phải để mọi người bi quan nha! Những người khá giả thì họ có thể đi tuốt qua Singapore để vô hóa chất hoặc dùng những sản phẩm rất đắt tiền để mong phục hồi sức khỏe, cũng hoan hỉ cho họ thôi vì họ có khả năng. Những người hoàn cảnh khó khăn thì họ không có dùng sản phẩm bổ sung gì ngoài ăn cho no. Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng mạng người là như nhau, ai cũng muốn tiếp tục sống để làm chỗ nương tựa cho gia đình hoặc trẻ thơ thì càng đau thắt ruột cho bậc làm cha mẹ. Trong tất cả cái ma trận mà mình nêu ở trên, thật ra với mình cái nào cũng có ưu điểm và hạn chế. Nếu bạn và gia đình tin tưởng cái gì thì bạn chọn nhưng tốt nhất bạn bỏ hết ngay cái tâm phân biệt, cái mình tin là tốt nhất. Vì sao vậy? Vì bạn có thể đánh mất cơ hội, bạn hãy nghe cứ tìm hiểu và giải quyết từ từ cái nào cần cấp mà hậu quả nhẹ tí thì chọn. Tuy là cùng vô hóa chất hoặc thậm chí cùng một loại không như nhau, một loại hóa chất như nhau nhưng cơ địa khác nhau thì sự hành thân cũng khác nhau. Bệnh nhân nên ăn trước khi vô hóa chất ít nhất 1 giờ đồng hồ để tránh mệt và ói khi đang truyền. Nếu bệnh nhân đã vô mà không bị nôn mửa thì ra về ăn gì được thì ăn, uống nhiều nước cho đường tiêu hóa đào thải giảm bớt tác dụng phụ vào nội tạng, nếu thấy nóng bức quá có thể uống nước dừa hoặc cỏ tranh, những thức uống giải nhiệt nhưng cần để ý cơ thể khi uống vào có hợp không, uống vừa phải để cứu hỏa thôi đừng dùng nhiều. Trong hai ngày đầu nếu ói nhiều thì hạn chế ăn, ưu tiên cho uống vì ăn vô không nỗi ma ra càng khiếp hơn mệt lắm, khi nào thấy ăn chút chút như cháo chẳng hạn thì đưa vào cơ thể từ từ. Mình nhắc lại, ai mà không ói thì vô tư ăn. Trong 3 ngày đầu, hồng cầu và bạch cầu trong người bệnh bị diệt rất nhiều, bệnh nhân sẽ bị xây sẩm chóng mặt hoặc bị lỡ miệng, nổi đẹn, sưng đau răng hoặc nổi ghẻ ngứa trên đầu trên thân, có thể dùng thuốc giảm đau răng còn bị ngứa mình chia sẻ cách này mình mới biết sau này chứ hồi đó mình chỉ biết xát chanh dù có rát mà đỡ hơn. Dùng máy sấy tóc chỉnh chế độ nóng hơi nóng, sấy sau lưng từ xương cụt ngược lên đến hết vùng cổ gáy, tiếp tục sấy 10 kẻ tay và 10 kẻ chân, sau cùng sấy trực tiếp chỗ ngứa, một lầnmà chưa hết hẳn thì làm hai đến ba lần trong ngày tốt nhất là sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ, lưu ý sấyxong không chạm nước lạnh, sấy khi tối còn giúp ngủ ngon, đó là “tí ti” trong phương pháp diện chẩn. Nếu như, khi sấy như vậy qua một lần nó không giảm mà ngứa hơn hay nổi nhiều hơn thì nên đi khám bệnh viện da liễu chuyện khoa, mình biết ở bệnh viện da liễu TP. HCM có một loại thuốc bôi đặc trị chỉ dùng nội bộ không có bán ở các quầy thuốc bên ngoài, chỉ có ở trong đó thôi, thuốc này rất hiệu quả cho các trường hợp này. Nếu bệnh nhân có bị nổi ghẻ đầy đâu thì nên cần sự hỗ trợ của bác sĩ đang điều trị cho mình bởi vì bệnh nhân đang bị giảm bạch cầu quá nhiều phải cần bổ sung kịp thời. Giai đoạn này, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc người bị viêm mũi họng và cố gắng hạn chế đi vào phòng khám tư nhân ở địa phương ví dụnhư thấy yếu quá đi truyền nước biển chẳng hạn vì nơi phòng khám rất nhiều người bị bệnh nhiễm siêu vi (cảm cúm) đến điều trị, bệnh nhân đang mất sức đề kháng vào sẽ bị lây nhiễm trong khi mình cần hồi phục sức khỏe. Trong tuần đầu, bệnh nhân nên tránh những sản phẩm giải độc như đậu xanh, các loại trà giải độc vì nó đi ngược tác dụng của hóa chất. Đó là loại giải độc cần cho thanh lọc cơ thể, nó tốt cho người bình thường để ngăn ngừa chất độc gây bệnh hoặc bệnh nhân đã hết bệnh. Cũng có khi bác sĩ không cấm người dùng mà mình lại nghĩ vậy. Mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà trông lên trời phải không? Bây giờ, mọi người nghĩ xem bác sĩ thường haykhông cho cái gì mà bệnh nhân hay hỏi nè! “Ăn chay và dùng những cây thuốc đông y” bởi vì bác sĩ sợ bệnh nhân không đủ sức điều trị và đông tây đâu hợp nhau. Ngoài cái điều đó ra, bệnh nhân muốn dùng gì cứ dùng miễn sao có sức đi tiếp còn chuyện về sau, có tây y lo. Cụ thể như khi bạn bị phẫu thuật bác sĩ không hề cấm bạn ăn những món như cua, tôm, bò thậm chí còn khuyến khích ăn để mau đầy vết thương, bác sĩ không sai chỗ này bởi vì có thuốc kháng sinh, kháng viêm rồi. Mình không trách bác sĩ được vì họ đang đứng ở góc nhìn nghề nghiệp của họ. Mình xin quay lại, bệnh nhân có thể uống trà bồ công anh hoặc nếu nơi mình ở mà có nó mọc hoang thì luộc ăn thường xuyên hay xaylấy nước uống, đây là cây giúp tăng sức đề kháng, bạn có thể mua bồ công anh khô ở ngoài các tiệm thuốc đông y, cây bồ công anh này mình chọn mua ở cửa hàng thực dưỡng Quy Nguyên quận thủ Đức TP. HCM vì nó được sấy khô rất sạch và còn đủ hương vị chứ không như mình đã mua ngoài các nơi khác, có chia ra từng gói nhỏ rất dễ sử dụng, đến giờ mình vẫn còn dùng nó luân phiên với trà gạo lứt đậu đỏ rang, nó vừa túi tiền mà thích hợp nên mình chọn, mình chỉ chia sẻ sự thật thôi chứ mình không có ý quảng cáo cho ai. Bệnh nhân muốn dùng sản phẩm gì thì tùy nhưng cái tác dụng phụ làm suy giảm hồng cầu bạch cầu, tăng men gan, hở van tim sau vài ba toa là tất nhiên, cho dù, bệnh nhân ăn mặn ăn chay đều cũng phải bị như vậy. Bệnh nhân cố gắng chịu đựng tuần đầu với tư thế cầm cự nhưng qua 1 tuần là ăn uống cho hồi phục. Ăn chưa nổi thì uống thay ăn, có thể hầm đậu đỏ ăn thường hơn hoặc nấu chung với cháo gạo lứt vì gạo lứt nó còn chất cám, bổ hơn khi nấu cháo bắng gạo trắng đã chà sạch, gạo lứt trắng đỏ gì cũng được miễn mua loại trong bao bì hút chân không, gạo lứt bán rời không đóng gói dễ bị ẩm mốc sâu mọt do ít người dùng đến. Bệnh nhân ăn gì thấy ngon miệng thì cứ ăn không nên quá kiêng khem trong giai đoạn này, không nên ăn đồ cay nóng và đồ nướng để tốt cho sức khỏe và bảo vệ cái dạ dày. Nếu bệnh nhân được vào toa thứ hai rồi, khi ăn uống được rồi nghĩa là qua tuần đầu nên tìm dùng thuốc đông, tây hay thực phẩm gì đó để ngăn chặn tăng men gan, trong tuần thứ ba cần ngủ đủ vì nếu thiếu ngủ sẽ không đủ hồng cầu bạch cầu, một phần vì lo lắng cho đợt kế tiếp nên khó ngủ, loại sửa pro sure dành cho bệnh nhân ung thư uống cũng mau khỏe và ngủ được. Hồi trước mình bị hành te tua tơi tả, sản phẩm chính của mình là trà đậu đỏ rang, trà bồ công anh, ăn cháo đậu đỏ, còn sửa pro sure mình không chịu nổi cái mùi vị của nó (người ta thì thấy không có gì) trước khi đi tiếp ít hôm, mình phải uống sửa này để ngủ được mà mỗi lần uống phải nín thở, nuốt xong là ngậm kẹo liền không thì nôn đó. Trong 8 lần vô hóa chất mình bị rớt 1 lần thiếu hồng cầu, 1 lần thiếu bạch cầu nhưng nghỉ dưỡng có trể hơn 1 ngày thôi, mình phát hiện mất ngủ truớc khi vô là thiếu hai thành phần này trong máu, sau này mình cố gắng uống sửa truớc những ngày sắp đi. Cơ địa mình rất khó, ai cũng nghĩ mình chết vì hóa chất trước khi chết vì bệnh. Còn nữa nha! Khi qua tuần đầu rồi nên uống nước cam vắt với mật ong hàng ngày và thời gian uống tốt nhất là trưa đừng quá chiều, không uống lúc bụng đang đói và nên uống cách bữa ăn khoảng 1 giờ để hạn chế bị đóng sỏi về sau, có người bị sỏi rồi nhưng bây giờ cái nào cần cấp thì giải quyết trước nên phải chịu chứ sao, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có vấn đề bệnh lý về bệnh nền trước đó như về gan, dạ dày, máu loãng thì nên hỏi bác sĩ nhé! Cam có tác dụng tăng để kháng đồng nghĩa tạo bạch cầu, làm mềm mạch máu, chống sơ cứng mạch máu do bị tiêm truyền nhiều, giảm nguy cơ bị nghẽn mạch máu và cũng nhờ vậy mà khi truyền hóa chất tìm mạch dễ dàng hơn, có người không còn mạch vô phải mở buồng tim, nhất là những bệnh nhân K vú chỉ được truyền có 1 tay. Trong thời gian này mình cũng có dùng một vài lọ thực phẩm chức năng do nghe người đồng bệnh giới thiệu là con gái mua cho uống rất khỏe không bị hành, mình thích ngay nhờ mua dùm, mình nhớ thành phần nó có nhung nai gì đó. Song, với mình không hiệu quả mà nó lúc thời điểm 2013 đã 700 nghìn 1 lọ nhỏ vừa thôi. Sau đó, mình không tìm hiểu về các thực phẩm chức năng hỗ trợ cho người đang vô hóa chất nữa nên mình không biết lĩnh vực này. Nếu mọi người dùng gì thấy tốt và hợp thì dùng, mình ước mong ai cũng có sức khỏe chiến đấu và chiến thắng. Tóm lại, đang điều trị không quá kiêng nhưng cũng không quá cố chấp thiêng kiến, cũng đừng nên bỏ cuộc giữa chừng, chạy từ tây sang đông trong khi đang theo một phác đồ đang dở dang nhất là đã đụng đến tây y mà dừng chân quay về đông y thì cẩn trọng vì tây y tấn công mạnh, đánh nhanh rút lẹ quen rồi. Nói vậy, mình cũng không phải kêu mọi người cứ bám lấy chiếc bè ấy mãi. Bạn chỉ nên rời đi khi bạn thấy không hiệu quả hoặc không còn sức đi tiếp. Cũng không ít trường hợp bác sĩ trả về họ gặp được cơ duyên nào đó trúng thầy trúng thuốc họ qua khỏi một cách lạ lùng, đó là vi diệu!
Cũng như bài viết trước mình đã nói cuộc chiến ung thư phải gồm cả thân và tâm. Vừa trên đây, mình chỉ mới nói về điều thân trong giai đoạn này nhưng tâm làm chủ thân nên nó rất quan trọng. Song bài viết khá dài rồi, mình xin gát lại nơi đây. Nếu còn hữu duyên mình xin viết tiếp sau. Mình xin sám hối với những ai mà mình vô tình làm không hài lòng qua bài viết. Chỉ xin vì tâm nguyện của mình mà đừng khởi tâm nóng giận để mình không phải tạo nghiệp với người. Cầu chúc mọi người bình an! Người khổ sẽ hết khổ. Người đã khỏe sẽ khỏe mãi! Mình cũng mong người thân đọc lại những bài viết của mình cho các cô bác là bệnh nhân lớn tuổi nghe được, mình muốn gởi gấm tấm lòng yêu thương và cãm phục đến họ cũng như góp phần động viên cho các cô bác!
Tái bút: Trên tinh thần chung tay vì cộng đồng ung thư, mình xin các thành viên lập trang nếu có dịp cần chung tay, xin nhắn cho mình, mình xin đóng góp của ít lòng nhiều chỉ mong “đông tay thì vỗ nên kêu”. Trân trọng kính chào!
Giáo Linh: Hay bạn rất trung thực kể lại hành trình K của mình cũng rất may là bạn bị K vú là một loại K mà hóa chất có thể chữa khỏi hoàn toàn được.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Giáo Linh anh nói đúng! K vú chữa được, mẹ em giai đoạn 1 khỏe hơn 10 năm nay.
Giáo Linh: Bich Phuong Có 5 loại K ung thư vú. Tuyển giáp. Ung thư da. Ung thư tinh hoàn. YHHĐ có thể chữa khỏi hoàn toàn nhé.
Khanh Nhu: Giáo Linh K cổ tử cung có thể chữa không ạ.
Giáo Linh: Rất mong bạn viết tiếp để người trong nhóm có thể hiểu được sự độc hại của hóa chất để mọi người ít phụ thuộc vào những mafia y tế nhé hãy khai thác góc cạnh tự nhiên để sau khi bạn khỏi hẳn không chở về với xã hội chứ không phải gánh nặng cho gia đình và xã hội chúc bạn luôn vui khỏe nhiệt huyết truyền lửa cho bệnh nhân K nhé.
Phan Thị Mỹ Anh: Giáo Linh Xin chân thành cảm ơn bạn đã động viên tinh thần. Thật sự khi ở bên ngoài, mình có thể thấy nhiều người khỏi hẳn K vú. Song, chỉ có ở trong khoa điều trị hóa chất mới chứng kiến nhiều bệnh nhân tái phát hoặc không có ngày xuất viện vì K vú di căn ngay cả trong quá trình điều trị, tỉ lệ sống trên 5 năm là 60%. Trong năm mình bệnh, mình kết bạn với khoảng chưa được 10 người có liên lạc với nhau mà chỉ có sau 1 năm đã 4 người ra đi, họ không được quay về bằng giấy chứng nhận âm tính, trong số đó có duy nhất 1 chị về được vài tháng phải trở lại cho đến chết. Từ đó, mình quyết tâm là bác sĩ cho chính bản thân mình, mình tìm hiểu nhiều phương pháp để duy trì sức khỏe. Kế từ ấy, mình không còn ám ảnh cái K, sau khi xuất viện bác sĩ cho mình uống thuốc mỗi ngày 1 viên trong 5 năm nhưng khi uống được ít hôm mình thấy khó chịu, bác sĩ kêu cố gắng tiếp vì đó là tác dụng phụ, mình lên mạng tìm hiểu thì thuốc đó uống vào có nguy cơ K tử cung tỉ lệ 10%. Trong cơ thể mình xảy ra gì thì mình biết nên mình đã bỏ tất cả không uống, lĩnh thuốc cho bác sĩ hài lòng, sau đó mình xin tự mua thuốc đó và xin 3 tháng mới đi khám rồi dần dần 6 tháng. Sau 1 năm xuất viện thì mình bye Hospital và từ đó đến nay mình không dùng bất cứ thuốc đông tây hay thực phẩm chức năng nào chữa K. Mình sống hoàn toàn tự nhiên như một loài động vật tự chữa lành vết thương và tự sinh tồn. Mình nhận ra, khi bị bước vào đường cùng, phải tự tìm đường giải thoát đừng trông chờ ai cứu vì cái nào cũng có cái giá của nó, bạo phát thì bạo tàn, bổ nhiều thì ung nhiều, vui nhiều thì khổ nhiều. Mình chọn cuộc sống bình lặng mà nhẹ nhàng, hoà quyện với thiên nhiên, cho dù nhà mình không giàu có, rộng lớn nhưng không gian sống của mình tạo cảm giác thư thái, cho cả gia đình và những ai bước chân vào. Nghịch cảnh đã giúp mình thêm nghị lực. Con người ai cũng có tiềm năng như nhau nhưng chẳng qua nó chưa được khai thác mà thôi. Với bạn thì mình tâm sự như vậy chứ trên cộng đồng mình không bộc bạch hết được, chỉ có người uống nước mới biết cảm giác đã khát như thế nào nên mình cũng cân nhắc tùy duyên, tùy căn cơ. Mỗi lần đăng lên một bài, mình dùng toàn tâm huyết (không viết ngoài nháp) như chính mình đang gửi năng lượng đến mọi người qua từng chữ nên mình cũng thấy yếu pin, bình thường lội mương móc sình cả buổi mà mình thấy không mệt. Vì vậy, sau khi mình thấy có pin khá rồi mình mới tiếp tục. Bạn biết không, mình chỉ là người bình thường thôi nên khi khơi nhăc lại cái đau thương mình xúc động không ngủ được, mà nếu không nhập tâm tìm về quá khứ thì đâu ra được những lời chân thật, đâu có sự đồng cảm sâu sắc cho mọi người. Mình chỉ mong ai cũng chiến thắng. Một lần nữa, cảm ơn bạn. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh, chống dịch thành công!
Giáo Linh: Phan Thị Mỹ Anh tôi đọc và hiểu được tâm trạng của bạn với tôi là người bị K giai đoạn 3 năm 2015 vì vậy mới hiểu bạn viết gì tâm trạng của người bị K ra sao bạn viết rất hay và rất chuẩn mình mong bạn có nhiều sức khỏe để viết tiếp mình đang theo dõi bạn.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Chị Anh!
Em rất ngưỡng mộ những người viết bài dài vì thực họ có tâm lớn dành thời gian viết ra vì không ai trả tiền cho những thông tin họ viết cả đó là tấm lòng họ giải bày mà đâu đó có người cần đọc, cần thông tin.
Bài viết của chị rất có tâm! Chị gieo hạt thông tin rất nhiều! Em thấy chị hiểu biết rộng nhiều phương pháp: Tây, đông, Diện Chẩn… nếu ai cũng biết kết hợp hết thì thực sự sức khỏe nằm trong tay ta.
Ở góc độ hiểu biết của em: Mọi sự trên đời có 1 chữ Duyên rất lớn và 1 chữ Phước phần nữa (điều này không phải là tâm linh gì cả mà thực tế quy luật của cs), em không phủi bỏ khoa học hiện đại mà em chỉ sử dụng cho những trường hợp khẩn cấp, em cũng không tôn sùng phương pháp nào. Sau tất cả, em rút ra rằng mỗi người nên có ít nhất 3 sự lựa chọn cho mình, đừng quá tôn sùng đi theo mù quáng, bác sĩ không phải biết tất cả hết mọi chuyển biến trong cơ thể mình, thầy lang không phải ai cũng là ông tiên hoặc ai cũng là lang băm… không đặt quá nhiều niềm tin tuyệt đối vào bất kỳ 1 phương pháp nào, cần có sự so sánh đối chiếu nghĩa là cần tìm thêm thông tin mới và mở lòng đón nhận thông tin, 1 người thì không thể biết hết mọi thứ nhưng nhiều người góp lại thành 1 kho kiến thức, chúng ta đều phải tự lựa chọn phương pháp cho mình, và tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó của mình. Chúng ta không trách bất kỳ 1 ai, chúng ta chỉ trách chính mình không có đủ Thông tin, kết quả để tìm hiểu và đón nhận những cái mới! Ở ngoài kia vẫn có rất nhiều người sống khỏe khỏi lời tuyên bố tử thần của bác sĩ cũng có người rời khỏi trái đất này vì không nghe lời bác sĩ. Bản thân em rất hạnh phúc vì em luôn mở lòng đón nhận thông tin của tất cả mọi người và tìm câu trả lời cho mình! Chúng ta ở đây đều cần sự giúp đỡ nên mới đăng bài lên, vậy thì bất kỳ ai đem lòng giúp mình dù là họ bán hàng (mà mình cũng mua thuốc từ bệnh viện, bác sĩ mà) cũng hoan hỉ nghe đi tìm hiểu kỹ đúng vào còn lựa chọn là của mình mà, nhưng tại sao tự mình đóng cánh cửa cơ hội của mình lại, bám 1 chiếc phao rách phao thì chỉ hoảng loạn, đa phần những ai tìm sự giúp đỡ và chịu đón nhận đều là khi bác sĩ nói trả về không nhận bệnh nữa. Ung thư hay bất kì bệnh nặng nào đó không phải là án tử đâu! Nhưng nếu đón nhận muốn thì không còn cơ hội tốt nhất thôi. Ngoài kia có những con người sống khỏe hết sạch khối u rồi! Đi tìm họ đi, hỏi họ xem như thế nào, họ giúp mình thêm thông tin mới rồi mình cân nhắc mọi thứ mà chọn lọc. Họ nói láo là nghiệp họ mang nặng rất nặng, phần đó họ gánh! Còn mình thì mình tự tin và tự chịu trách nhiệm sự lựa chọn của mình! Và cuối cùng mọi người nên mở ra cánh cửa đón nhận giải pháp Mới, “E KHÔNG BÁN HÀNG”, em sẽ kết nối mọi người gặp những con người hết ung thư máu và u não, ung thư vòm họng… tự tương tác với họ. Em biết điều mà mọi người không biết vì em biết đón nhận sớm. Em giúp được vậy thôi! Đón nhận thì là cơ hội còn không thì em không có ép! Ai đọc thấy cần thì tin không thì thôi! Tâm hoan hỉ đi, đừng lúc nào cũng mặc định bán hàng à? Lang băm à… ai cũng phải mua cho mình và ai cũng phải bán cái gì đó, em bán cái Phúc Đức của cuộc đời mình miễn phí cho mọi người nên hoan hỉ đọc! Còn ai bất chấp đạo Đức lừa lọc thì hoan hỉ cho họ vì nghiệp họ gánh! Mong giúp được càng nhiều người để cuộc đời này thực sự đáng sống! Cứ gọi zalo 0933330760
Phan Thị Mỹ Anh: Bich Phuong cảm ơn bạn! Tâm của bạn mình hiểu vì vậy ở cộng đồng, mình cố gắng tránh tôn sùng một tôn giáo nào riêng biệt, tâm mình kính ai mình tự biết, mình chưa đủ năng lực hoá độ không khéo tạo cho người phỉ báng nên mình chỉ chọn những điều cần giúp thì giúp. Còn về thực phẩm chức năng mà bạn muốn mọi người biết đến, với những người đã dùng thì họ biết chứ chưa dùng thì họ đâu biết, tại vì thời buổi bây giờ Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều, ngay cả trong ngành dược vẫn có những người nâng giá hóa chất hoặc thuốc giả nữa thì trách sao người ta không nghi ngờ sản phẩm mà bạn muốn giới thiệu. Người giàu thì nghe lời những người tầm cỡ giới thiệu, người nghèo thì đâu dám hỏi giá. Có ngành thực phẩm chức năng nào mà cho họ dùng thử như bên tây y ưu đãi miễn phí cho những người hy sinh làm “chuột bạch” đâu. Đó là tâm lý chung, bạn cũng đừng nên buồn, đủ phước duyên thì họ dùng, thế thôi. Rất vui khi được một người tâm tình như bạn. Mình đăng lên vì tâm nguyện của mình còn xem hay không là tùy duyên cứ xem như “hoa rơi hữu ý mà nước chảy vô tình” đi hi… hi.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Phan Thị Mỹ Anh hi! Rất vui được cùng nhau comment những lời lẽ tâm can! Mong muốn mọi điều tốt đẹp đến với chúng ta tất nhiên ta phải gieo hạt giống tốt thì mới gặt được quả ngọt lành!
Dinh Kim: Bich Phuong con gái bị K máu đang vô hóa chất nhờ em tư vấn giúp dùng thêm thuốc gì để tăng cường sức khỏe cho gái.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Dinh Kim chị gọi zalo em 0933330760
Em sẽ giúp được cháu cho chị thấy kết quả! Gọi ngay cho em.
Nguyễn Thị Bích Phượng: Dinh Kim chị đọc tin nhắn em.
Giáo Linh: Phải có tâm có tầm mới giải quyết được vấn đề chứ ung thư là cả một vấn đề dài về YHHĐ còn pó tay.
Thu Thanh: Cảm ơn chị nhiều. Chúc chị luôn khỏe mạnh bình an.
Kỷ Trần: Đang mệt mà đọc hết bài chắc…
Giáo Linh: Kỷ Trần bị K là bách bệnh phải kiên trì nhẫn nại học hỏi hay có bác sĩ bên cạnh động viên giúp đỡ mới có thể qua được bạo bệnh bạn nhé.
Phan Thị Mỹ Anh: Kỷ Trần Đúng rồi bạn, tuần đầu vô hóa chất mình cũng rất mệt không cầm đến điện thoại, ai gọi cũng không muốn nghe. Bạn mệt thì nghĩ ngơi cho khỏe, còn mình đăng lên dài như vậy mình cũng đâu khỏe gì nhưng muốn giúp người thì phải nói cho cặn kẽ, đây là vấn đề có ảnh hưởng đến tính mạng con người. Xin lỗi bạn vì những văn tự dài dòng của mình. Chúc bạn mau hồi phục!
Lee Nam: Mùa dịch này cơm không có mà ăn chúc mọi người an lành.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam Nếu bạn đang thật sự khó khăn chỉ cần có cơm để ăn trong mùa dịch thì bạn cho số tái khoản hoặc địa chỉ liên hệ, mình sẽ giúp bạn có thể có đủ no qua lúc khốn khó. Hàng ngày mình cũng chỉ sống không quan trọng ăn sang nên mình cũng chỉ giúp bạn bằng tấm lòng lá lành đùm lá rách, mong bạn thông cảm!
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh vâng tớ ư quan trọng gì kiếm măng kiếm chút rau rừng ăn tớ đang tu trên núi gần rừng chỉ là thiếu gạo ăn chay lạc quen rồi, hiện tớ ơ xã dak ha-huyen dak glong tỉnh dak nông dịch nhà chùa khóa cửa không lên lấy gạo được mặc dù bị K nhưng ăn chay giúp khỏe mạnh, thôi không cần giúp mình đâu hãy giúp đỡ người khác đói hơn mình.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam vì nghe bạn than không gạo ăn nên mình muốn giúp đỡ. Nếu có địa chỉ nhận hàng gửi được thì cho mình, mình sẽ mua gửi cho bạn bôt ngũ cốc dinh dưỡng để uống vừa chống đói vừa có sức khỏe chiến đấu.
Phan Thị Mỹ Anh: À! Nghe bạn nói kiếm măng, rau rừng cho đỡ đói, mình góp ý rau thì được còn măng thì bạn không nên dùng, nó rất không tốt cho người không.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh vâng cũng đã nghe măng không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn phải ăn vì hết cách rồi. Tớ ơ thôn 3-xa dak ha – huyện dak glong – tỉnh dak nông tên lý Nam 0375494622
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam bạn có địa chỉ cụ thể nhận hàng được không? Cho mình địa chỉ.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh dạ địa chỉ cụ thể của mình là.
Số nhà 236-thôn 3- xã Đak ha – huyện Đak glong – tỉnh dak nông.
Sdt 0375494622
Tên lý văn phương Nam.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam OK! Mình thông tin lại bạn sau.
Phan Thị Mỹ Anh: Chắc vài hôm hàng đến, bạn không phải trả tiền gì hết nha! Chúc bạn vượt qua mùa dịch khốn khó và hồi phục sức khỏe!
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh cảm ơn bạn nhiều lắm.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam Hiện tại TP. HCM đang cách ly toàn bộ, hàng không giao được. Mình đang tìm nơi khác gửi cho bạn nhưng họ hỏi chỗ quê bạn có cách ly toàn bộ không mới gửi được. Mới gọi điện cho bạn mà không liên lạc được do số máy bị khoá.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh thành phố gia nghĩa cũng giãn cách xã hội, xã em cách gia Nghĩa 25km shiper họ bên trong thành phố, em không biết họ vô được không còn chỗ em chưa có ca nhiễm gì cả mọi người vẫn Đi chợ Đi quán Đi ra đường bưu điện vẫn làm.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam hàng đã gửi đi rồi, nếu không có gì vài hôm đến nơi, dùng đỡ qua mùa dịch. Cô bán hàng cũng có mẹ đã từng bị K nên cô phát tâm ủng hộ thêm 1 hôp đó.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh dạ cảm ơn chị nhiều.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh họ gọi rồi nhưng họ bảo Đi oto không vào tận nhà được nên họ bảo 1-2 hôm nữa cho shiper sẽ vào đưa đồ ạ.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam À! Thì ráng đi, may mắn là chỗ bạn chưa bị phong tỏa nên còn vô được.
Lee Nam: Phan Thị Mỹ Anh dạ chưa thấy shiper gọi gì họ gọi cho chị không ạ.
Phan Thị Mỹ Anh: Lee Nam nếu khách hàng mới thì họ gọi để biết chỗ ở còn khách quen có khi họ không cần gọi trước. Bạn hãy liên hệ lại với số máy báo là sẽ có shiper giao hôm qua, nhằc họ cố gắng giúp chuyển gấp vì bạn đang cần gấp.
Phạm Hòa: Cảm ơn bạn, bài viết rất hay…
Quy Khang Tran: Phải rất có tâm và tâm huyết mới viết ra được những bài viết thế này, cảm ơn bạn đã chia sẻ cho những ngưòi đã và đang chiến đấu với kẻ thù thầm lặng này.
Giáo Linh: Rất hay và rất thật Tây y độc tố nhiều nhanh chóng khỏi nhưng hết sức hết tiền rồi cũng chết.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/cuocchienungthu/posts/1262787923876508/
Trần Thị Hồng.
Ngày 20 tháng 05 năm 2019
Các bác ơi, bệnh viện K3 chuyển bố cháu tới K2 để chăm sóc giảm nhẹ vì không truyền không xạ nữa. Nhưng ở K2 cơ sở vật chất chật trội quá. Cháu muốn bố cháu được chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh viện chuyên khoa nhưng ở nơi chất lượng hơn. Các cô các bác cho cháu tham khảo một vài nơi ạ. Cháu cảm ơn!
Trần Thị Hồng: Cháu cảm ơn cô Trần Đồng!
Phuong Lan: Chị ơi năm ngoái bố em bị ung thư phổi nằm điều trị tại bệnh viện 103, em thấy cơ sở và dịch vụ chăm sóc tốt, không chật trội đâu ạ, mùa hè rất thoáng mát.
Phong Trân: Chị Trần Hồng bố chị K phổi đúng không.
Trần Thị Hồng: Phong Trân uh em.
Phong Trân: Trần Hồng dạ chị.
Trinh Cao: Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (ở dưới Thanh Nhàn) cũng sạch sẽ lắm, cơ sở vật chất tốt.
Trần Thị Hồng: Trinh Cao dạ cảm ơn chị!
Diệu Thanh: Trần Hồng à, mình có người quen đã điều trị giảm nhẹ ở bệnh viện Ung Bướu Hà Nội (Gần bệnh viện Thanh Nhàn), và kể rất nhiều ưu điểm của viện đó, mà quan trọng nữa là bên đó điều trị giảm đau gia đoạn cuối tốt, nên bệnh nhân đỡ khổ!
Trần Thị Hồng: Thanh Huyền Nguyễn dạ vâng em cảm ơn chị, em sẽ tham khảo ạ.
Hồng Loan Nguyễn: Chị ơi em chia sẻ nhé, nếu được nên thuê y tá chăm sóc giảm nhe ở nhà. Vừa vui vầy, vừa có người chăm. Ở viện đâu đi ngày ngày nhìn người thân, xóm giềng.
Trần Thị Hồng: Hồng Loan Nguyễn cảm ơn em, bố chị lại thích ở viện.
Hồng Loan Nguyễn: Trần Hồng vâng. Vậy chị tham khảo thu cúc xem nhé.
Trần Thị Hồng: Hồng Loan Nguyễn cảm ơn em.
Phương Thu: Mình có thể chuyene tới bệnh viện y học cổ truyền Trung ương khoa Ung Bướu bác sĩ ở đấu chăm sóc tốt.
Trần Thị Hồng: Phương Thu dạ em sẽ tham khảo.
Nguyễn Thu Hà: Mình điều trị ở Bạch Mai từ đầu nên không muốn đi đâu. Theo bảo hiểm thì ở Ung Bướu Hà Nội nhưng mình vượt tuyến.
Trang Dím: Nguyễn Thu Hà: Em cũng điều trị ở Bach Mai… em thấy ở bên K chuyển sang điều trị nhiều lắm.
Nguyễn Thu Hà: Trang Dím ở Bạch Mai chữa K tốt nhất đấy.
Trang Dím: Nguyễn Thu Hà: Chuẩn ban ạ. Bác sĩ cũng nhiệt tinh bạn nhỉ…
Nguyễn Thu Hà: Trang Dím bác sĩ nhiệt tình và không đòi hỏi, bác sĩ nào điều trị cho cậu.
Trang Dím: Nguyễn Thu Hà: Chuẩn bạn ạ. Không bao giờ đòi hỏi. Minh bác sĩ trang. Minh điều trị ở tang 11. Bạn ở tầng nao.
Nguyễn Thu Hà: Trang Dím tớ bác sĩ Hùng A cũng tầng 11 vì bây giờ ngoại trú. Đừng đi đâu cho mất thời gian vì bác sĩ đã biết rõ về bệnh của mình.
Trang Dím: Nguyễn Thu Hà: The ạ. Điều trị ở day rồi la chang muốn đi đâu bạn ạ…
Nguyễn Thu Hà: Trang Dím uh, mồng 5 mình vào tái khám gặp nhau trà đá nhỉ.
Trang Dím: Nguyễn Thu Hà: Minh điều trị xong rồi bạn ạ. Bây giờ la về nha rồi. Để lúc khác nha.
Nguyễn Thu Hà: Trang Dím chúc mừng nhé, mình vẫn duy trì hóa chất khô.
Ngo Minh Hang: Khu dịch vụ của bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Điều kiện sinh hoạt tốt lắm, bác sĩ cũng nhiệt tình, nhưng giá hơi cao.
Trần Thị Hồng: Ngo Minh Hang cảm ơn chị.
Huong Khanh: Ngo Minh Hang cao là tầm nào bạn ơi, 1 ngày tiền phòng là bao nhiêu?
Huong Khanh: Dư Dung phòng có vệ sinh riêng không bạn, bác sĩ y tá thái độ ân cần không, mẹ mình cần nhất nhẹ nhàng.
Ngo Minh Hang: Tiền phòng 600K/ngày là cho người có bảo hiểm, nếu không có bảo hiểm thì 800k/ngày, phòng 3 người. Rất tốt, rất sạch sẽ, phục vụ nhiệt tình, có bao gồm 3 bữa ăn cho bệnh nhân. Bác sĩ y tá thái độ rất nhiệt tình. Nếu ở lại trông qua đêm thì đúng là quá đắt, vì người ta không khuyến khích mà.
Ngo Minh Hang: Có vệ sinh và nhà tắm trong phòng nhé. Rất sạch sẽ.
Huong Khanh: Ngo Minh Hang thế bằng bên Lão khoa 1 triệu/ngày nhưng bên LK phòng ốc mới lắm, thiết bị rất đầy đủ.
Ngo Minh Hang: ở đây chỉ 800k/ngày thôi mà, nếu có bảo hiểm thì còn 600k. Ở đây hơn lão khoa. Phòng ốc cũng mới, thiết bị cũng rất tốt mà. Tốt nhất là gia đình nên đến mục sở thị trước khi quyết định.
Vương Thảo: Chị tham khảo bệnh viện Ung Bướu Hà Nội ạ.
Trần Tuấn Vũ: 108-bạch mai – Đại Học Y Hà Nội đều được ạ.
Thi Hương Bùi: Viện u bướu Hà Nội hoặc phóng xạ quân đội.
Thanh Xuân: Cho em hỏi khi nào cần chăm sóc giảm nhẹ.
Hy Nguyễn Đức: Bạn có thể liên hệ với Viện U bướu, bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 Hà Nội.
Thi Hương Bùi: U bướu Hà Nội hoặc phóng xạ quân đội.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/1233529240022051/posts/7031705066871077/
Phương Nguyễn.
Ngày 25 tháng 01 năm 2022
Có phải người ung thư giai đoạn cuối, lúc sắp đi họ nói mơ màng mắt lờ đờ không mọi người. Buồn quá đi thôi, bố ơi…
Hồng Minh Thương: Lúc đấy đến lúc đi trong vòng 5 – 7 ngày. Hãy bên cạnh người bệnh 24h/24h nhé bạn. Không được rời mắt, vì người bệnh có thể chìm vào giấc ngủ mãi mãi.
Huyền An: Hồng Minh Thương chị ơi nếu như vậy lay người bệnh dậy liệu có được không. Mẹ em nay cứ lịm đi gọi không bảo sao. Phải mấy người lay gọi mới tỉnh được. Xong bảo với con là thấy đi 1 mình không biết đi đâu rồi nghe thấy tiếng gọi nên quay lại. Em lo quá chị ơi.
Hồng Minh Thương: Huyền An lay hay gọi thì thần thức người bệnh cũng không thay đổi được gì em.
Tự Phúc Hỷ: Bạn khiyen người do niệm phật là hết.
Hồng Minh Thương: Tự Phúc Hỷ người bệnh đã vô giác vô thức thì sao niệm được nữa.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương bạn cứ nhăc họ không niệm bằng tiếng niệm trong tâm được.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương đây là cơ hội tốt cho bố bạn.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương lúc này lúc quan trọng nhất quyết linh được đi về đâu.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương bạn thiện trí mình nói tiếp. Không tgi phụ thuộc vao phước của bác.
Thanh Cường: Tự Phúc Hỷ Hết ở đây là hết gì ạ? Ăn chay niệm phật là tốt nhưng đừng nên thần thánh nó lên quá. Rất nhiều sư thầy sư cô thậm chí cả các trụ trì cũng mắc và ra đi vì K. Nếu chỉ niệm phật là hết thì không cần phải xây bệnh viện đào tạo y bác sĩ đâu.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương bạn hiểu sai ý của mình nói rồi nhé.
Dao Huong Thu: Tự Phúc Hỷ mình đồng ý với bạn.
Hương Thảo: Tự Phúc Hỷ niệm Phật không hết được vì nghiệp của người đó Phước chỉ gánh được có vậy, nghiệp ít phước nhiều niệm sẽ đỡ. Phật Giáo không thần thánh hóa cái gì hết mà hướng con người sống tốt hơn. Theo Đạo phật mà momg cầu thần thông là sai hướng.
Còn bạn trên nói các sư đi tu niệm phật xuất mà có người vẫn bị bệnh vì mình nói rồi đấy. Ai cũng có nghiêp của mình. Giả sử Các sư nếu không đi tu thì biết đâu nghiệp của họ còn nặng hơn thế chứ không phải chỉ bị bệnh và đó cũng là món nợ họ phải trả nốt để chấm dứt luôn hồi thì sao, vì họ có tu tập giữ giới nên Phước của họ cứ tăng dần để dập bớt cái nghiệp. Chuyện nhân quả khó nói. Các ý kiến nên nghe và tham khảo chứ không nên quả quyết. Phật Giáo thật sự rất tốt, chỉ có con cháu ma vương trà trộn phá đạo nên nhiều người không biết hiểu sai thì nên tìm hiểu.
Tự Phúc Hỷ: Hương Thảo bạn chưa học phật lên chưa cảm nhân được việc này.
Hồng Minh Thương: Tự Phúc Hỷ Người bệnh rơi vào trạng thái “hôn mê” lấy đâu ra ý thức nữa mà niệm phật, kể cả là niệm trong tâm. Mình không bác bỏ đạo phật nhưng cũng không lấy đó làm niềm tin để chữa bệnh mà chỉ lấy làm phương châm sống. Bạn nói vậy chắc là bạn chưa từng chăm bệnh nhân K giai đoạn cuối bao giờ. Nó buồn bã, căng thẳng và đầu óc trống rỗng, chỉ chăm chút nhất cử nhất động của bệnh nhân để được phục vụ họ.
Hồng Minh Thương: Hương Thảo Mình tin vào Đạo phật để làm phương châm sống bạn nhỉ, còn phương pháp chữa bệnh thì chưa ai khẳng định.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương Bạn thần thức của họ vẫn nghĩ duoc nếu bạn tin nhờ người ở dạo tràng ban hộ niệm đến làm cho người thân nhà bạn.
Hồng Minh Thương: Tự Phúc Hỷ bạn chưa từng chăm bệnh nhân K giai đoạn cuối nên không hiểu hết được suy nghĩ của người nhà lúc này.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương ông bà mình bị ốm lằm nhu vậy minh cung hiểu. Đây mình muốn Mọi người thoát cảnh khổ mình bảo vậy. Tin hay không tin phụ thuôc vào duyên phước mỗi người. Ai sinh ra rồi cũng phải chết. Quan trọng chết đi về đâu mới là quan trọng.
Tự Phúc Hỷ: Hồng Minh Thương Giờ còn cơ hôi co thể giúp duoc người thân đên luc gia di rồi co hội khó khăn gấp rất bội lần.
Hương Thảo: Tự Phúc Hỷ bạn hiểu sai ý mình rồi.
Tự Phúc Hỷ: Bạn đọc kỹ lại lời mình nói.
Phan Chiến: Chú mình và bố mình đều mất vì ung thư, bố mất mới được 6 tháng thì chú mất hôm nay là 8 ngày, trước khi mất 1 đến 2 hôm hai người đều có biểu hiện mơ màng nói sảng mắt lờ đờ. Người nhà bạn có biểu hiện như thế thì gia đình nên chuẩn bị sẵn tinh thần bạn nhé, mất người thân là nỗi đau không thể bù đắp nhưng gia đình cố gắng đối mặt bạn nhé.
Huyền An: Phan Chiến bạn ơi ngoài ra còn biểu hiện gì không ạ. Mẹ mình hai hôm nay thấy ngủ li bì người mệt và không ăn được. Mình lo quá.
Nguyenvanchuyen: Huyền An để ý. Đi wc nhiều là xác định 1-2 hô. Là đi.
Huyền An: Nguyenvanchuyen mẹ mình có dùng lợi tiểu nên cũng hay đi vệ sinh lắm ạ.
Dao Huong Thu: Huyền An trước khi mất người bệnh hay nằm quay mặt vào tường. Biết là sinh lão bệnh tử không thể tránh được. Nhưng buồn lắm.
Nguyenvanchuyen: Huyền An trước khi mất thường đi nhiều hơn. Đi liên tục ý.
Phan Chiến: Huyền An trước khi mất họ thường ngủ nhiều và dương như không ăn gì hết, đi vệ sinh không thể tự chủ, thở từng hơi một đến kiệt sức, Người nhà trong thời gian này nên ở bên 24/24 vì họ ra đi bất ngờ không biết lúc nào.
Huyền An: Phan Chiến bạn ơi vậy chân tay có bị lạnh trước khi mất không ạ.
Phan Chiến: Huyền An tùy bạn ạ, bố và chú mình trước khi đi chân tay vẫn ấm, đa số bệnh nhân ung thư ra đi đều có biểu hiện như trên, chân tay lạnh hay không thì tùy.
Huyền An: Mẹ mình hai ngày nay ngủ cứ như xỉu đi vậy. Mà người cứ như bị co giật ấy. Ăn rất ít nữa. Nhưng vẫn dậy đi vệ sinh được. Liệu như vậy còn được lâu không ạ.
Huyền An: Phan Chiến bạn ơi check tin nhắn chờ mình hỏi chút với ạ.
Phạm Nhung: Huyền An bố chồng tớ không mất vì K, nhưng trước khi ông mất khoảng 1h là bắt đầu lạnh từ ngón chân, rồi lan lên mu bàn chân và dần dần…
Phương Nguyễn: Huyền An vẫn đi vệ sinh được thì ok rồi bạn ạ cố nhé.
Viết Ba: Mình bị ốm còn ảo giác. Huong gì đau ốm do ung thư, nó ảo giác đó bạn.
Khoi Duy: Lại nhớ lại lúc bố mình. Thật sự không mong muốn nhưng…
Pham Thi Dung: Họ đau và phải tiêm mooxphin nên mới không tỉnh táo được.
Phương Nguyễn: Pham Thi Dung vâng em đã tiêm cho bố.
Bánh Mì Cleo: Người ung thư là biết chắc sẽ ra đi bất cứ lúc nào. Chỉ cầu mong ra đi nhẹ nhàng, không đau đớn. Trời cho phúc lộc đến đâu hưởng đến đó. Người ở lại đừng quá đau buồn, hãy vững vàng để lo cho người và can đảm bước tiếp nhé.
Tran Dung: Bánh Mì Cleo Đúng rồi đó.
Phạm Huyền Trang: Bố mình mất đến 28 tết này là được 1 năm rùi đó. Lúc đó bố mình đau lắm, rên la khổ sở. Xin về và phải dùng thuốc phiện đen, uống xong ngủ li bì, mắt đờ đẫn đến lúc vào hôn mê và mất.
Phương Nguyễn: Phạm Huyền Trang mất trong hôn mê hả bạn.
Phạm Huyền Trang: Phương Nguyễn đúng đó bạn ạ.
Ngọc Ngân: Đúng bạn ak ông mình như vậy 3 hôm là mất.
Phương Nguyễn: Ngọc Ngân hôm nay là ngày thứ 2 ạ.
Ngọc Ngân: Phương Nguyễn có người thấy mùi khó chịu nhiều không bạn.
Phương Nguyễn: Ngọc Ngân sáng nay trở nặng và nói mê sảng lơ mơ và ói ra dịch 4 lần, giờ đang thở dốc nhưng ông không chịu đi.
Ngọc Ngân: Phương Nguyễn bạn để ý khi mê sản tay mà dơ lên bắt chim chim thì thường không còn được mấy thời gian nữa đâu, bạn chuẩn bị tâm lý dần y, biết là thương nhưng người bệnh chịu đau lắm, ông mình đau quá còn tự tháo bình oxy vì đau quá.
Phương Nguyễn: Ngọc Ngân vâng muốn cho ông đi nhưng ông không đi, thấy đau đớn mà không biết làm gì hơn.
Ngọc Ngân: Thôi được giờ nào thì cứ làm theo ý nguyện của ông. Ông mình mới mất được 7 ngày.
Na Nu: Lúc trước khi mất 2-3 ngày, Mẹ mình cũng ngủ li bì suốt, vẫn biết xung quanh nhưng kiểu như lười nói chuyện, cứ nằm nhắm mắt suốt.
Phương Nguyễn: Na Nu bố mình mê sảng từ hôm qua.
Hồng Nhung: Thương lắm bạn ơi gia đình cố gắng nhé.
Nguyễn Lan: Đúng rồi mơ màng lúc rất tỉnh. Nhưng có lúc không biết gì. Chồng mình cũng vậy vừa mất được 5 ngày.
Phương Nguyễn: Nguyễn Lan chia buồn cùng gia đình ạ.
Nguyễn Lan: Nỗi đau không tả siết.
Tran Lavender: Mẹ mình cũng mất, trước khi mất có biểu hiện mơ màng, không ngủ được nằm quay trở mà mình không biết nghĩ mẹ không ăn được chắc mệt, do thời tiết nữa, mồ hôi trộn đổ ra nhiều ướt hết người lau liên tục. Đến khi lịm đi là mẹ ra đi, buồn đau đớn nhưng phải chấp nhận… hãy cố gắng ở bên cạnh bố lúc nãy không rời bạn ơi.
Vũ Xuân Trường: Tran Lavender bố mình cũng vậy. Quằn quại mà không nói được.
Ngọc Lê: Ngủ nhiều, mắt nhìn lờ đờ, chân phù, chảy lệ, gần đi sẽ bốc hoả toát mồ hôi, ngoài nóng trong lạnh, cuối cùng là bị cấm khẩu, nấc mạnh và lịm đi thui ạ.
Đinh Thu Đông: Ngọc Lê Cảm giác lúc này em ơi chị cũng bị K trực tràng nè em buồn lắm.
Ngọc Lê: Đinh Thu Đôngchúc chị đủ dũng khí và may mắn vượt qua căn bệnh quái ác này ạ.
Phạm Là: Đinh Thu Đông bị mấy năm rồi có chuyển hóa chất không.
Đinh Thu Đông: Phạm Là Có truyền hóa chất được 2 lần rồi ạ chọn bị đi xả trị về chuyên tiếp ha.
Nguyễn Lan: Ngọc Lê đúng tình trạng của người uòi bệnh ung thư lúc sắp rs đi đều như vậy.
Cỏ Lông Chông: Ngọc Lê chị ơi. Chân phù là sắp đi à chị. Mẹ em chân cũng phù rồi.
Ngọc Lê: Cỏ Lông Chông bố mình chân phù 3 hôm là đi nè.
Phương Nguyễn: Ngọc Lê bố mình đang tình trạng thế nhưng ông không đi được, mong cho ông đi thanh thản để bớt đau đớn.
Ngọc Lê: Phương Nguyễn chuẩn bị sẵn tâm lý nhé bạn, mình lúc đó cũng còn 3 tuần là cưới mà bố không chờ được.
Minh Trang: Ngọc Lê giống bố mình quá, lúc toát mồ hôi là bố sắp đi mà không biết, nấc xong lịm đi. Nhớ lại buồn quá.
Đinh Thu Đông: Bố bị K gì vậy hả.
Nói mà nghe thương sót lắm chị cũng bị bệnh K thấy vậy đâu lòng lắm.
Ngoc Anh Nguyen: Không có ảo giác nha bạn, rất tỉnh, bố mình còn dặn dò mình sau khi bố mất phải làm gì, chôn cất ra sao, bố mất mà bố còn nhắc là thay đồ nhanh nên không bố sắp đi rồi con ơi, bố mình mất 6 năm rùi, nhớ lắm khoảnh khắc ý, nhưng khi bố gần mất mẹ mình toàn nắm tay và nhắc vào tai bố: NIỆM PHẬT THA THIẾT VÀO ÔNG ƠI ĐỂ RA ĐI NHẸ NHÀNG CÓ LẼ THẾ BỐ MÌNH CŨNG RA ĐI THANH THẢN HƠN.
Chết là quá trình luân hồi thôi bạn đừng quá buồn rồi bố lại về bên mình ở 1 trường năng lượng khác, nên cứ nghĩ bố luôn ở trong trái tim và khối óc của con, bố với tớ là những chuỗi kỷ niệm êm đềm nhất. Lúc nào cũng nghĩ làm việc tốt nhất để hồi hướng cho bố, giờ sau 6 năm bố mất tớ lại bị ung thư, trải qua quãng thời gian này tớ mới thấm: Sống chết an bài, người ta xác định sẽ phải ra đi họ cũng chuẩn bị tâm lý sẵn rồi nên người ở lại đừng buồn nha.
Út Sen: Ngoc Anh Nguyen Bạn thật may mắn! Còn mình dù chỉ chạy 21 bậc cầu thang chạy rất nhanh cũng không kịp gặp bố lần cuối!
Ngoc Anh Nguyen: Út Sen bạn à, theo tớ chết không phải đã hết, nếu còn thương bố hãy: Bảo vệ người thân, phụng dưỡng mẹ, chăm lo anh em, giúp bố tạo phước: Đó là việc phận làm con phải làm, như vậy bố sẽ mỉm cười nơi chín suối, hãy tin sống chết đều tại vận, ta không giữ được thì hãy để bố ra đi thanh thản, ước nguyện gì của bố chưa hoàn thành làm nốt nha.
No Limit: Út Sen còn mình lúc cuối bố mất thì mình ở bên 24/24, nhưng mình mệt quá dựa ghế ngủ thiếp đi 1 lát thì bố đã đi lúc nào không biết.
Phương Nguyễn: No Limit mình đang rất mệt nhưng cố lắm.
Kim Ngọc: Út Sen mẹ mình lại rất kỳ! Khi Bà phẫu thuật xong cũng khá ổn, Bà ăn ngủ được. Nhà mình đi xem thì 3 thầy đều nói Bà không qua được tháng 8.2021 âm lịch. Nhà mình không ai tin cho là vớ vẩn, mặc dù đúng mấy tháng dịch cao điểm phải dãn cách trong nhà mà vẫn tìm mua đủ thuốc thang, thuốc bổ cho Bà với niềm tin mãnh liệt là Bà sẽ sống ít nhất được 5 năm nữa. Rồi chị mình cũng đi xem, thầy nói cả nhà chuẩn bị tâm lý đi, Bà không qua khỏi tháng 8 (âm). Anh chị em mình vẫn không tin… Vậy mà các bạn có biết không? Tự dưng đến tháng 8, Bà suy sụp dần và kiệt sức không sao cứu vãn được. Anh chị em mình động viên nhau cố sao cho qua tháng 8 để hết cái tháng vận hạn của Bà. Vậy mà chỉ còn 1,5 tiếng nữa là qua tháng 8 (22h30p, đêm 29/8) Bà trút hơi thở… Vậy không phải con mỗi người đã có số mệnh định sẵn rồi sao?
Phương Nguyễn: Kim Ngọc các thầy rất hay nói đúng!
Út Sen: Kim Ngọc mình cũng nghĩ như bạn. Mọi cái chỉ được đến thời khắc đó thôi khác nhau là cách trút bỏ thôi bạn nhỉ!
Hồng Minh Thương: Ngoc Anh Nguyen đa số là rơi vào trạng thái lơ mơ ảo giác bạn ạ.
Phương Nguyễn: Hồng Minh Thương muốn bố ra đi thanh thản nhưng ông không chịu đi.
Hồng Minh Thương: Phương Nguyễn chỉ khuyên bạn nên tận dụng tối đa thời gian, túc trực 24h/24h. Anh chị em con cái thay phiên nhau, biết rằng rất căng thẳng, mình chỉ thiếp đi 1 lúc là người bệnh đã bỏ chúng ta ra đi mãi mãi. Mình không muốn nói chuyện đau lòng, nhưng đó là sự thật buộc chúng ta phải chấp nhận. Cố lên bạn.
Thủy Tiên: Hình như đúng đấy bạn ạ, ba mình lúc trước khi mất 2 3 ngày thì có nói chuyện với ai đó, bảo “cho tôi đi với” các thứ, xong nhìn chằm chằm vào 1 hướng. Đến trước ngày mất thì ngủ nguyên ngày rồi đến chiều khó thở và ra đi.
Mạnh Hùng: Sắp đi sẽ mơ màng không tỉnh táo, mặt mũi lờ đờ, thêm tình trạng thở ra nữa thì gia đình chuẩn bị.
Phương Nguyễn: Mạnh Hùng vâng nhưng ông còn luyến tiếc chị gái bên nước ngoài nên không chịu đi.
Tịnh Bảo Trí: Chị vào nhóm này nhờ mọi người trợ duyên, gia đình lúc này lên ở bên cạnh chị nhé.
Bình Nguyệt: Tùy người bạn nhé. Bố mình không đau đớn gì. Không phải tiêm
Phương Nguyễn: Bình Nguyệt. Bố chị giai đoạn mấy ạ.
Bình Nguyệt: Phương Nguyễn bố mình mất rồi.
Khuất Thị Thu: Chào bạn mình xin được giúp bạn.
Phương Nguyễn: Khuất Thị Thu dạ em nghe.
Thiết Mộc Lan: Ba mình truoc mất mắt cũng lờ đờ tay còn bắt chuồn chuồn trên bụng nữa.
Kim Ngọc: Thiết Mộc Lan mẹ mình cũng vậy, đã hơn 100 ngày rồi mà không khi nào mình không rơi nước mắt vì nhớ và thương Mẹ.
Thiết Mộc Lan: Kim Ngọc dạ, buồn lắm.
Kim Ngọc: Thiết Mộc Lan em ơi, cha mẹ còn sống với mình được ngày nào thì mọi cách dành time bên cạnh chăm sóc gần gũi, động viên. Giờ chị chỉ mong có Mẹ để được ôm hôn Mẹ 1 lần nữa thôi mà không bao giờ thức hiện được nữa rồi.
THảo Tây Lucky: Bố em lúc gần mất hết thần trí không nhận ra ai nữa cả, nhìn mà đau sót lắm chị ạ.
Quỳnh Ali: 2 ngày trước khi mất bố mình cứ muốn nằm dưới đất, hay nói sảng về những chuyện ngày xưa, nhắc tên ba mẹ, bố không ý thức được gì cả, vậy là biết bố gần đi rồi cảm giác không giúp gì được cho bố thật bất lực.
TomAn HoangPhuong: Thương quá, nếu gia đình bạn theo Phật, nên niệm Phật liên tục để trợ duyên cho ông được vãng sanh về cõi lành.
Tự Phúc Hỷ: TomAn HoangPhuong đấy mới là đại hiếu cha mẹ.
TomAn HoangPhuong: Tự Phúc Hỷ cảm ơn bạn.
Tran Dung: Tùy ạ, mình thấy chân phù, không ăn được, không biết gì là đi thôi.
Phương Nguyễn: Tran Dung vâng ông đang trong trạng thái này nhưng ông không chịu đi bạn ạ.
Phương Nguyễn: Đau lòng quá… ngày cưới con cận kề mà bố ơi.
Bánh Mì Cleo: Phương Nguyễn ráng đừng lo buồn quá. Ai cũng phải 1 lần ra đi mà. Bước tiếp đi cháu gái. Chúc cháu hạnh phúc.
Ngọc Lê: Phương Nguyễn y chang mình cách đây 2 tháng.
Kim Ngọc: Mẹ mình trước 1 tháng khi đi thì mơ màng, tay bắt chuồn chuồn, sức kiệt gọi dậy ăn cũng mơ màng kiểu không còn ý thức nữa, ngủ lơ mơ suốt. Ngày cuối bơm cháo vào 1 lúc là sặc ra đằng mũi/miệng rồi Bà đi luôn. Mẹ ơi! Đau lòng lắm.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc cố lên bạn ơi mình bây giờ đang bắt đầu tình trạng đó nè.
T. Hương: Ba mình cũng mất được 49 ngày lúc mất ba rất tỉnh còn uống được li sữa. Uống xong, ba nói với mẹ tui nghen bà vay là ba đi.
Phương Nguyễn: T. Hương thanh thản quá, chúc gia đình may mắn nhiều ạ.
Nguyen Anh Tuan: Bố mình giờ đôi mắt như vô hồn. Đau lòng lắm.
Phương Nguyễn: Nguyen Anh Tuan vâng bạn cố gắng nhé… bố mình cũng gần rồi.
Vo Hoa: Đúng rồi, mắt vô hồn, trước khi mất chân tay lạnh, rồi người toát mồ hôi, là sắp đi, hình ảnh đó mình nhớ mãi. Đau.
Kim Ngọc: Vo Hoa giống Mẹ mình thương xót lắm lúc Mẹ mất mình chỉ muốn được đi theo Mẹ, giờ đây mình vẫn không sao quên được những hình ảnh cuối đời của Mẹ! Mình đau, mình đã khóc hơn 110 ngày rồi, mà vẫn không thể nguôi ngoai được. Càng thấy cuộc đời này đúng là bể khổ.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc mẹ là người tuyệt vời nhất…
Kim Ngọc: Phương Nguyễn mình vẫn đang khóc, không biết đến bao giờ.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc cố lên chị ơi, em đang nắm tay bố muốn bố đi cho nhẹ nhàng nhưng ông không đi, thấy thương quá.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn thời gian cuối Mẹ chị đau đớn, chị xót quá, đêm ngồi nhìn Mẹ khóc và chị thường khấn trời phật: “nếu không cho mẹ con được sống thì hãy cho Mẹ con được ra đi thanh thản, không đau đớn. Nhà chị vào youtube tìm nhạc tụng kinh niệm phật để trên đầu giường, sau cũng thấy Mẹ ra đi nhẹ nhàng, không đau đớn như người ta kể. Chị thấy nói người bệnh nghe đọc kinh sẽ nhẹ nhàng hơn, em thử làm xem nha. Cố lên em dù đau lòng nhưng mình vẫn không thể làm gì khác được.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc em mở kinh cho bố cả ngày nhưng ông không chịu đi, ông thở hơi lên mạnh lắm.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn không phải ai cũng giống ai em ạ. Mẹ chị thì lúc Bà kiệt sức không dậy được, anh chị em chị phải bế Bà lên bơm thức ăn cho Bà, bơm được 2 xilanh thì Bà không ngồi được… Nghĩa là Bà yếu đến như vậy thì Bà ra đi.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc bố em vừa sáng nay trở nặng nôn ra dịch đen với máu đen không ăn uống được gì chỉ truyền đường nhưng thở nặng.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn vậy chắc Ông cũng sắp ra đi rồi em chuẩn bị tâm lý đi nhé. Hãy ôm Bố đi, nói gì được với Ông thì nói đi, vì sẽ không còn cơ hội được như vậy nữa em ơi. Khi Ông đi rồi còn đau lòng hơn rất nhiều nữa em ạ.
Phương Nguyễn: Kim Ngọce nói bố đi nhẹ nhàng đi nhưng ông vẫn chưa đi được, ông đang rên lắm.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn nếu nói theo duy tâm thì ông chưa đến số để ra đi. Như số của mẹ chị thì đúng tháng 8 là Bà phải ra đi cũng không lý giải sao nữa em ạ.
Vo Hoa: Phương Nguyễn bố bạn lấy hơi lên chưa. Lấy hơi lên, tim đập nhanh, mạnh là sắp đi, không chịu ăn gì hết áo bạn.
Phương Nguyễn: Vo Hoa bố mình y chang nhưng ông chưa chịu đi không biết vì sao.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn một điều nữa, tuổi của mình kỵ với Mẹ, mấy tháng mình gần như ở trên giường Bà 24/24. Bà không đi, đêm hôm ấy, 9h25p mình về bên nhà chồng (vì hôm đó Sài Gòn được nới lỏng dãn cách) mình vào ôm Mẹ chào, nói con đi 3 ngày còn về với Mẹ, mẹ mình nhìn mình không nói gì cả. Vậy mà trên đường đi Bà đã bỏ mình đing ta nói Bà trốn mình đi.
Phương Nguyễn: Kim Ngọc chắc bà sợ đau lòng.
Vo Hoa: Phương Nguyễn Bạn mở máy niệm Phật cho ba nghe, cho Ba nhanh về với Phật, chứ vậy đau lòng lắm. Ba mình vậy mình khóc hết nước mắt, không biết làm gì cho Ba chỉ biết niệm Phật, thắp nhanh cầu mẹ Quan âm, ông bà cho Ba ra đi thanh thản. Huhu.
Vo Hoa: Sau đó Ba mình đi vào giờ tốt, ngày rằm luôn, đi nhẹ nhàng bạn mà, tội lắm, trước khi mất 2 tiếng mình hỏi Ba đau không, ba gật đầu, tiêm thuốc ba nha, ba gật đầu, hỏi uống Yến không ba lắc đầu, Vân còn biết, nhưng đôi mắt vô hôn thì 2 ngày. Hic.
Hong Le Thi: Vo Hoa, y chang bố mình. Xót xa.
Quách Mỹ Ngân: Mình chứng kiến 1 vài người thân và người quen, qua quan sát thì trước khi sắp mất 1 hoặc tối đa 3 ngày trước đó, họ nằm đầu hay bị tuột ra khỏi gối, thì qua 1 hoặc 2 hôm là họ đi, mình xin chia sẻ theo sự quan sát của riêng mình, bạn có thể tham khảo và theo dõi hình tình của bố bạn nhé.
Linh Linh: Thực sự đau lòng vô cùng bạn ạ.
Phan Huyền: Mẹ mình cũng vậy, vùng vằng xong bị nực, câu cuối vẫn còn thương con.
Phương Nguyễn: Phan Huyền bố mình không còn nói được nữa.
Nguyễn Chung: Biểu hiện như thế là nhà sắp có việc rồi, mong cụ đi nhẹ nhàng không đau đớn. Mẹ vợ mình cũng mới đi và cũng biểu hiện như vậy. Mấy ngày cuối còn hay lằm quay mặt vào tường nữa. May là bà đi nhẹ nhàng không quằn quại.
Rosie Pham: Nguyễn Chung đúng rồi, bố mình cũng quay mặt vào tường, 2.3 ngày trước khi đi.
Rosie Pham: Từ Đầu Làm Lại gần tết lại nhớ, trống trải thật.
Hiền Bùi: Nếu muốn tốt cho cha mẹ thì hãy Sám hối oan gia trái chủ để cho cha mẹ khi chuẩn bị đi được nhẹ nhàng hơn.
Cố gắng lên ạ.
Ngọc Quỳnh: Khoảnh khắc mẹ ra đi không bao giờ có thể quên được. Mẹ em trước lúc mất mẹ vẫn cố gắng dành hơi thở cuối cùng để lo cho em, đứa con gái duy nhất của mẹ vẫn chưa có một bờ vai dựa vào để mẹ yên tâm. Tết đầu tiên không còn mẹ, buồn thương vô hạn.
Thanh Thảo: Tròn đen bị đứng, mắt mờ, tay chân lạnh ngắt.
Bố mình vừa mới mất, vừa thấy thương bố mình, nhưng mình vui vì bố không còn chịu đau đớn nữa. Mong bố ở thế giới bên kia luôn vui vẻ, hạnh phúc️
Khuất Thị Thu: Mình xin được giúp bạn.
Phương Nguyễn: BỐ EM ĐÃ ĐI RỒI mọi người Ạ.
Nguyễn Lan: Phương Nguyễn cầu mong ông siêu sinh tịnh độ. Chia buồn với gia đình em.
Quỳnh Ali: Phương Nguyễn chia buồn cùng gia đình chị.
Kim Ngọc: Phương Nguyễn! Chị cầu mong bố em chóng siêu thoát, an vui nơi miền cực lạc.
Ngọc Liên: Phương Nguyễn chia buồn cùng gia đình.
Rosie Pham: Phương Nguyễn xin chia buồn cùng gia đình bạn.
Nga Còii: Phương Nguyễn chia buồn cùng gia đình bạn nhé. Gia đình cố gắng lên nhé.
Huyền An: Phương Nguyễn bạn ơi chia buồn với gia đình bạn. Mẹ mình nay cũng mệt quá rồi. Ăn gì cũng nôn. Tiêm thuốc chống nôn mà không ăn thua. Buồn quá bạn ơi.
Ngọc Liên: Hôm nay nhà mình vừa làm 49 ngày cho ông.
Lan Nguyên: Đọc tus bạn không cầm được nước mắt. Ba mình vừa mất vì K gan sau 1 năm kiên cường chiến đấu cùng bệnh. Không bao giờ quên lúc ba đau đớn những ngày cuối đời ước gì đau thay ba được để ba sống thêm 1 thời gianMong bác ít đau và đi thanh thản nhẹ nhàng.
Trà Thành: Khi hốc mắt trợn trắng lên là lúc đi đó bạn. Mình nhớ hoài cảnh anh mình. Xót xa…
Luyên Trần: Đúng rồi đấy, thương lắm cơ!
Yen Nhi: Chào bạn. Cầu mong mọi điều an lành nhất đến với bạn và gia đình.
Bố mình lúc trước khi mất vài tiếng cũng bị chết não và hồi tưởng ký ức. Kêu liên tục tên những người thân quen không đến thăm được.
Phạm Mạnh Toàn: Mình không có kinh nghiệm việc này mà lại lạc quan hy vọng có thể kéo dài. Vậy nên mẹ mình mất mà không được ở bên cạnh.
Trịnh Lý: Mẹ mình mất vì K gan. Buổi sáng trước khi mẹ mất, mẹ mình bảo thay quần áo mới cho mẹ. Lúc đó mình mới 9 tuổi.
Giờ mình cũng đang chiến đấu vì K tụy đã di căn. Mà đọc comment của mọi người lòng thấy buồn khôn tả.
Tự Phúc Hỷ: Trịnh Lý bạn chịu khó niệm phật đi.
Tự Phúc Hỷ: Nếu phước nhiều bạn khỏi ngay đời này nếu. Chưa được đời này kiếm sau bạn đỡ khổ.
Trịnh Lý: Tự Phúc Hỷ cảm ơn bạn nhiều nhé.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/894940984347355/posts/991053691402750/
Ha Doan.
Ngày 27 tháng 10 năm 2020
Các bệnh nhân đang uống thuốc đích mà có tác dụng phụ là mẩn ngứa da (mức độ nhẹ và nặng, rất nặng) hãy lấy ngay lá bàng, càng xanh đậm càng tốt và rửa sạch, đun nước đặc càng đặc càng tốt để nguội (nhớ là khi viêm da thì không được tắm nóng) rồi ngâm hoặc bôi tắm. Hiệu quả thần kì ạ!
Không một loại thuốc tây bôi ngoài da nào (kể cả trong và ngoài nước) có thể khỏi nhanh như vậy đâu ạ!
Mình dám nói vậy vì mình đã từng mua đủ thứ thuốc bôi, kem bôi của Đức, Mỹ, Anh, rồi trong nước nữa. Có dễ đến gần chục triệu rồi mà chả ăn thua gì, lại thêm các tác dụng phụ của thuốc bôi. Mình cũng từng lái xe đi cắt hàng vài bao tải các loại lá lảu, từ sài đất đến tía tô, kinh giới… vvv… cũng chả ăn thua gì. Chỉ đến thử nghiệm với lá bàng, do mình suy luận từ các bài thuốc khác. Mà cái lá bàng này, không mất tiền lại dễ kiếm, nên thực sự mình muốn chia sẻ cho mọi ngườichăm sóc bệnh nhân lắm lắm ý, bởi nhìn người nhà bị ngứa đau rát, thương và xót vô cùng.
Mùa lá bàng sắp hết, các bạn hãy tranh thủ nhé. Mình chia sẻ tích phúc thôi vì mình đã trải qua những tháng ngày chăm sóc người bệnh vật vã vô cùng với tác dụng phụ kia rồi! Và mình mừng như vớ được vàng khi ngâm lá cho người bệnh chỉ có ba ngày là vết loét kia liền như có thuốc tiên.
Cảm ơn Mẹ thiên nhiên đã ban tặng chúng con loại cây cho bóng mát và đầy thần kì như thế!
Và mình đã tìm thấy sự diệu kì của thuốc Nam, của cây lá quanh ta!
Hiên Tạ: Duy Tuân Tạ.
Xuân Ngân: Để khô có được không ạ?
Ha Doan: Xuân Ngân người nhà bạn có dùng thuốc đích không. Nếu dòng Tacerva hay Tagrix thì ok. Còn để khô thì mình không hiểu ý bạn.
Xuân Ngân: Hnay mẹ em mới có kết quả đột biến gen nên mai bác sĩ mới kê thuốc chị ạ. H sắp hết lá bàng nên em muốn hỏi là dùng lá bàng khô có được không ạ.
Ha Doan: Xuân Ngân không tốt bằng lá xanh già bạn ạ.
Xuân Ngân: Ha Doan nếu vậy sắp tới là mùa đông rụng hết lá thì có loại gì thay thế không ạ?
Ha Doan: Xuân Ngân vừa nãy có bạn bảo đun gỗ hoặc lá của cây gỗ sưa nữa đó em.
Xuân Ngân: Ha Doan vâng.
Yen Tran Thi: Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Maia Maia: Chị ơi chi phí của thuốc đích có cao không ạ. Bố em hôm nay có kêt quả K phổi giai đoạn 3 ạ.
Xuân Ngân: Su Su phải làm xét nghiệm đột biến gen (7 triệu 5) nếu có đột biến gen mới uống được thuốc đích bạn ạ. Trung bình tầm 10-11 triệu/tháng.
Maia Maia: Xuân Ngân uống tầm bao lâu chị ơi.
Xuân Ngân: Su Su uống suốt luôn bạn. Đến khi nào nhờn thuốc thì đổi sang loại khác. Không dừng được đâu.
Maia Maia: Xuân Ngân em cảm ơn ạ.
Ha Doan: Su Su nhiều giá bạn ạ. Từ 40 triệu đến 80 triệu hay thuốc không chính thống thì 12 tr.
Maia Maia: Ha Doan 40tr-80 triệu mot lân uống hay cả quá trình hả chị ơi.
Ha Doan: Su Su một tháng.
Xuân Ngân: Cái này có bảo hiểm mà chị nhỉ. Bệnh viện cấp thì sao lại không chính thống ạ.
Maia Maia: Xuân Ngân cai nay được bao hiêm chi trả hả chị.
Ha Doan: Xuân Ngân bệnh viện không cấp, tagrix mua của bệnh viện là thuốc được bảo hộ thì đắt khoảng 80 triệu. Còn mua của Bawngladet thì hơn 10 triệu đó.
Xuân Ngân: Thuốc đích bảo hiểm chi trả 50% nhé. Còn loại thuốc miễn dịch thì mới không chi trả và 1 liều là 62 triệu. Nhưng đang được hỗ trợ mua 2 liều sẽ free 1 liều.
Xuân Ngân: Em cũng không rõ loại bệnh viện cấp là loại nào nhưng bác sĩ hẹn mẹ em lên lấy thuốc mà.
Ha Doan: Xuân Ngân nói chung mình không có nhiều thời gian để viết trên đây. Mình chỉ chia sẻ những gì mình trải qua thôi. Theo như điều trị của bệnh viện K Tân Triều thì thuốc đích Tacerva có bảo hiểm 50 %, nhưng đích thế hệ 3 là Tagrix thì bác sĩ nói là tự mua 100%. Mình chỉ biết đến thế. Xin phép không trả lời nữa bởi mình chỉ muốn chia sẻ bài thuốc viêm da cho bệnh nhân thôi.
Xuân Ngân: Ha Doan cảm ơn chị ạ.
Mai Oanh: Mình chia sẻ thêm các bác có cây gỗ sưa lấy lá đun tắm hoặc chấm lên chỗ ngứa cũng tốt ạ.
Thi Phuoc Hong Nguyen: Cảm ơn bạn nhé.
Vũ Nhung: Cảm ơn tác giả, mọi người biết lá gì chữa bệnh gì thì cứ đưa lên để những người bệnh được biết.
Pham Thanh Long: Cảm ơn bạn, rất hữu ích!
Yen Tran Thi: Mọi người vào google, mục chuyện cái lá bàng của bác Hùng Y cũng hay lắm đó.
Nguyễn Thị Bắc: Tuyệt vời.
Hồng Xuân: Cảm ơn chia sẻ chân thành của bạn.
Thành Võ Đình: Ngâm dấm trắng hiệu quả hơn nhiều.
Ha Doan: Thành Võ Đình nhà anh ngâm rồi à.
Thành Võ Đình: Ha Doan.
Có bạn đang điều trị thuốc đích, dùng lá bàng không ăn thua nên dùng dấm trắng thấy hiệu quả.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/671198286674372/
Thu Thuy.
Ngày 16 tháng 05 năm 2019
Mấy hôm nay em đọc trên group thấy mọi người chia sẻ về việc người nhà đau đớn vì bệnh ở giai đoạn cuối, nên em xin phép chia sẻ một chút về chuyện của bố em ạ.
Bố em được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối từ tháng 11 năm 2018. Lúc phát hiện ra thì phổi phải đã xẹp và hoại tử, tràn dịch màng phổi lượng nhiều, di căn hạch, gan. Bố em không dùng thuốc đích (không có biến đổi gen), chỉ có thể hoá chất toàn thân. Bác sĩ bên bệnh viện Đại Học Y cũng khuyên với trường hợp của bố thì không nên làm gì nữa cả, vả lại bố em cũng không muốn hoá chất. Do đó bố em chăm sóc giảm nhẹ ở nhà, khoảng 3-4 ngày lại vào viện chọc dịch 1 lần. Đến cuối tháng 4 rồi thì bố em mất. Khoảng cuối tháng 3, bố em tràn dịch đa phủ tạng, gia đình cũng biết bố không còn được lâu, nên cũng bàn bạc với bố về việc mời Ban Hộ Niệm tới trợ niệm giúp, và bố đồng ý. Từ lúc nhà em mời Ban Hộ Niệm về cho tới lúc bố em mất là 11 ngày. Trong 11 ngày đó bố không vào viện chọc dịch nữa, chỉ ở nhà niệm Phật và nghe 72 lá thư khuyên người niệm Phật của cư sĩ Diệu Âm (mặc dù trước đó 1 tuần phải chọc 1-2 lần). Những ngày cuối đời, em đã chứng kiến bố thậm chí không phải thở bình oxy, không phải dùng đến bất kỳ loại giảm đau nào và bố ra đi rất nhẹ nhàng thanh thản. Thoại tướng mềm mại, nét mặt tươi như đang ngủ vậy.
Gia đình em từ lúc bố tắt thở, vẫn tiếp tục cùng ban hộ niệm, trợ niệm cho bố thêm 12 tiếng, sau đó mới đưa bố đi.
đó là chuyện của gia đình em, nay em chia sẻ chút thông tin biết đâu sẽ có cô chú bác, anh chị nào cần ạ.
Thành Đoàn: Mình cũng tin là đọc kinh có tác dụng rất lớn.
Nếu bạn đọc tử thư tây tạng thì sẽ thấy bố bạn sẽ siêu thoát vì ra đi thanh thản. Và thật ra bác vẫn tiếp tục sống đấy nhưng chỉ là mắt chúng ta không nhìn thấy thôi, và bác đang ở một dạng năng lượng khác. Theo người Tây Tạng thì không nên than khóc khi một người chết vì sẽ làm họ quyến luyến và không siêu thoát được, nên cầu nguyện và tụng kinh để họ siêu thoát.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Nguyễn Thu Hà: Thành Đoàn mình cũng đã đi cầu nguyện lòng thương xót chúa ở giáo điểm tin mừng và bản án tử đã được gỡ xuống. Lạy chúa giê su con tín thác vào chúa.
Thành Đoàn: Đường Chân Trời Nếu theo đạo thì cầu chúa cũng rất tốt chị ạ! Ý nghĩa ở đây là cần có sự chuẩn bị tốt cho việc chuyển tiếp sang sống ở một dạng khác, thế giới khác. Và nhiều khi vì có đức tin, tâm lý thanh thản thì cơ thể lại tự sản sinh ra kháng thể miễn dịch chống lại bệnh tật.
Nguyễn Thu Hà: Thành Đoàn trước đó mình đã rơi vào khủng hoảng cả tinh thần lẫn thể xác. Không ăn không ngủ sút cân trông thấy.
Nhg rồi phép màu đã đến với mình.
Tình Trịnh: Đường Chân Trời bạn bị gì vậy ạ.
Nguyễn Thu Hà: Tình Trịnh mình bị nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung.
Tình Trịnh: Đường Chân Trời bạn chia sẻ đi ạ.
Nguyễn Thu Hà: Tình Trịnh mình không dùng bất kể 1 loại thuốc nào. Mình chữa bệnh theo tâm linh bạn ạ.
Tình Trịnh: Đường Chân Trời bạn ơi bạn nói cụ thể được không? Trước mình cũng thử 1 lần nhưng chưa kịp hoàn thành thì bị dừng.
Nguyễn Thu Hà: Tình Trịnh mình đến giáo điểm tin mừng đọc kinh cầu nguyện tín thác vào lòng thương xót của chúa chỉ đơn giản vậy thôi bệnh nhân. Nhưng phải tin nha bạn.
Nguyễn Thu Hà: Ung thư là căn bệnh mà y học gần như bó tay.
Minhkhang Hoàng: Sao giống bo minh nhi. Nhung bo minh cung ung thư giai đoạn cuối nhung bo nghe bai giang của cha long. Roi bo mat ra di thanh than cuc ki. Bo di mot cách thanh than. Vua nữa bo thơm hon may chau bo moi mat co ban ạ.
Nguyễn Thu Hà: Minhkhang Hoàng cứ tin tưởng phó thác trông cậy. Mình cũng đã được chúa thương ban ơn chữa lành.
Minhkhang Hoàng: Um. Co duc tin se thang tất cả ban ạ.
Cô Ca: Cảm ơn bài chia sẻ ạ.
Mai Thy Hoàng: Tôi tin như thế.
Nhất Phương: Bình thường thôi không có gì ngờ vực cả, mình cũng chứng kiến một người bệnh đau đớn quá, sau khi hộ niệm thì không còn đau đớn dữ dội nữa. Có những thứ khoa học không giải thích được hoặc không thèm giải thích. Giống như 1 liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ, xoa dịu tinh thần người bệnh vậy.
Violet V Tran: Khoa học có giải thích rùi đó nàng. Khi mình nghe lời cầu nguyện thì vùng nhân accumben tiết ra dopamine (nội tiết tố hạnh phúc), cảm giác thư giãn êm đềm như mình nghe nhạc hay xài cần sa giải trí vậy á.
Nhất Phương: Violet V Tran vậy là em chậm cập nhật rồi, mà mở máy nghe kinh phật có mang lại hiệu quả tương đương không chị, hay người thật và nhiều người như ban hộ niệm thì hiệu quả hơn?
Nguyễn Trang: Nhất Phương chị ơi em có inbox cho chị để hỏi mấy việc. Chị rep tin nhắn cho em nhé.
Violet V Tran: Nhất Phương Cái ni có trải nghiệm mới biết, chị không dám nói bừa, nhưng chị đoán là nghe kinh Phật có mang lại hiệu quả ít nhiều, việc này có tác dụng như meditation vậy đó.
Thu Thuy: Nhất Phương em nghe các cư sĩ nói hiệu quả 90% là ở người bệnh (phải có đầy đủ tín – nguyện – hạnh), 9% là gia đình người thân, và ban hộ niệm chỉ đóng góp 1% thôi ạ.
Nhất Phương: Cảm ơn bạn Thu Thuy nhiều.
Phương Phạm: Cảm ơn bài viết, mình cũng đã nghe rất rất nhiều những trường hợp quanh mình, gẩn nhà mình cũng có. Mời ban hộ niệm, niệm Phật và ra đi nhẹ nhàng thanh thản.
Van Nam Bui: Trân trọng cảm ơn bạn nhé.
Nguyễn Thị Việt Linh: Mình tin 100%
Hong Nguyen: Mình đã không biết cái này để giúp bốCũng không dám tin là bố sắp mất…
Nguyễn Minh Hương: Cũng đúng vì khi tập trung vào gì đó người ta sẽ quên đau, tớ mà bị mỏi xương cốt mà chơi game cũng hết đau.
Thành Đoàn: Nguyễn Minh Hương đấy là bản chất khoa học của Thiền và não. Não lười chỉ làm một việc một lúc. Do đó khi em hồi hộp lúc đi xin việc chẳng hạn, mình thở gấp sẽ thấy bình tĩnh lại vì não lúc đó tập trung vào hơi thở.
Nguyễn Văn Cường: Ông ngoại mình cũng ung thư phổi, khi ông nặng có mời các già đến tụng kinh. Tụng kinh dừng, ông đi. Ông đi nhẹ nhàng như người đi ngủ, khuôn mặt vẫn đẹp như lúc còn sống. Tỉ phú Bin – Gết giàu nhờ công nghệ, nhưng cũng luôn có đức tin Tôn giáo và giờ ông chuyên làm từ thiện. Giá trị tinh thần, nhất là lúc cuối đời, rất quan trọng. Nó làm cho người ung thư bớt đau đớn, người ở lại cũng thấy nhẹ lòng.
Phạm Hạnh: A di đà Phật, cảm ơn bạn vì bài viết, ba mình cũng được ban hộ niệm niệm trước một ngày rồi đi, sau khi ba đi ban hộ niệm còn niệm thêm 8 tiếng nữa, sau đó chờ thêm 4h nữa mới được liệm vì bị trùng đám, tổng cộng 12h sau khi mất nhưng mẹ mình vẫn có thể lau người thay đồ cho ông bình thường, nét mặt ông thanh thản, tay chân mềm mại.
Hoàng Phương Linh: Mình chưa biết thông tin này. Cảm ơn chia sẻ của bạn nhiều.
Đặng Thập Nương: Cảm ơn em đã chia sẻ.
Thi Nguyên: Cảm ơn bài chia sẻ của em!
Nguyễn Hương Lan: Mình tin 100%
Hai Le Minh: Tôn giáo, bản chất cũng toàn những điều tốt cả. Nó giúp người theo tin và làm việc thiện.
Nhưng phép màu thì tôi không tin.
Các bệnh nhân ung thư mà đau đớn. Lúc sắp ra đi, thường sẽ không nhận cảm giác khó chịu này nữa.
Nguyễn Thu Hà: Hai Le Minh bạn không tin ư. Hãy thử 1 lần đi sau đó tin hay không tùy bạn.
Lòng thương xót chúa. Bạn gõ trên YouTube và kiểm nghiệm phép màu theo suy nghĩ của bạn. Tôi đã tin và tôi đã được chữa lành.
Hai Le Minh: Đường Chân Trời không sao. Bạn có Đức tin. Rất tuyệt.
Tôi là bác sĩ, và tôi không tin phép màu. Chỉ cố tìm hiểu tại sao? Cơ chế? Bằng chứng… nghề của bọn tôi mà.
Huynh Hong Loan: Hai Le Minh, có câu khi thất bại trong cuộc đời, người ta thường quay về tôn giáo. Khi không còn gì để bám víu vào y khoa, khoa học không còn giúp gì được nữa, bệnh nhân cần lắm sự trợ giúp về tinh thần, cần lắm ai đó để dựa vào, và vì vậy người thân vô cùng quan trọng trong những giờ phút sau cùng. Có ai đó vẫn luôn bên mình đến phút cuối của cuộc đời thì cũng giúp tâm an. Khi đã chấp nhận sự thật về căn bệnh thì mọi chuyện sẽ bình yên, không còn quá đau đớn, vật vã, nuối tiếc cuộc sống nữa!
Đinh Oanh: Đau lòng lắm… lúc nào cũng nơm nớp lo sợ con bỏ em mà đi… các chị cho xin bài kinh nghe mới ạ… con nhà em mới được 13 tháng tuổi.
Trần Trúc: Mình đồng ý với bạn.
Hiền Thu Nguyễn: Nhờ thầy ơ chùa à bạn.
Thu Thuy: Hiền Thu Nguyễn dạ không, đạo tràng ạ.
Hiền Thu Nguyễn: Thu Thuy mình chưa nghe bao giờ.
Tung Nguyen HT: Cảm ơn bạn. Câu chuyện của bạn làm mình nhớ tới mẹ. Mẹ mình cũng ung thư phổi, cũng tràn dịch. Mặc dù chịu đau đớn. Nhưng vì mẹ cũng luôn luôn niệm nên những ngày cuối cùng mẹ lại rất thanh thản chứ không đau đớn như một số bệnh nhân khác trước khi mất.
Hồng Ngọc Nguyễn: Ôi, giá như ngày đó mình khôn lớn như bây giờ, để cho bố 1 chất lượng sống tốt hơn.
Pham Anh: Hộ niệm cho người sắp qua đời hoàn toàn không phải là mê tín, cũng không phải là phép màu, nhưng là việc rất nên làm. Cũng không nhất thiết với ai cũng hộ niệm giống ai, nếu không nắm rõ tâm tư nguyện vọng người sắp mất để hộ niệm thì có thể phản tác dụng, nhất là khi người đó đã rơi vào tình trạng không còn tỉnh táo nữa để hỏi ý kiến. Việc này không thể chỉ nói ngắn gọn là có thể hiểu nhưng tôi xin chia sẻ một cách hộ niệm được các Thầy tôi dạy, cách này đơn giản có thể áp dụng cho tất cả mọi người không phân biệt đức tin tôn giáo, cho cả người còn tỉnh táo lẫn đã hôm mê (vì dù hôn mê tâm thức họ vẫn còn nhận biết) Đó là hàng ngày người nhà dành thời gian một vài lần ngồi bên giường bệnh có thể vừa kết hợp xoa bóp, mát xa vừa thủ thỉ kể chuyện, ôn lại những việc làm tốt, việc thiện mà người bệnh đã làm (ví dụ ba ơi, ba còn nhớ ngày hôm ấy ba đã…) nếu người nhà theo tôn giáo thì cũng ôn lại những việc họ đã đi chùa đi nhà thờ thế nào, nhưng tuyệt đối không nhắc chuyện không vui, bày tỏ nhớ nhung, xót xa, quyến luyến (việc này không có ích chi mà chỉ làm người bệnh buồn khổ thêm) Cứ kiên trì làm ngày vài lần như thế, rất có ích lợi cho việc ra đi an lành của người bệnh.
Hieu Ph: Ba mình ra đi 2010, mình mời ban Hộ Niệm đến trợ niệm cho ba mình trước và sau khi ra đi, người ba mình mềm nhủng và nóng ở đỉnh đầu.
Đã 9 năm rồi cảm giác xúc động khi thăm khám đỉnh đầu cho ba vẫn còn trong lòng mình.
Mình rất quý và mang ơn các ban Hộ Niệm.
Phương Phương: Hieu Ph nhà mình ba cũng vậy, ba không đau đớn kêu la, ra đi trong tiếng chuông, tiếng khánh của con cháu rất nhẹ nhàng.
Hieu Ph: Phương Phương ơi, mình lo được cho ba lòng mình rất mãn nguyện.
Phương Phương: Hieu Ph dạ chị gia đình em cũng vậy, không một tiếng khóc.
Hieu Ph: Ba mình suốt đời lo giúp mọi người, mình đang tập theo cách sống của ba mình.
Nguyễn Hân: Con cảm ơn cô Hieu Ph rất nhiều cô là người đã đông viên an ủi con trong những ngay con khó khăn nhất.
Nguyen Thu Minh: Cảm ơn bạn. Bạn tìm Ban Hộ niệm ở đâu vậy cho mình xin thông tin với Ba mình cũng không biết còn bao lâu.
Thu Thuy: Dạ, gia đình em mời đạo tràng ở Cầu Diễn Hà Nội. Để em xin lại số điện thoại rồi em nhắn chị nhé?
Nguyen Thu Minh: Thu Thuy cảm ơn bạn nhé.
Hieu Ph: Nguyễn Hân ơi con là chỗ dựa duy nhất của các con, vì vậy Hân phải mạnh mẽ vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời, Hân ngã gục các con Hân sẽ đổ theo, cảnh này cô đã trải qua năm 1996
Hieu Ph: Thu Minh ơi, ba bạn đang ở đâu vậy.
Jude Williams: Bị bệnh K là khổ đủ đường đau đớn tốn kém tiền của.
Thu Thuy: Chị Ngoc Trang Tran em chia sẻ biết đâu chị cần.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1025358997924964/
Đỗ Anh.
Ngày 09 tháng 09 năm 2020
Ba em bị ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn xương và đã qua hóa xạ trị, gia đình cũng đang để ba chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện địa phương.
Tình trạng ba em hiện nay:
– Ba đã nói sảng, nhơ nhớ quên quên, ba luôn muôan mẹ ở bên cạnh, mẹ em đi vắng 10, 15 ph là ba nhắc.
– Tay phải ba em bị run nhiều, sưng, các khối u như quả trứng gà xuất hiện ở bắp tay, rất đau, đựng nhẹ vẫn đau, bác sĩ bệnh viện địa phương không dám cán thiệp.
Các anh chị cho em hỏi, tình trạng của ba em như thế này thì còn khoảng bao lâu nữa ạ? Có cách gì để ba có thể bớt đau đớn (Bác Sĩ có tiêm thuốc kháng sinh, hổ trợ bao tử, và giảm đau), thật sự em nhìn ba đau, em xót lòng quá.
Dù biết là ngày ba đi cũng cận kề, nhưng em sợ quá, em phải làm sao để ba em được nhẹ nhàng ha anh chị?
Thị Nguyên: Cùng tâm trạng, ba mình cũng phổi, không đau nhưng lại khó thở, 2 chân sưng phù, thật sự không biết còn được bao lâu nữa.
Duyên Khuê.
Phung Le: Giờ chỉ có morphin mới làm giảm đau cho ông lúc này. Gia đình cần ở bên ông lúc này, xoa nhẹ nhàng, ông sẽ cảm nhận được sự gần gũi lo lắng cho ông. Cố ở gần ông thời gian này, cần lắm.
Linh Tran: Cố gắng ở bên bố càng nhiều càng tốt bạn ạ. Bố mình sảng khoảng 3-4 ngày là bố mình mất rồi. Nhưng may mắn là bố mình không bị đau đến lúc mất vẫn tỉnh táo và không kêu đau chút nào. Cố gắng lên bạn nhé. Dành càng nhiều thời gian bên bố càng tốt.
Duong Mai K: Linh Tran không đau đớn những ngày cuối đời, đó là điều rất may mắn của bệnh nhân K. Để tìm được thuốc chữa thì ngày đó quá xa vời, mình chỉ cầu mong có thuốc để cắt những cơn đau.
Linh Tran: Duong Mai K vâng cũng may bạn ạ. Bố đi nhẹ nhàng lắm. Bố ăn no xong bố mình bảo đi ngủ vậy là bố đi thôi. Trước khi đi có gia đình và bạn bè đến bố mình nhận ra hết. Cười nói vui vẻ rồi mới đi.
Thành Đoàn: Duong Mai K Minh cung mong la sớm co phuong phap nao hoac luat nhu nao de bệnh nhân K nhung ngay cuoi doi không phải chịu đau đớn nhiều.
Linh Tran: Thành Đoàn trước mình cũng phải mua phòng thuốc phiện với morphin đấy. Cũng sợ nhìn cảnh bố đau đớn vật vã lắm.
Thành Đoàn: Linh Tran mình không rõ vì sao không đưa vào khoa chăm sóc giảm nhẹ nhỉ? Bác sĩ họ có chuyên môn thì chắc sẽ biết cách sử dụng morphin đúng liều hơn là mình tự làm.
Linh Tran: Thành Đoàn bố mình bệnh viện trả về lúc 6h thì 2h đêm bố mình mất rồi. Bố mình lại không đau tí nào. Đến lúc mất ông vẫn tỉnh táo nhưng không đau. Mình phòng thôi chứ bố mình lại không sử dụng đến. Hic.
Thành Đoàn: Linh Tran vậy là rất mừng cho bác mình nói thật lòng. Chia buồn cùng bạn và gia đình nhé.
Linh Tran: Thành Đoàn mình cảm ơn. Bố mình cũng mất hơn 1 năm rồi nhưng mình vẫn chỉ cảm giác là bố đi công tác vài ngày sẽ về thôi. Mất bố buồn lắm.
Thành Đoàn: Linh Tran bố mình cũng mất năm ngoái vì bệnh già, mình hiểu tâm trạng của bạn. Thật ra ai rồi cũng phải chết, biết đâu ở thế giới bên kia lại hạnh phúc hơn.
Thị Nguyên: Linh Tran trước khi mất ba bạn có biểu hiện gì không ạ.
Linh Tran: Thảo Nguyên bố mình hoàn toàn khoẻ mạnh cho đến lúc nhập viện. Bố vào viện được 10 ngày thì mất. 7 ngày đầu bố mình vẫn đi lại được nhưng ăn thì chỉ ăn được nước cháo với nước ép hoa quả thôi. Có điều bố mình bị khô bôi mặc dù bôi nhiều loại nhưng vẫn khô lắm. Khô chảy máu luôn. 3 ngày sau thì bố mình bỏ ăn dần và bắt đầu sảng. Bố ngủ là sảng xong rồi lại hoảng rồi tỉnh. Lúc mơ lúc tỉnh. Chân dần dần mất cảm giác ở bàn chân. Bố mình K gan biến chứng tràn dịch màng phổi. Người ông lúc mất vẫn còn to lắm vì vẫn bị báng.
Huỳnh Sinh: Thương quá.
Minh Nguyệt: Thương các bệnh nhân K quá.
Đào Huê: Em có đọc 1 bài về phương pháp bỏng lạnh giúp cắt cơn đau cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô chi phí tầm 20 triệu. Em cũng đang tính đợt tới này cho bố em dùng xem có hết đau không.
Tuyet Ngan: Đào Huê bạn ơi có thông tin gì inbok mình với nhé, mình cũng đang tìm hiểu, vì cả bố mình và mẹ mình đều bị K phổi.
Tuyet Ngan: Đạt Đen cảm ơn bạn.
Hong Nhung: Tuyet Ngan có bạn nhé. Mình đang tìm hiểu cho mẹ, giá 20-60 triệu, thời gian 6 tháng – 1 năm. Hiểu nôm na như kiểu cắt dây thần kinh đau đi ý. Mẹ mình chưa đau nhưng đang xem như thế nào sẽ làm.
Tuyet Ngan: Hong Nhung, có gì bạn thông tin mình với nhé, cảm ơn bạn.
Nga Bông: Đào Huê Đào Huê bạn ơi có thông tin gì inbok mình với nhé, mẹ minh K phổi giai đoạn cuối đang uống thuốc giảm đau rồi ạ.
Quynh Phan: Đào Huê mình cũng quan tâm phương pháp này. Không biết nó có áp dụng cho mọi loại ung thư không? Bố mình ung thư phổi, mà bác sĩ 108 nói phương pháp tiêm cồn diệt thần kinh không áp dụng cho K phổi. Chắc do đặc tính vị trí đau hay như thế nào nữa. Nếu có thêm thông tin gì mong bạn chia sẻ thêm. Cảm ơn.
Thu Hiền: Cố gắng ở cạnh ba trong thời gian này nha bạn. Ba mình cũng K phổi. Đau lắm không nằm được. Chích 2 mũi morphin là ba mình mất.
Kimanh Nguyen: Bố mình cũng mới mât vi căn bệnh quái ac này, nhưng may măn hơn bố bạn la bố minh không đau đơn ngày nao chưa bao giờ phải dùng thuôc giảm đau.
Nhin cảnh này sot xa lắm bạn va gia đình cố lên nhe tình trạng của bố bạn thê này chăc cũng không được lâu nữa đâu.
Tuyet Ngan: Có người thân bị K mới thấu hiểu được, khổ quá ạ.
Nguyen Thu Huong: Mình đã đồng hành, hỗ trợ bố mẹ qua giai đoạn này, thật sự rất khó khăn. Mình nói mọi người cố gắng dành thời gian bên cạnh nắm tay bố, hỏi han, xoa nhẹ những chỗ khó chịu để cùng bố vượt qua những cơn đau, như vậy sẽ bớt đi phần nào sự yếu đuối, cô đơn. Rùi thủ thỉ xem bố còn nguyện vọng, mong muốn làm gì, ăn uống gì, nghe kinh phật hay nghe nhạc gì… Mình hát những bài hát bố hát ru anh em mình lúc nhỏ, nghĩ và làm những điều có ý nghĩa cho bố (đón chị ruột của bố đến chơi, hỏi và báo cho người thân, bạn bè bố muốn gặp…). Động viên bố sẵn sàng cho 1 hành trình mới với những trải nghiệm mới ý nghĩa, thoát khỏi thân xác đau đớn này. Chúc bác mạnh mẽ, chúc bạn và gia đình vững vàng.
No Hoa Sa Mac: Thương quá. Mong bác sẽ nhanh đỡ ạ.
Đỗ Thị Phương Uyên: Đồng chia sẻ bạn. Mình đã từng trải qua cảm giác đó.
Nguyễn Thanh Thúy: Chia sẻ cùng bạn. Mẹ mình cũng bị K phổi. Buồn thực sự.
Gấu Cực Xinh: Đồng cảm với bạn, hãy tranh thủ hiếu thuận với ba nhé.
Linh Trương: Tới giai đoạn nhớ nhớ quên quên, nói mớ là thời gian không còn nhiều ạ. Chỉ có thể tính bằng ngày thôi ạ. Thời gian này gia đình nên kề cạnh ngày đêm ạ.
Huong Le Ngoc: Chia sẻ K cùng bạn. Bố mình cũng K phổi từ khi bị sưng phù đến khi mất tầm 1 tuần bạn ạ. Khi nói mơ sảng và đau đớn kéo dài trong vòng 2 tháng. Đau lắm. Cố gắng lên bạn.
Thị Nguyên: Bố bạn bị sưng phù những đâu vậy ạ. Ba mình cũng K phổi, không đau nhưng lại ho nhiều khó thở, mấy hôm nay bàn chân lại sưng phù, mình thấy lo quá.
Huong Le Ngoc: Thảo Nguyên phù ngón tay chân, là tràn dịch màng tim rồi bạn ạ.
Nga Bông: Thảo Nguyên mẹ minh cũng như vậy vừa rồi hút dịch màng phổi và hút dịch màng tim.
Phan Lệ Thuý: Bố tớ sưng phù khoảng 1 tháng thì ông mất.
Linh Tran: Phan Lệ Thuý bố mình còn được có 10 ngày thui hic.
Diễm Nguyễn: Cố gắng bên bo nhiều hơn bạn nhé! Ai trong hoàn cảnh chung Kien nổi đau của ung thư là nóng ruột nóng gan lắm, ba mình cũng K gan, nhưng ra đi cũng nhẹ nhàng. Không bị K hành. Nói sản đêm trước đêm sau là đi ạ. Nên trinh trang bo bạn không còn lâu nữa đâu.
Phùng Vương: Bị lơ mơ rồi là chuẩn bị đến phút cuối rồi bạn. Bố mình đến lúc cuối bị hôn mê gan nên nhẹ nhàng chứ không bị đau.
Thubinh Nguyen: Cố gắng nhé bạn. Cầu chúc gia đình bạn gặp thật nhiều may mắn nhé
Nguyen Quang: Hy vọng sauy này sẽ có luật cho phép ra đi êm dịu.
Phạm Ngọc Hưng: Cố gắng lên bạn ơi!
Lan Trịnh: Mẹ em cũng ung thư phổi di căn. Giờ đau nhiều yếu, nhiều hôm đau không ăn nổi gì. Mẹ em không còn thuốc nào điều trị tại bệnh viện nữa. Dẫu biết chuyện gì tới sẽ tới nhưng nhìn mẹ đau thương lắm mà chả biết làm sao.
Đỗ Anh: Em rất cảm ơn tất cả anh chị em đsx chia sẻ cùng em, biết là chuyện gì đến sẽ đến nhưng xót lòng, đúng là những gia đình có người thân lâm vào cảnh đau đớn này mới biết khủng khiếp đến như thế nào. Em cũng xin chia sẻ với caec anh chị đồng cảnh ngộ, rất mong người thân của chúng ta sẽ nhẹ nhàng để bắt đầu 1 chuyến du hàng mới. Mong mọi người cùng nhau mạnh mẽ.
Em rất trân trọng sự chia sẻ, nhưng không phản hồi ngay cho mỗi anh chị được, hy vọng nọi người thông cảm.
Phan Lệ Thuý: Đỗ Kim Anh nhiều khi chết cũng là sự giải thoát bạn ạ. Bố tớ bị tớ biết đau đớn không ăn uống được gì. Sống như sự hành hạ. Quá đau đớn.
Trang Anh: Chia buồn cùng gia đình em, nhà chị cũng trong hoàn cảnh như em, chị hiểu, hãy cho ba em nghe kinh phật nhiều, âu cũng là cái nghiệp kiếp của mỗi người em ạ, gia đình ta phải chấp nhận và đón nhận thôi, nghĩ như thế cho nhẹ lòng mong gia đình em sẽ sớm vượt qua nghiệp kiếp này.
Azura Thiện: Mình chia sẻ cùng bạn, mình cũng hiểu thấu phần nào với bạn về bệnh ut! Ba mình cũng vừa mất tuần nay. Ba bị ung thư dạ dày voi thực quản, di căn khắp nơi và vô cả xương nữa. Mình không rõ tình hình ba bạn cụ thể thế nào! Nhưng với ba mình cuối đời ba cũng đau lắm bạn dù dùng thuốc giảm đau, chưa xin thuốc morphin thì mình xin bác sĩ cho ba về nhà vì sức khỏe ba yếu lắm, bác sĩ cũng bảo thôi về cho ba khỏe đi! Ba về được 2 ngày là mất đấy bạn, 2 ngày ấy ba nói sảng và lên cơn co giật, đau đớn thể xác lắm. Bạn vững tinh thần lên bạn nhen! Nghĩ thế này, người ta ai cung có số phần cả, đôi khi mình chứng kiến cảnh người thân mình đau đớn vì bị bệnh ung thư hành hạ thể xác, cảm giác bản thân nó đau đớn tột cùng. Quan trọng là gia đình và bản thân đã chăm sóc tốt cho ba rồi. Lúc này hơn ai hêt bạn phải cùng mẹ bạn cố gắng lên bạn nhen! Anh chị em gia đình cùng ở cạnh ba lúc này đi bạn! Mong bạn sẽ vượt qua cùng gia đình trong khoảng thời gian này!
Tiểu Mai: Morphine thôi.
Triệu Nhung: Khổ thân ông. Cố gắng lên nhé bạn.
Triệu Nhung: Morphin tiêm.
Khánh Hoàng: Bố mình cũng vừa mất vì ung thư, ông cũng đau cũng mệt, nhưng may mắn không phải tiêm liều morphin nào, nếu đau quá không chịu được thì hãy tiêm morphin nha, cầm các giấy tờ khám của bác vào viện xin họ sẽ cấp cho. Còn thời gian thì không còn nhiều, đên giai đoạn nằm liệt giường không tự làm gì được thì chỉ trong nay mai thôi, hãy xác định tinh thần trước. Cố gắng lên nha.
Thanh Trinh: Bố mình phù khoảng ngắn là mất.
Ngọc Sơn: Bạn để ý nếu bác không ăn được nữa thì gia đình chuẩn bị tinh thần ạ.
Vân Đỗ: Thương ba của em nhiều lắm vì K phổi di căn xương cực đau (mẹ của cô cũng thế), nhưng lúc gần mất thì không đau nữa ra đi nhẹ nhàng (cô cầu nguyện ơn trên cho ba để bớt đau nhá)
Đặng Thu Phượng: Mình là thành viên của group kể từ ngày Ba mình phát hiện K, Ba mình đã mất vào tháng 03 năm nay nhưng mỗi lần đọc thấy tin người thân bạn nào đau đớn đăng lên group là tim mình nghẹn lại, từng hình ảnh, từng âm thanh những ngày cuối đời của Ba mình vô tình ùa về… đau lắm các bạn ạ! Mình mong những ai mắc bệnh K đều may mắn vượt qua được bệnh tật, không thì nhẹ nhàng thân xác tìm đến nơi bình yên hơn. Những ngày cuối cùng của Ba mình, ông ấy từng nắm tay mình mà nài nỉ tìm cho ông ấy liều thuốc độc mạnh để ông ra đi chứ ông đâu đớn hành xác không chịu nổi, lúc ấy ông nài nỉ mình mà đau xót lắm! Lời ông ấy nói như khứa vào tim mình, mình không muốn hại ông ấy và bảo muốn Ba sống với mình, chờ đợi mình lập gia đình, ấy vậy mà ông đáp lại “Ba sống không nổi” và 3 hôm sau ông đi. Mình hy vọng sẽ có những phép màu cho các bệnh nhân ung thư… và bạn ơi, hãy cố gắng lên, cố lên nhé.
Linh Tran: Đặng Thu Phượng chia buồn với chị. Em được cái may mắn là bố em đi nhẹ nhàng. Em cũng mua morphin với thuốc phiện phòng lúc bố đau mà không dùng tới. Em cũng sợ bố ra đi đau đớn lắm.
Đặng Thu Phượng: Linh Tran ba chị tiêm được 2 mũi morphin là đi luôn à.
Na Na: Đặng Thu Phượng chồng mình cũng như ba bạn, đau quá cứ bảo tiêm cho liều thuốc chuột chứ chịu không nổi, day dứt lắm.
Huệ Trần: Đặng Thu Phượng mỗi khi đọc các bài viết kiểu như thế nào, mình cũng sợ rồi đến ngày nào đó đến lượt người nhà mình bị như vậy. Phát hiện giai đoạn 1 khi ung thư thực quản, mổ nội soi, bác sĩ hẹn 3 tháng sau quay lại khám. Nhueng hơn 1 năm rồi không đi khám lại bạn ạ, mình giục bao nhiêu lần cũng không đi. Tự ý bốc thuốc nam về uống, lại quay lại bia rượu và thuốc lá. Thực sự mệt mỏi, đối với người chủ quan, không biết suy nghĩ, bảo thủ như vậy thì thực sự mệt. Mình cũng không biết ung thư giai đoạn cuối nó đau như thế nào, nhueng nghĩ đến ngày mà người nhà mình rơi vào tình huống đó là mình lại sợ. Nghiện bia rượu khổ thế bạn ạ, không hiểu bia rượu để làm gì nữa. Thực sự mệt mỏi.
Bảo Ny: Đặng Thu Phượng ba mình cũng vậy, ra đi đã đành, lại chịu cảnh đau đớn vô cùng cực đúng là khiến mình thấy bất lực, day dứt mãi.
ba mình cam chịu va khóc mãi đến lúc hôn mê vài ngày rùi đi, mất rồi 2 ngày sau nước vẫn chảy…
Đặng Thu Phượng: Hầu như các bệnh nhân K những ngày cuối cùng đều đau đớn hết cả, đều phải dựa vào thuốc giảm đau liều mạnh để vượt qua. Mình thấy hầu các bệnh nhân K đều minh mẫn trước thời khắc qua đời nhưng sự đau đớn thì không thể nào không thể tránh khỏi… thật nghiệt ngã.
Đinh Ngọc: Ba em cũng mất cách đây được 2 tháng. Bệnh này đa phần là không thể chữa khỏi. Nhưng mình tìm cách chữa nào để bệnh nhân ít đau đớn nhất thôi ạ. Ac nào có người nhà mà bị K cứ tìm hiểu phương pháp CSYT của Thái Lan đó ạ. Em thấy rất nhẹ nhàng.
Bố em từ lúc biết bệnh đến lúc ra đi không hề biết cảm giác đau đớn 1 tí nào cả. Ăn được, ngủ được. Rồi ra đi trong giấc ngủ thôi.
Thanh Truc: Đinh Ngọc chị có thể chia sẻ thêm về phương pháp này không ạ? Em cảm ơn!
Uyen Nguyen: Đinh Ngọc bạn ơi, bạn có thông tin về phương pháp đó không ạ. Cho mình xin thông tin nhé! Mình cảm ơn.
Lương Kim Liên: Bạn có thể cho mình thông tin không. Liệu ở Việt Nam có phương pháp đó không.
Bình An: Mình có biết một nhóm lập ra tên là CSYT thảo luận mở. Các bạn thử vào đó tham khảo xem sao.
Hà Trang Nguyễn: Đinh Ngọc vào trang nào hả bạn.
Đinh Ngọc: Ac có thể lên mạng tham khảo ạ. Vì phải thực sự hiểu nó mới dám và đủ tự tin để dùng nó ạ.
Diều Hâu: Mong ông sớm thoát khỏi sự đau đớn cả về thể xác và tinh thần!
Thu Hong: Em chỉ muốn khóc thôi. Thương những người bị bệnh ung thư. Nhất là Phổi.
Bố em cũng bị. Em chỉ nghĩ đến như này thôi là em sợ hãimong bác bớt đau.
Hoàng Phương: Con người lên được cả mặt trăng mà căn bệnh này cả thế giới lại không tìm được cách chữa.
Bố em cũng K phổi mới mất, đọc những dòng này thực sự đau lòng quá.
Huệ Trần: Thực sự đau lòng! Mình chưa tưởng tượng nỗi đau thể xác nó như thế nào? Nghĩ đến người nhà mình, ung thư thực quản giai đoạn 1 đã mổ nội soi từ tháng 08 năm 2019 đến nay, mổ xong bác sĩ cho giấy hẹn 3 tháng sau quay lại khám. Nhưng đã hơn 1 năm rồi không đi khám, lại uống nhiều bia rượu và thuốc lá, tự ý đi bốc thuốc nam về uống. Mình giục đi khám, lại kêu sống chết có số, mình nói bao nhiêu lần đi khám rồi. Nên lâu nay mình cũng buông, con người không biết suy nghĩ, ham bia rượu… Mình thực sự mệt mỏi, không biết tình trạng bệnh sẽ như thế nào. Đọc các bài viết kiểu như thế nào, nó ám ảnh mình mãi, dù không biết đau đớn cỡ nào.
Mai Dung: Nếu đau cứ tiêm morphin giảm đau. Bố mình dùng mấy tháng liền tới khi mất.
Lê Tí: Chia buồn cùng bạn. Mẹ mình cũng K phổi di căn xương. Phát hiện từ tết năm kia. Tến vừa rồi không đi lại được vì di căn tủy. Có ngày đau tiêm đến 10 mũi morphin. 1 thời gian thì mê sảng. Xong lại hết đau lại tỉnh táo. Được 3 tháng giờ lại đau tăng. Xót lắm. Không có gì khác giảm đau bạn à.
Cam Luong: Lê Tí cho mình hỏi nhờ từ ngày phát hiện bao lâu thì mẹ bạn phải dùng morphin.
Lê Tí: Cam Luong gần 1 năm bạn à, mẹ mình dùng được thuốc địch 9 tháng.
Cam Luong: Lê Tí bố mình cũng. Bị K phổi giai đoạn 4 di căn xương. Thật sự chưa giây phút nào hết nghĩ đến cảnh phải dùng morphin để giảm đau.
Cam Luong: Lê Tí dùng thuốc đích được 9 tháng thì bắt đầu dùng morphin à bạn. Trong thời gian dùng thuốc đích mẹ bạn có phải dùng giảm đau liều nhẹ không.
Lê Tí: Cam Luong không bạn à.
Lê Tí: Cam Luong lúc đo 2 tuần đi xet nghiệm máu và lấy thuốc, 1 tháng truyền chống hủy xương thôi bạn à.
Lan Rita: Ba tôi bị K phổi nhưng di căn não. Đầu ông mọc u nhọt bự như ngón tay vậy. Vì di căn não nên ông không nói được, không ăn được, biết ông đau nhưng không làm gì được. Và ông mất cách đây 6 tháng rồi. Bạn và gia đình nên chuẩn bị tinh thần. Rất hiểu tâm trạng bạn bây giờ.
Phạm Như Ngọc: Không liên quan nhưng nhà bạn bật nhạc giao hưởng nhạc thiền thật nhiều nhé! Sẽ tốt cho ba và không khí gia đình bạn ạ.
Hướng Dương: Chia buồn cùng em, đồng cảm thật sự vì mẹ chồng chị cũng bị K phổi di căn xương y như ba em, khi mẹ chị bị di căn nên não kiểu nhớ nhớ quên quên ấy là chỉ 1 tuần là bà mất rồi. Cố gắng lên em nhé.
Linh Huyền Trang: Mẹ em cũng di căn xương, khoảng 3 tuần trước mất toàn nói sảng, tiêm thuốc bao nhiêu lần cũng không nhớ.
Hung Duy Tran: Cố lên nhé, đọc những dòng thư của Ac động viên mà mình cứ chảy nước mắt. Ba mình cũng ra đi trước đó, thật sự đâu đớn vô cùng.
Thanh Phương: Mong 1 phép màu có thể chữa được căn bệnh này. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ hạnh phúc.
Yen Yen: Chia buồn cùng chị, cố lên nhé.
Hạnh: Mong rằng bác và gia đình luôn mạnh mẽ, cố gắng vượt qua ạ.
Nguyễn Thảo: Mai là 49 ngày của ba mình bạn ạ bố mình bị K thực quản, phải sử dụng morphin hơn 3 tuần thì 3 mình mất cảm giác mỗi khi nhìn bố mình đau đớn khiến mình vẫn ám ảnh đến bây giờ… giờ bên cạnh ông lúc nào hay lúc đó bạn ạ… có lẽ điều tốt nhất lúc này là giúp ông giảm đau đớn để ra đi thanh thản bạn ạ.
Ngoc Lan Nguyen: Có miếng dán giảm đau được tận 7 ngày đó bạn. Cố gắng tìm mua.
Cam Luong: Ngoc Lan Nguyen cho mình hỏi nhờ. Miếng dán kiểu gì bạn.
Thuý Ngọc: Hãy luôn ở bên ba bạn những ngày này, mình nghe nói có phương pháp làm tê liệt thần kinh cảm giác dể bệnh nhân không đau đớn và nhẹ nhàng hơn.
Van Dao: Bạn ơi hãy niệm Phật Quan Âm Bồ Tát linh ứng lắm, phóng sinh hồi hướng cho các oan gia trái chủ.
Đặng Thị Hồng Minh: Van Dao chị ơi làm như thế nào chị bảo em với.
Hương Nguyễn: Chồng mình mới mất chưa được 49 ngày nên mình hiểu rõ hoàn cảnh của bạn. Bạn hay nhờ nhà sư đến tụng kinh niệm phật cho bác nhé! Có gì inbox mình.
Thư Nguyễn: Hi vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình bạn.
Nguyen Huong: Mẹ mình trước cũng phổi di căng xương như ba bạn vậy từ lúc phát bệnh đến lúc mất chỉ có 6 tháng mẹ mất nay được 2 tháng rồi nhưng mình để mẹ ở nhà cho gần con gần cháo chứ không có ở bệnh viện đến lúc bà nói sảng thì chỉ 3 ngày sau thì mất còn ba bạn ở bệnh viện có bác sĩ cang thiệp thì chắc lâu hơn được chút, nói thật bệnh nhân đến giai đoạn này rồi thì đi sớm ngày nào đỡ phải đao đớn ngày đó mặc dù mình rất đau nhưng phải chịu thôi bạn cứ mỗi lần nhìn mẹ mình lại không kìm được nước mắt.
Hà Nguyên Bùi: Ba bạn bị lâu chưa.
Hương Trà: Đồng cảm với chị vì ba em cũng đang trong tình trạng như vậy xót lắm nhưng không thể làm gì hơn.
Thỏ Candy: Thương lắm ba mình cũng đang thời kỳ suy giảm.
Hương Thu Bùi: Yêu thương ba thật nhiều.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1013916795735851/
Quynh Phan.
Ngày 26 tháng 08 năm 2020
Bố em K phổi giai đoạn cuối, nay đang điều trị chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện 108. Hiện tại bố em được tiêm morphin 3 lần/ngày. Em không rõ liều lượng morphin bố em được dùng như thế nào nhưng em thấy lúc mới vào bố em dùng ngày 2 mũi, đêm ngủ ngon, hiện nay đã tăng lên ngày 3 mũi nhưng đêm vẫn chập chờn tỉnh giấc vì đau. Mà bố em mới vào được 1 tuần như vậy là mức độ lờn thuốc khá là nhanh. Thực sự cơn đau của căn bệnh này kinh khủng quá. Nhìn bố vật vã ngồi không được, nằm không xong em như cắt từng khúc ruột mà không biết phải làm sao. Em không tưởng tượng được đến lúc morphin vào cũng không còn tác dụng thì sẽ như thế nào. Anh chị cho em hỏi, nếu như đến lúc morphin cũng không còn tác dụng nữa thì có thể tìm đến biện pháp gì để cứu cánh không ạ? Có cách gì để người bệnh trước thời khắc ra đi nhẹ nhàng không đau đớn không ạ? Em xin cảm ơn mọi sự góp ý và chia sẻ ạ.
Hang Huynh: Má em cũng giai đoạn cuối và chỉ định morphin được 2 ngày nay, đúng là giảm đau cho bà thấy rõ, em cũng đang lo giống như chị không biết đến lúc bà đau quá mình phải làm sao.
Quynh Phan: Hang Huynh lúc mới đầu giảm thấy rõ chị ạ. Bố em đau 2,3 tháng nay mất ngủ, không ăn uống được. Lúc mới tiêm morphin ông ngủ 1 mạch đến sáng. Hôm sau mặt mũi tươi tỉnh kiểu rất lâu rồi mới có 1 giấc ngủ ngon. Em cũng đã mừng, vậy mà không được mấy ngày lại đau, nửa đêm tỉnh giấc vì đau quá. Bác sĩ phải tăng liều.
Hang Huynh: Quynh Phan hôm qua má em mới sử dụng thấy khoẻ và tươi tỉnh lắm. Đến trưa nay thì sốt cao rồi than mệt và đau.
Dương Phương Thanh: Bố mình cũng K phổi. Mình doc stt của bạn ma đau lòng quá.
Trần Thanh Thủy: Dương Thị Phương Thanh, mẹ mình cũng K phổi đang điều trị, thực sự rất đau lòng khi đọc stt, và luôn thấy nhói tim khi ai đó trong nhóm lại chuyển hình nền thành màu đen.
Tuyet Ngan: Trần Thanh Thủy cùng cảnh ngộ.
Quynh Phan: Dương Thị Phương Thanh hãy chuẩn bị tinh thần kiên cường bạn nhé. Dù bên trong có đau đớn thế nào thì trước mặt bố mình vẫn luôn giữ thái độ điềm tĩnh bạn ạ. Mình không thể làm bố mình bớt đau về thể chất nhưng ít nhất mình cho bố thấy rằng mình ổn, tinh thần mình vững vàng để bố dựa vào. Đau thì bố cứ kêu (vì nhiều người mình biết là cắn răng chịu đau vì không muốn người nhà lo lắng). Lúc ông tỉnh táo thì mình động viên nói chuyện tích cực giúp ông giải toả tâm lý phần nào.
Nguyễn Kiều Phương Linh: Mẹ em cũng bị K phổi giai đoạn 4 rồi đọc những dòng bình luận của các chị mà lòng đau nhói thương người bệnh nhân thương mẹ quá mà không làm gì được rồi không biết mẹ sẽ ra sao nữa.
Quynh Phan: Nguyễn Kiều Phương Linh hãy chuẩn bị cả thể chất và tinh thần cho những chặng đường cuối bạn nhé! Chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào 1 phép màu nhưng đồng thời cũng hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Bất cứ chuyện gì khi mình có sự lường trước và chuẩn bị tình thần thì mình cũng có sự điềm tĩnh để đối diện dù đau lòng. Hãy dành nhiều thời gian bên mẹ, vỗ về tình cảm, chia sẻ động viên bạn nhé! Mong bạn vững vàng.
Hong Nhung: Nguyễn Kiều Phương Linh buồn gái nhỉ. Chả biết làm sao, chung một nỗi lòng. Mỗi lần đọc bài như thế nào thương mẹ, thương mọi người quá!
Túc Nguyễn: Em ơi, ngoài y khoa ra chẳng còn cách nào nữa, anh cũng đã có kinh nghiệm việc này với người nhà anh rồi.
Nguyễn Minh Hương: Họ truyền mooc phin cho mê đi thôi.
Hong Hanh Phan: Ở 108 có phương pháp giamr đau bằng cách làm tê liệt tkinh sao ý bạn. Bạn hỏi bác sĩ xem.
Hoàng Thu Hà: Hong Hanh Phan bên bệnh viện hữu nghị nhé.
Xìtin Bà Bẩy: Hoàng Thu Hà mong là bệnh viện nào cũng có.
Lan Anh Phan: Hoàng Thu Hà ở ngoài Hà Nội hả bạn.
Quynh Phan: Hong Hanh Phan bác sĩ trong viện nói phương pháp này không hiệu quả với K phổi bạn ạ.
Tôm Cherry: Hong Hanh Phan phương pháp Phong bế thần kinh ạ.
Thịnh Trương: Thương quá, vững tâm để bố thêm động lực chiến thêm những ngày tiếp theo em nhé. Cầu mong bình an trong giấc ngủ về bên bố em.
Quynh Phan: Thịnh Trương dạ, em cảm ơn chị.
Hongvan Trieu: Thương quá. Cầu mong sớm có thuốc chữa căn bệnh này.
Phung Dim: Đoạn trường này nghĩ đến lúc phải đi qua mà thấy đau từng khúc ruột. Bố mình cũng K phổi. Chỉ biết cầu mong cho bác giảm bớt đau đớn, chia sẻ và rất đồng cảm với bạn.
Quynh Phan: Phung Dim em nghe nói cũng có những trường hợp K phổi mà giai đoạn cuối không đau, ra đi nhẹ nhàng. Nguyện mong bố chị rơi vào trường hợp may mắn đó ạ. Em cảm ơn chị.
Phung Dim: Quynh Phan cảm ơn em, những gia đình cùng hoàn cảnh như chị em mình cũng chỉ biết cầu mong cho các bậc sinh thành được nhiều may mắn, bớt những đau đớn.
Trang Bui: Mình cũng có người nhà bị KP. Bố bạn bị lâu chưa ạ?
Quynh Phan: Trang Bui dạ, hơn 3 năm ạ.
Hoàng Quốc Việt: Chi phí chăm sóc giảm nhẹ ở viện 108 có cao không bạn?
Quynh Phan: Hoàng Việt nếu có bảo hiểm thì mình thấy là không cao. Bố mình có bảo hiểm, chi phí giường bệnh là 150k/ngày. Còn chi phí khác thì bố mình cũng mới vào 1 tuần, chưa làm thanh toán nên nhà mình cũng chưa biết cụ thể.
Hoàng Quốc Việt: Quynh Phan cảm ơn bạn!
Hoàng Thu Ha: Thương quá! Cũng không được bao lâu, có thể em mua ngoài tăng liều lượng cho bố đỡ đau đớn em à. Xin chia sẻ cùng em và gia đình.
Quynh Phan: Hoàng Thu Ha em cảm ơn chị. Em sẽ tham khảo thêm việc mua thêm morphin bên ngoài để dự phòng ạ.
Zotetcong PN: Bạn nghiên cứu xem nhé.
Hung Duy Tran: Thương đau lòng lắm, cố lên nhé.
Nguyen Thi Lan Huong: Mẹ mình cũng bị K phổi giai đoạn 4 đang điều trị thuốc đích. Mình cũng đang chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn này. Mình không mê tín, nhưng mình quen những gia đình tìm tới Phật pháp (đúng nghĩa) và niệm Phật liên tục khi bắt đầu đau nên khi ra đi nhẹ nhàng hơn. Nhìn về mặt khoa học, có lẽ người bệnh và cả người nhà khi đó cần ý thức về 1 cái chết sắp cận kề, cần đối mặt với việc đó bằng 1 tâm thế an yên, không chống lại sự thật đó thì sẽ bình yên và ra đi thanh thản hơn. Mong cho bố bạn bớt đau nhất có thể!
Vinh Nguyen: Nguyen Thi Lan Huong bố mình cũng tìm đến Phật pháp, niệm Phật và may mắn là trước khi niệm Phật bố mình cũng không bị đau và đêm lúc mất cũng không đau đớn gì ạ, ra đi nhẹ nhàng.
Nguyen Thi Lan Huong: Vinh Nguyen người bệnh ra đi nhẹ nhàng là sự an ủi lớn nhất của người nhà.
Vinh Nguyen: Nguyen Thi Lan Huong đúng vậy vì kiểu gì cũng pahir ra đi nên xác định ạ.
Quynh Phan: Nguyen Thi Lan Huong là một Phật tử tín tâm em tin rằng những ai có đầy đủ phước duyên quay về chân tâm phật tánh trước lúc lâm chung là một ân huệ phước lành lớn lao. Tuy nhiên, về vấn đề này thì cũng còn tuỳ vào căn duyên phước nghiệp mỗi người. Em niệm Phật hàng ngày và cũng gieo duyên khuyên bố em niệm Phật nhưng với tâm ý tuỳ duyên không cưỡng cầu. Em cảm ơn chị, mong chúc bác đáp ứng tốt với phương pháp điều trị và có 1 chất lượng cuộc sống thật tốt.
Phạm Mỹ: Bố bạn bị lâu chưa. Bố mình K phổi, đang chụp xác định giai đoạn mà thấy lo quá, máy móc cứ hết hóa chất. Từ hôm bố mình biết có u đến nay hơn 1 tháng rồi cả nhà ai cũng lo lẵng. Đọc stt của bạn mà thấy thương các bệnh nhân bị ung thư quá. Mong bố bạn giảm bớt cơnn đau.
Bui Anh: Phạm Mỹ chị ơi từ lúc xác định khối u đến giờ bố chị tién hành điều trị gì chưa ạ?
Phạm Mỹ: Chưa có kết quả ạ. Sang nay bố nới chụp pét.
Phạm Mỹ: Bệnh viện nói 3,4 ngày nữa moi có kết quả. Nhà mình ở NA bố đi đi về về khổ lắm.
Đặng Ngọc Diệp: Phạm Mỹ bố chị ở viện nào vậy ạ, bố em cũng mới đang giai đoạn xác định, mới sinh thiết hôm qua, chờ kết quả sinh thiết mới chụp PET được.
Phạm Mỹ: Bố em năm Đại Học Y Hà Nội nhưng đi chụp thì họ cho chụp Ung Bướu.
Tuyet Ngan: Bố, mẹ mình cũng K phổi mà đang lo quá.
Phạm Mỹ: Tuyet Ngan bố mẹ bạn bị lâu chưa, giai đoạn mấy.
Tuyet Ngan: Phạm Mỹ giai đoạn 4 một năm rồi bạn.
Phạm Mỹ: Bố mẹ bạn có khỏe nữa không, có sút cân hay gì không.
Tuyet Ngan: Phạm Mỹ cũng yếu lắm, sút cân nhiều.
Phạm Mỹ: Tuyet Ngan bố minh cung K phổi nhưng giai đoạn 1.- mổ được 1 tuần mà bố vẫn còn đau nhiều.
Tuyet Ngan: Phạm Mỹ giai đoạn 1 mổ được, giai đoạn 4 không mổ với lại ông cũng 75 rồi.
Giang Yolo: Hôm nay mẹ mình bệnh viện trả về. Cũng được cấp morphin. 1 ngày 2 ống. Làm Sao để ra Đi thanh thản nhẹ nhàng. Mắt của mẹ dại đi nhiều rồi.
Thanh Trinh: Giang Yolo bố mình gần đi cũng vậy. Lim dần và khó thở. Cốvgawngs lên nha bạn.
Phan Lệ Thuý: Giang Yolo bố tớ cũng đang khó thở không ăn được… buồn quá.
Lê Đình Nam: Giang Yolo thuốc phiện đen.
Giang Yolo: Nam Lê Đình nhà mình cũng chuẩn bị được 1 ít thuốc phiện đen. Đã thử dùng 1 lần. Nhưng mẹ lại buồn nôn. Nên dừng lại.
Lê Đình Nam: Giang Yolo dùng thuốc phiện hơn morphin.
Quynh Phan: Nam Lê Đình thuốc phiện đen có phải là cần sa y tế không ạ?
Nguyen Hien: Giang Yolo sáng nay ba mình cũng viện trả về, thời gian chiến đấu vừa qua ông đã cố gắng để không xài tới morphin, tối qua mới tiêm liều đầu tiên, hiện giờ ông cũng lịm đi và khó thở.
Đau lòng, nghẹn ngào và xót xa quá…
Giang Yolo: Nguyen Hien mẹ mình cũng mới dung đêm qua. Mà đã 5 tiếng phải tiêm liều 2. Nhanh quá. Mình đang bầu em bé 8 tháng rồi. Tàn khốc quá.
Nguyen Hien: Giang Yolo híc, giờ tâm trạng của bạn chắc cũng như mình, mạnh mẽ lên bạn nha, ba mình giờ gần như mê man rồi, không rên la than đau gì được cả. Ông chỉ nằm đó, thở khó khăn bạn ạ.
Thanh Trần: Giang Yolo Ba em phát hiện bệnh cũng lúc em bầu 7th, chị cố gắng lên rồi mọi chuyện sẽ ổn, em chạy ra vào bệnh viện tới ngày lên bàn sinh, bước vào phòng sinh chỉ có chồng bên ngoài đợi tủi lắm.
Quynh Phan: Giang Yolo cố gắng lên nha bạn! Căn bệnh này thực sự quái ác. Rất chia sẻ cùng bạn cảm giác lúc này.
Quynh Phan: Giang Yolo nhà mình tự tiêm mỏphin tại nhà hả bạn?
Giang Yolo: Quynh Phan uh nhà tự tiem.
Quynh Phan: Giang Yolo tự tiêm vào bắp tay phải không bạn? Có khó không? Có sợ rủi ro biến chứng gì không? Mình cũng đang tính tự tiêm cho bố chứ sau này sợ ngày phải tiêm nhiều lần thì cũng không thể mỗi lần lại gọi y tá được.
Giang Yolo: Quynh Phan khi ở viện bác sĩ Tiêm mông. Nên ve nhà mình cũng tiêm mông cho me. Tím hết 2 mông rồi. Chẳng còn chỗ mà tiêm nữa.
Hai Anh Tran: Có chú người quen của mình tiêm 1 ngày 18 liều morphin. Đau đớn mãi mới ra đi được.
Giang Yolo: Hai Anh Tran bao nhiêu ống cũng được. Miễn là thuốc còn có tác dụng giảm đau. Chỉ sợ không có tác dụng thì tan khốc quá.
Hai Anh Tran: Giang Yolo vâng.
Binh Phuong: Thương quá. Mạnh mẽ lên bạn nhé.
Bảo Ngọc: Cố gắng an ủi động viên bố thật nhiều nha chị, lúc này là cần tinh thần nhất. Bố em cũng K phổi giai đoạn cuối và uống morphin, lúc đầu là cách 4 tiếng uống 10ml, càng ngày càng tăng liều lượng lên và giảm thời gian cách lại. Morphin là thuốc giảm đau mạnh nhất rồi ạ, nhưng kiểu thuốc này là giảm đau gây nghiện đó ạ, nên mình uống là cứ phải uống hoài, chứ không lại đau.
Nhỏ Phượng: Mẹ mình cũng bị K phổi đọc stt của bạn mà nghe đau lòng quá đến lúc đó không biết phải như thế nào nữa.
Thanh Huyền: Thương lắm. Mẹ mình cũng K phổi, nhìn mẹ đau mà chỉ ước có thể đau giùm mẹ. Những ngày cuối mẹ mình cũng dùng morphin. Mẹ bị di căn não, mất ý thức, không giao tiếp được nên chẳng ai biết mẹ đau đến mức nào. Mình có lên chùa xin cửa phật rằng nếu mẹ đã hết duyên với cõi trần thì xin cho mẹ được ra đi thanh thản. Mình không nói là mê tín nhưng từ hôm đó mẹ không phải dùng 1 mũi morphin nào nữa, mẹ ra đi nhẹ nhàng, cứ thế lịm dần thôi. Mong bố bạn được che chở, bớt đau nhất có thể.
Hồng Anh: Thanh Huyền mẹ mình cũng thế, nhưng từ lúc bắt đầu đau đến lúc đi có 1 tuần thôi chứ không kéo dài được. Thương mẹ lắm.
Lê Thị Hồng Nhung: Bạn nghiên cứu về phương pháp gây “bỏng lạnh” dây thần kinh đi. Có tác dụng giảm đau 6 tháng đến 2 năm, mỗi lần làm khoảng 20 triệu. Mình thấy có bài viết được thực hiện ở bệnh viện hữu nghị.
Yen Doan: Lê Thị Hồng Nhung đã ai thử phương pháp này chưa ạ.
Quynh Phan: Lê Thị Hồng Nhung mình cũng đã nghe tới phương pháp này nhưng ngoài những thông tin trên báo thì mình chưa được nghe những trường hợp thực tế dùng phương pháp này mà thấy có hiệu quả nên mình cũng đang tìm hiểu thêm ạ. Cộng với không phải phương pháp nào cũng phù hợp với mọi loại ung thư và trị được mọi vị trí đau. Nhân đây nếu có ai đã dùng phương pháp bỏng lạnh này mà thấy hiệu quả (cụ thể với K phổi) thì mong chia sẻ thêm trên đây cho mọi người ạ!
Hải Nguyên: Cố lên bạn ạ làm sao cho bệnh nhân không bị những cơn đau đớn được an yên.
Lan Pham: gia đình chuẩn bị thôi em trải qua nên hiểu.
Nguyễn Đức Tài: Cố gắng lên gia đình bạn. Chỉ có ai đã từng trải qua mới biết nó cay đắng đến tận cùng.
Tâm Nguyên: Thương và đau lòng quá.
Kỳ Vân: Thật sự đau xót và đau lòng quá.
Nhung Chử: Bố bạn có bị sốt không? Bố mình cũng bệnh thế đang uống morphin ngày 2 lần.
Quynh Phan: Nhung Chử bố mình không sốt, nhưng đau lắm, làm cho kiệt quệ luôn bạn ạ.
Lan Nguyen: Bố bạn phát hiện bệnh bao lâu rồi bạn.
Quynh Phan: Lan Nguyen được 3 năm ạ.
Lee Zuang: Mọi người em hỏi bệnh viện Bạch Mai đã áp dụng phương pháp này chưa.
Danh Hiền Đn: Bạn ạ. Khi đã sử dụng Mr thì phải tiêm nhắc lại mỗi 4 giờ, vì thuốc chỉ có thời gian tác dụng là 4 giờ. Nếu đã sử dụng Mr người ta sẽ bị lệ thuộc bởi ái lực của Mr trên hệ thần kinh Trung Ương, vậy buộc phải duy trì liều Mr đảm bảo mỗi 4h và không thể đột ngột cắt Mr. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ và phối hợp với bác sĩ điều trị để khắc phục. Chức bạn giúp được Bố thật nhiều và thật lâu!
Thuy Doan: Doan Thi Hang, Yen Doan kinh khủng quá!
Chung Nguyen: Triệt tiêu hạch giao cảm, cắt tín hiệu đau. Bên 108 có đó.
Quynh Phan: Chung Nguyen lần đầu em nghe phương pháp này. Nó có phải là 1 với phương pháp tiêm cồn diệt thần kinh không ạ. Nếu là 1 thì bác sĩ nói bệnh bố em không phù hợp với phương pháp đấy ạ. Giờ bố em đã nằm trong 108 rồi thì em nghĩ nếu phương pháp đó hiệu quả với bố em thì chắc bác sĩ cũng đã tư vấn nhưng không thấy nói gì về phương pháp này ạ. Bác sĩ có chỉ định bố em Xạ trị giảm đau. Mai mới bắt đầu nên cũng chưa biết thế nào ạ.
Nguyễn Phương Trang: Đọc stt của bạn mình bất giác khóc từ lúc nào, bởi vì đấy cũng là những suy nghĩ của mình cách đây gần 1 năm. Khi mà mình đang chửa 2 bé sinh đôi tháng thứ 7, còn bố mình thì nằm K Tân Triều, bố đau và không thể ở nhà. Mình cũng không giúp ích nhiều cho ông, có người mách mua miếng dán giảm đau 800k/1 miếng để giảm đau trong 6 tiếng gia đình mình cũng lùng sục đi mua, cuối cùng vào một ngày giữa tháng 10, bố bị suy hô hấp chuyển xuống hồi sức tích cực để mở khí quản và bố đã ra đi. Mình đau khổ vô cùng, nhưng khi suy nghĩ lại mình thấy, ra đi lại chính là 1 ân huệ mà ông trời đã ban cho bố, bố không còn đau, bố ngủ ngon và vẫn đẹp như ngày nào.
Hai Anh Tran: Nguyễn Phương Tranggiống bố mình bạn ơiông chưa phải chịu cơn đau vì K hành hạ mà ông đi vì suy hô hấp. Cả nhà mình ai cũng bất ngờ vì mới 1,2 hôm trước ông vẫn lấy xe máy đi dạo quanh xóm làng.
Nguyễn Phương Trang: Hai Anh Tran bố mình thì rất đau, mình từng đưa ông đi khắp nơi chụp chiếu nhưng không tìm ra K phổi. Vậy nên ông ra đi cũng là nhẹ nhõm cho ông. Ông còn dặn chị em mình là: “nếu gặp ai đau đớn thì các con giúp đỡ người ta nhé”
Hiền Gà: Hai Anh Tran bố mình cũng từ khi biết bệnh nên khi ra đi đúng hơn 1 tháng. Không ai nghĩ bố đi nhanh vậy. Ông cũng đi vì bị co thắt phổi.
Phạm Trần Trung: Mẹ mình cũng đang tới giai đoạn này rồi. Nhìn bà đau chịu không nỗi đó bạn. Bác sĩ mới kêu gia đình mua miếng dán giảm đau cho bà mà mình sợ dán 1 thời gian cũng sẽ lờn thuốc. Cố lên.
Chung Nguyen: Nếu có niềm tin vào Phật giáo, Nhân Quả, Luân Hồi, Nghiệp báo, cần cầu nguyện để giảm nhẹ thì inbox tôi tặng 1 bài văn cầu nguyện.
Hoàng Lan Hương: Ung thư cướp đi của chúng ta quá nhiều thứ. Cố gắng lên chị nhé.
Nhung Nguyễn: Bố em cũng K phổi nhưng mới là giai đoạn 2, hiện tại chỉ đang truyền hóa chất mà tác dụng phụ của thuốc làm rụng tóc, ho, tê rát chân, nhìn thấy vậy em đã xót hết lòng rồi. Hi vọng sẽ không bao giờ phải đối mặt với tình trạng như của bác. Chúc gia đình sớm vượt qua, cầu mong có những phép màu cho các bệnh nhân K.
Sasa Nguyen: Nhung Nguyễn giai đoạn 2 khỏi luôn á chứ.
Thùy Dung Nguyễn: Dùng liều giảm đau kết hợp là được bạn ạ!
Tình Nguyễn: Từng trải ngày tiêm 3 phát mocpin cho bố, bố không còn thịt nữa, cuối cùng cũng mất bố. Hận cái bệnh này quá.
Quynh Phan: Tình Tường trước hết cho mình chia sẻ mất mát cùng gia đình bạn, bạn cho mình hỏi là lúc tiêm morphin là gia đình tự tiêm ở nhà hay là gọi y tá đến tiêm ạ?
Hoàng Hường: Bố mình cũng sắp bước vào giai đoạn này. Nghe mọi người kể nhiều và cũng rất sợ. Bố tớ K phổi di căn não đã xạ phổi và mổ gamma não nên mức độ đau đã giảm. Trước khi xạ và mổ thì ngày cũng dùng tới 3 lần thuốc giảm đau. Có lúc morphin viên không có tác dụng. Nhưng sau khi xạ và mổ gamma thì không phải dùng 1 viên giảm đau nào. Hiện tại chỉ mệt nằm cả ngày. Tôi cũng đang lo điều gì sẽ tới đây. Ước gì có thể tìm ra phương pháp diệt con ung thư này để tất cả mọi người bị ung thư không phải trải qua thời khắc đau đớn tột cùng trước khi ra đi.
Dương Thị Hồng Hạnh: Hoàng Hường bố em phổi mổ, xạ não nhưng não phù và liệt nửa người cũng nằm chỗ hoài ạ.
Dương Thị Hồng Hạnh: Hoàng Hường chị ơi bố chị đỡ hơn bố em, chị ráng bảo bố vận động đừng nằm nhiều, tập thở tập thiền.
Hien Nguyen: Em đọc lại comment của mọi người mà nhớ về khoảng thời gian mẹ bị cơn đau hành hạ cách đây 2 năm mà lòng đau như cắt. Cuối cùng mẹ vẫn ra đi nhẹ nhàng trong giấc ngủ.
Lê Hồng Thành: Cố gắng vượt qua giai đoạn này nha bạn, gia đình cũng nên chuẩn bị tinh thần trước và cho Bố nghe Kinh phật bằng máy nhạc nhé… Nếu theo Phật, sẽ làm Bố dễ chịu hơn…
Morphin chỉ là phương án cuối cùng và nên hiểu nó sẽ kết thúc ở time gần đó!
Bố mình bị K gan, tiêm morphin tới nỗi chã còn chổ nào tiêm được nữa vì chỉ còn da với xương… Hết thịt luôn rồi… Đau đớn lắm.
Đinh Ngọc: Cố gắng lên chị nhé. Có gì tâm sự cứ tâm sự với bố chị đi thời gian chẳng còn nhiều.
Tiêm nữa cũng không ăn thua lắm đâu chị ạ.
Sasa Nguyen: Nhìn đau lắm, thà bắn chết phát luôn. Chứ đau nay kiểu như bị hành hạ.
Nhất Nguyên: Đọc thấy sợ và thương những người bị ung thư quá, không dám nghĩ đến nữa, mình cũng K phổi di căn não và đã từng dùng đến morphine, không biết thời gian sau nữa sẽ như thế nào.
Tuyet Ngan: Nhất Nguyên cố lên bạn, nếu có duyên hãy niệm phật giúp tâm hồn thanh thản, và nhẹ nhàng.
Thuy Bob: Thương quá, cũng không biết động viên bạn thế nào nữa. Chia sẻ cùng bạn và gia đình nhé!
Phan Lệ Thuý: Tớ không hiểu sao bình luận của tớ bị xoá đi. Tớ không bán thuốc gì cả. Vì bố tớ bị K gan di căn phổi đang giai đoạn đau tớ được giới thiệu thuốc nam giảm đau bố tớ uống rất dễ chịu nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại sao lại cứ máy móc là phải dùng cái này cái kia. Bây giờ điều trị giảm nhẹ là ưu tiên nhất. Tớ KHÔNG BÁN nhé mà mọi người tự liên hệ thôi.
Trần Thanh Hiền: Hồi mẹ em không thấy bác sĩ cho chích morphin mà chỉ pha ra uống, thấy mẹ cũng không khó chịu gì. Nhưng hầu hết bệnh nhân K phổi sẽ ra đi vì suy hô hấp. Mẹ em cũng đã ra đi 6 tháng rồi. Đang ở ngoài đường đọc st của mọi người em cũng không cầm được nước mắt.
Tôm Cherry: Bạn tìm hiểu phương pháp phong bế thần kinh, hoặc bỏng lạnh nhé, xem có giúp ích được gì không nhé.
Linh Linh Vũ: Đọc stt và bình luận của mọi người mà đau lòng quá. Trước đây bố minh cũng K máu di căn nhưng còn bé quá nên chưa hiểu hết được. Thế mới biết quý trọng sức khỏe, sợ nhất là nhìn người mình thương như vậy trước mắt mà không thể làm gì được. Mong là sớm có thuốc chữa được căn bệnh quái ác này. Chia sẻ nỗi đau cùng bạn.
Thuỳ Thảo: Ba mình dùng 3 loại giảm đau kết hợp luôn. Miếng dán 72h, morphine, đơn giảm đau bác sĩ kê.
Quynh Phan: Thuỳ Thảo dùng luân phiên hay là lúc đau dùng kết hợp cả 2, 3 loại cùng lúc hả bạn.
Thuỳ Thảo: Miếng dán thì vẫn sử dụng liên tục, ngày 3 liều giảm đau bác sĩ kê, morphine mình pha 2v với 30ml nước, uống được 6 liều trong 3 ngày, morphine thì sử dụng giảm đau cấp tốc, đau nhiều mới uống trong khi chờ thuốc liều ngấm.
Quynh Phan: Thuỳ Thảo cảm ơn bạn nhiều.
Tam Nguyen Thi: Đúng là những cơn đau dữ dội chỉ biết nhìn người thân đau mà không làm gì được thật, giờ nghĩ lại cũng còn cảm giác đau lòng không tả nổi, mong cho bố bạn nhanh khỏe sẽ hết đau thôi.
Hieu Nguyen: Nhà mình đề xuất với bác sĩ cho dùng loại giảm đau truyền sau mổ bạn nhé, sẽ đỡ đau rất nhiều.
Quynh Phan: Thiết nghĩ chúng ta đã và đang làm rất tốt rồi các anh chị ạ. Chúng ta là y tá khi chăm sóc người nhà, là bác sĩ khi tham khảo mọi biện pháp và cân nhắc phương pháp phù hợp nhất cho chính người thân của mình, là 1 nhà kế toán khi cân đối tài chính cho cả 1 chặng đường chữa trị tốn kém làm sao duy trì kéo dài nhất có thể, là nguồn lao động đóng góp tài chính cho 1 trong những căn bệnh tốn kém nhất, là nhà tâm lý khi động viên người bệnh… chính vì vậy nên bên cạnh bệnh nhân thì chúng ta thực sự cũng là những chiến binh. Chúng ta có mất mát nhưng bù lại có được sự mạnh mẽ, can trường và đôi khi là cả sự giác ngộ về Vô thường trong đời sống để có một lối sống tích cực hơn. Mong rằng post này của em không gây hoang mang cho những ai sắp bước vào giai đoạn này mà ngược lại để mọi người có 1 cái nhìn thực tế và có sự chuẩn bị dự phòng tốt nhất. Trong suốt quá trình cùng bố chiến đấu với căn bệnh thì em đều nhận được những sự hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ nhiệt tình của cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và của cả những người may mắn không nằm trong số này nên trong cuộc chiến này chúng ta không đơn độc ạ! Em xin cảm ơn admin đã duyệt bài và xin được tri ân tất cả những góp ý, chia sẻ của các anh chị. Kính chúc mọi người sức khoẻ, tinh thần lạc quan và cuối cùng là luôn giữ được sự an lạc trong tỉnh thức về Vô thường…
Hướng Dương: Em ơi, lúc mà morphine không có tác dụng nữa là lúc bệnh nhân bị di căn lên não mà mất hết nhận thức không biết đau là gì nữa em ạ. Mẹ chị cũng vậy đó em, xong rồi bệnh viện bảo về nhà theo dõi và hẹn lần sau lên khám lại, nhưng không có lần sau nữa rồi.
Lâm Nhi: Hướng Dương ba em cũng đang nằm khoa giảm nhẹ. Tiêm giảm đau. Nhưng lúc bác sĩ nói morphin, lúc nói thuốc giảm đau bình thường thôi. Mà ba em đang trong trạng thái mê man, lúc mê lúc tỉnh. Đút ăn mà cũng vừa ăn vừa nhắm mắt, chị em đút hỏi ba buồn ngủ lắm hả, ba gật đầu. Có giống mẹ chị không ạ.
An Nhiên: Đã từng đếm từng ngày tiêm morphin cho bố đến giây cuối cùng. Những ai trong hoàn cảnh mới thực sự thấu hiểu. Sự bất lực mà không làm gì thêm được. Vì vậy.
hãy luôn bên cạnh bố. Chúc bệnh nhân và gia đình mạnh mẽ và sức khỏe, kiên cường đến giây phút cuối cùng.
Trần Hằng: Bố em cũng K phổi. Vừa mất được 10 ngày. Tiêm morphin 1 tháng đầu ngày 2.3 mũi. Song 1 tháng sau cứ 1 tiếng 1 mũi. Rồi tới tháng thứ 3 morphin không còn tác dụng. Nhìn bố đau đớn. Mỗi lần cơn đau mạnh cả nhà phải xoa, bóp bụng rồi vật vã mãi mới qua được. Thực sự 3 tháng đó khủng khiếp lắm. Nhìn bố đau mà bất lực. Giờ nhà bạn chỉ có thể động viên bố hạn chế tiêm morphin. Cố gắng chịu đựng chứ càng tiêm càng khổ sau này.
Nguyen John: Bên mình cũng đang hỗ trợ gần hai tháng nay 1 ca bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại nhà không đáp ứng với Morphin nên nếu bạn nào ở Hà Nội có người nhà ung thư giai đoạn cuối đáp ứng kém với morphin cần hỗ trợ thì inbox mình số điện thoại, bên mình sẽ liên hệ hỗ trợ.
Quynh Phan: Nguyen John em có inbox anh rồi ạ. Anh check nhé.
Quyen Tran: Nguyen John anh ơi anh check inbox em với ạ.
Thục Khang AN: Em cho số SĐT em anh hỏi xíu!
Bố em bị phát hiện là phổi luôn hay di căn – và đã mổ hay truyền hoá chất gì chưa?
Quynh Phan: Pham Thuc em có inbox ạ. Anh check phần tin nhắn nhé. Bố em lúc phát hiênn là giai đoạn 4, di căn hạch trung thất. Đã qua 2 đợt hoá trị. Xong cơ thể yếu không đáp ứng. Sau đó nhà em duy trì truyền đích được hơn 1 năm thì kháng thuốc.
Trần Thị Phương: Phuong Minh liệu sau này bố có bị đau như thế nào không nhỉ.
Minh Phuong: Chắc không xảy ra đâu. Bố khoẻ lắm.
Chi Nguyen: Trong Sài Gòn có Viện Y Dược Học (khoa nội Ung Bướu) điều trị kết hợp Đông Tây Y giúp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, giảm đau đớn về thể xác rất tốt. Bạn có thể tìm hiểu các bệnh viện tại Hà Nội xem có phương pháp này không nhé!
Quynh Phan: Chi Nguyen dạ, em cảm ơn!
Quynh Phan: Mọi người cho em hỏi mình có thể mua morphin đường uống ở đâu ạ?
Hong Hanh Phan: Quynh Phan bệnh nhân phải cho bố nhập viện. Được viện cho dùng rùi được cấp hồ sơ về tuyến dưới xin xác nhận. Sẽ được hướng dẫn.
Bắt buộc phải được ùng mojin ở viện rùi mới xin được đơn cấp nhé.
Hoàng Hường: Quynh Phan bạn có ở Hà Nội không. Hôm nào qua tớ gửi cho morphin viên uống nhé. Bố tớ uống không hợp vì chẳng giảm đau mấy. Giờ bố tớ không dùng nữa nên để không. Tớ tặng không bán nhé.
Quynh Phan: Hoàng Hường mình cảm ơn thiện ý của bạn nhiều nhé.
Lê Mai: Đọc mà thấy cũng lo lắng quá, mẹ mình cũng bị K đại tràng, trộm vía hiện tại thấy mẹ cũng khỏe khỏe, không có người nên cũng phải nhờ mẹ thi thoảng lên trông con 7 tháng tuổi giúp. Mong mẹ luôn khỏe mạnh, mẹ mình bị hơn năm nay rùi, giờ 3 tháng đi kiểm tra 1 lần, chuẩn bị đi khám lần 2. Mong tất cả mọi người cùng cố gắng, để mong điều tốt đẹp, kì diệu đến với gia đình có bệnh nhân K chúng ta.
Tuyet Ngan: Lê Mai cố gắng lên.
Minh Nguyệt: Đọc mà rơi nước mắt. Thương quá.
Bích Trâm: Ba em tới khi mất cũng đã chịu đau tới tột cùng đau lòng lắm ạ không có cách nào giảm bớt cái đau này.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1051791955281668/
Diện Vũ.
Ngày 13 tháng 10 năm 2020
Trong nhóm mình có ai điều trị chăm sóc giảm nhẹ ở viện K2 tam hiệp không ạ. Mẹ cháu ung thư vú di căn xương giai đoạn 4 điều trị viện K3 từ đầu năm tới giờ, vừa rồi kiểm tra lại bác sĩ tư vấn sang K2 chăm sóc giảm nhẹ. Có anh chị/cô bác biết về liệu trinh chăm sóc giảm nhẹ viện K như thế nào tư vấn giúp gia đình cháu, hiện tại thể trạng mẹ cháu chưa bị đau đơn gì nhưng ăn uống kem, đi lại sinh hoạt bình thường. Hôm nay mới trao đổi qua điện thoại với bác sĩ mà gia đình hoang mang quá, mẹ cháu hết phương án điều trị sao.
Nguyen Minh: Ai rồi cũng phải đi đến điểm kết thúc của cuộc sống nếu bệnh viện hết cách rồi thì cố gắng lên mạng tìm hiểu thông tin để tìm phương án khác cho Mẹ bạn nhé. Thể trạng Mẹ bạn vậy mình hy vọng Mẹ gặp may mắn có thêm thời gian tìm hiểu về tâm linh để được thanh thản.
Diện Vũ: Nguyen Minh em cảm ơn.
Huynh Hong Loan: Đừng vội từ bỏ những hy vọng! Thời gian chăm sóc giảm nhẹ có thể thay đổi từ 2 tháng đến 2 năm và hơn thế nữa. Chẳng ai có thể đoán đích xác ngày chết của mình hay của bệnh nhân. Chuyển giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ chỉ nên hiểu đơn giản là các biện pháp điều trị kia không hiệu quả rõ và không thích hợp với mẹ mình. Thế thì mẹ con mình sẽ ra sao? Giờ là lúc mình lên lịch để đồng hành cùng mẹ, sao cho những giây phút sau cùng của mẹ là đẹp nhất. Mình làm được không? Chỉ có mỗi em là trả lời được. Tất cả những đứa bé ra đời đều khóc thật to để chào sự sống. Nếu em biết cách nào để mẹ mĩm cười ngày rời khỏi thế giới này là em đã đạt được thành công lớn nhất đời mình rồi đó! Thử xem!
Diện Vũ: Huynh Hong Loan em cảm ơn chị.
Hang Huynh: Má em cũng giống mẹ chị. Chuyển chăm sóc giảm nhẹ, chị đừng hoang mang quá, chăm sóc giảm nhẹ thì bác sĩ vẫn điều trị bệnh cho bà, chứ không phải hết phương án điều trị. Má em cũng đã cố gắng hơn 1 năm nay. Giờ điều cần thiết nhất là bản thân chị và gia đình cùng cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho bà là ok rồi chị.
Diện Vũ: Hang Huynh em cảm ơn.
Kim Đính Lê: Mẹ bị lâu chưa mà được xương, chị cũng cứ bị đau gối đây.
Diện Vũ: Kim Đính Lê mẹ em bị tái lại vú đã điều trị cách đây 5 năm rồi, giờ được.
Diện Vũ: Kim Đính Lê chị lên đi khám bác sĩ can thiệp, ở viện em gặp người di căn xương gan 7 năm vẫn khỏe hàng tháng truyền thuôcd.
Kim Đính Lê: Diện Vũ chị mới được 1 năm.
Diện Vũ: Kim Đính Lê chị cứ khám định kỳ viện K. Cơ thể cảm thấy bất thương cứ ra viện K kiểm tra.
Kim Đính Lê: Diện Vũ lúc mẹ bị là giai đoạn mấy.
Van Anh: Ba mình cũng bị bệnh viện trả về chăm sóc giảm nhẹ đây. Buồn lắm bạn ạ nhưng phải cố gắng vượt qua thôi.
Diện Vũ: Thôi cùng cố gắng.
Ngoc Lan: Chồng mình cũng được bác sĩ bệnh viện K3 chuyển sang K2 chăm sóc giảm nhẹ, nhưng anh ấy xin vể. Rồi uống thuốc linh tinh. Nhưng mình thấy anh ấy vẫnx khoẻ, ăn uống được, vận động nhẹ được, mỗi ngày đi bộ 4 km.
Diện Vũ: Ngoc Lan phút chót lên làm thủ tục thì bác sĩ báo bác sĩ hình ảnh đánh giá nhầm, bác sĩ kiểm tra kỹ lại không có đi căn thêm lên giữ lại điều trị tiếp chị ạ. Mừng quá kết quả vẫn ổn định.
Ngoc Lan: Diện Vũ kiểu kiểu vậy đó.
Diện Vũ: Ngoc Lan vẫn ăn uống vận động được nhưng không con phác đồ khác anh chị.
Ngoc Lan: Diện Vũ chúc mừng em nhé. May quá.
Đặng Ngọc Ánh: Con chào kọi người trong group ạ. Mẹ con năm nay 45 tuổi năm ngoái vừa điều trị xong K tử cung giai đoạn 1B tại bệnh viện K Tân Triều. Mới cách đây 2 tháng mẹ cháu có đi kiểm tra lại rồi nhưng không sao. Nhưng giờ lại 1 dữ ập đến bệnh đã di căn vào xương. Tinh thần mẹ con như hoàn toàn sụp đổ. Con chẳng biết làm gì bây giờ vừa thương mẹ vừa không biết giờ nên sao. Con mong mọi người trong nhóm có thể cho con lời khuyên gì để có thể cứu giúp mẹ ạ. Con xin cảm ơn.
Ngoc Lan: Đặng Ngọc Ánh thì lại điều trị tiếp thôi, biết sao được.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/936705686790296/
Dung Le.
Ngày 18 tháng 05 năm 2020
Mọi người trong nhóm có ai biết chi phí chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh viện Vinmec cho em xin thông tin với ạ!
Mai Dung: Em nghe nói là chi phí rất lớn cũng định tìm hiểu để bác sĩ chăm sóc bố em nhưng không còn cơ hội.
Thuý Chi: Mai Dung thấy bố khỏe vậy mà sao bác đi nhanh vậy chị.
Mai Dung: Thuý Chi uh vẫn đang điều trị đó huhu.
Thuý Chi: Mai Dung sao lại như vậy được nhỉ. Lúc bố mất có đau đớn lắm không chị.
Mai Dung: Thuý Chi không gái ah bố chị uống morphin cách đây 6 tháng rồi đau là uống giảm đau và morphin nên không đau đớn.
Thuý Chi: Mai Dung vâng bố đi nhanh quá chị nhỉ. Em không nghĩ lại nhanh như vậy bữa nói chuyện với chị thấy chị nói bố khỏe hơn là đã mừng rồi mà không ngờ lại nhanh thế.
Mai Dung: Thuý Chi Uh đúng rồi ông khỏe con đi xe máy và lo công việc được cơ.
Thuý Chi: Mai Dung ôi vậy sao lại nhanh như vậy được chị. Bố mệt lâu không thì bố mất ạ.
Mai Dung: Thuý Chi bố chị vẫn đang xạ trị mới truyền miễn dịch xong. Hôm đó chị ra thăm thấy bố mệt nên chị yêu cầu xét nghiệm máu thấy chỉ số mọi thứ kém chị trao đổi bác sĩ xong chị thuê cấp cứu đưa bố chị về 4h chiều thì đêm bố chị mất.
Thuý Chi: Mai Dung lúc chị ra bố có mệt lắm không chị hay chỉ mệt hơn mọi hôm chút thôi. Bố đi nhanh quá làm cho gia đình bị sốc.
Mai Dung: Thuý Chi Uh có mệt hơn em ah còn 2 hôm trước vẫn trao đổi với chị về việc điều trị ma.
Thuý Chi: Mai Dung khổ thương quá chị ạ.
Mai Dung: Thuý Chi Uh buồn lắm em.
Đoàn Phương: Mai Dung bạn ơi có cả morphin uống à. Mua ở đâu. Bố mình cũng K bắt đầu đau rồi thương bố lắm mà không biét làm gì.
Phương Hoài: Đoàn Phương bạn inbox mình cho địa chỉ mua moocpin.
Mít Nail: Mai Dung chị ơi. Em xin được mua mỏ phim viên nhé.
Huyền Nguyễn Thị Ngọc: Mai Dung ban ơi morphin làm sao mua được bằng cách nao giúp minh với.
Kim Anh Vũ: Mai Dung bạn ơi cho mình xin cách thức và địa chỉ mua morphin uống với ạ, cảm ơn bạn nhiều.
Mai Dung: Đoàn Phương mooc phin uống em mua bên Singapore vì bố em điều trị bên đó. Mooc phin tiêm thì bố em chưa phải tiêm mũi nào cả vì hoàn toàn uống. Bố em sức khỏe yếu khó lấy ven nên em không cho tiêm. Mooc phin tiêm em cũng hỏi bên ngoài có đó vì em sợ hết uống nên em hỏi dịch vụ bên ngoài có đó ạ.
Đoàn Phương: Mai Dung cảm ơn em.
Mai Dung: Mít Nail nhà em là morphin kiểu nước không phải viên em mua 3 chai to bên. Sing vì trước bố em điều trị bên đó.
Mít Nail: Mai Dung dạ chị cho em xin được được không ạ.
Hoàng Hường: Mai Dung chỗ nào morphin viên chỉ tớ với bố tớ K phổi.
Mai Dung: Hoàng Hường morphin nhà em là dạng siro không phải viên.
Hoàng Hường: Mai Dung ừ siro mua ở đâu bạn? Cho tớ địa chỉ với.
Mai Dung: Hoàng Hường em mua bên singapore vì trước bố em điều trị bên đó.
Mai Dung: Viet Phan vâng ạ.
Linh Thuy Le: Em cũng quan tâm ạ.
Nguyễn Minh Hương: Riêng tiền giường là 4,5 triệu/ngày, tốt nhất bạn gọi sang đó, họ tư vấn rất nhiệt tình.
Bao Tram: Bạn gọi điện thoại để bệnh viện tư vấn. Mình nhớ không nhầm là 2 triệu tiền phòng 1 ngày.
Do LanPhuong: 3,5 triệu/1 ngày tien giuong bao gom cả 3 bữa, và 330k cho người nhà chăm sóc gồm giường và ăn sáng.
Nguyễn Minh Hương: Có lần mình ở đó có một bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ, hỏi cô oshin thì bảo, ăn xông, và truyền morphin, lúc nào cần gặp người nhà thì họ lại cho tỉnh, đại khái thế thôi, bạn cứ gọi điện thoại họ sẽ hướng dẫn tư vấn cho, vào trang vinmec í.
Dung Le: Nguyễn Minh Hương cháu cảm ơn ạ!
Phượng Vũ: Thành Đoàn mẹ cháu ổn chứ?
Thành Đoàn: Dạ cảm ơn cô. Mẹ cháu dang uống đích cũng ổn cô ạ.
Cao Thanh Huyền: Em đang nằm điều trị ở viện Ung Bướu Hà Nội tòa yêu cầu. Hiện tại em không dùng được hóa chất nữa mà chỉ truyền đạm và tiêm giảm đau. Em thấy dịch vụ bên này cũng tốt ạ, tiền giường là 1 triệu/đêm bảo hiểm rồi thì còn 800k, người nhà ở lại trông là 150k/đêm. Phục vụ đồ ăn cho người bệnh và người nhà 3 bữa.
Dung Le: Bình An anh mình truyền vào phù hết cả người nên không truyền, chỉ tiêm giảm đau. 1 ngày 4 mũi mà có lúc vẫn cứ thấy đau. Lại còn tràn dịch phổi nên không nằm thẳng được chỉ có ngồi suốt ngày đêm. Mình đang không biết vào đó họ có giúp anh nằm xuống được không chứ để như này tội quá.
Cao Thanh Huyền: Theo em để bệnh nhân ở nhà thì người nhà không đành. Vào viện sẽ có cách chăm sóc giảm nhẹ tốt nhất cho bệnh nhân. Vinmec thì nếu nằm lâu kéo dài sẽ rất tốn kém ạ. Chị cứ thử đến tìm hiểu trước xem sao.
Mai Bạch: Dung Le mẹ mình cũng nằm cùng phòng với 1 chú bị K đại tràng đã điều trị được 4 năm và di căn phổi. Chú không hề nằm được, ho nhiều. Chân phù, hôm mới vào viện bác sĩ cho truyền đạm vì chú ăn ít quá. 2 hôm truyền chân càng phù nhiều thì dừng truyền. Chỉ tiêm giảm đau. Ngày đầu vào đến ngày thứ 6 đã khác hẳn, Sau 7 ngày chú mất tại viện. Nhìn chú cứ ngồi gục lên cái bàn 24/24 thương lắm. Không ngờ chú nhanh như thế.
Tuần Lộc Vàng: Mai Bạch đến giai đoạn này thì lên ở nhà mình thuê người về truyền, còn vẫn xin thuốc giảm đau về tiêm chứ vào chăm sóc giảm nhẹ cũng không đỡ hơn được mà sợ đi nhanh còn không được ở nhà ý, mình toàn tự chăm nhà mình cungc khá tốn nhưng chắc chắn không bằng viện.
Hoàng Vinh: Dung Le vào chăm sóc họ sẽ hút dịch nên đỡ bạn ạ, thương đồng bệnh, thương bản thân mình quá.
Dung Le: Mai Bạch anh em như vậy cũng được 2 tháng nay rồi.
Mai Bạch: Dung Le nếu dịch nhiều thì vào viện để hút dịch thì bệnh nhân thấy đỡ khó chịu hơn em ạ. Thương và xót xa lắm nhưng chả biết làm thế nào được.
Kiều Hiền: Tuần Lộc Vàng bạn ơi biết là về nhà thì thoải mái hơn nhưng không đành vì khi gấp gáp không xử lý nhanh như ơ viện được.
Tuần Lộc Vàng: Kiều Hiền mình một tuần còn đi cấp cứu ba lần cứ về đến nhà lại ra nhưng anh vẫn muốn ở nhà.
Mai Dung: Bố mình nằm viện 108 lúc đầu sức khỏe bố yếu phải 2 người chăm sóc nên mình nằm phòng 2.5 triệu ngay không mất thêm phí ăn uống gì cả. Sau 20 ngày y tá nói nằm phòng đó phí quá nên sang phòng B giá 1.5 triệu ngày 1 mình 1 phòng+200k tiền người chăm sóc. Nhà mình 7 tháng gần như sống với viện còn việc tràn dịch màng phổi bố mình cũng bị chỉ có cách tiêm kháng sinh và hút dịch thôi. Viện 108 cũng khá tốt còn vimec chắc chắn cphi sẽ cao hơn.
Pham Kim Anh: Mai Dung bên 108 chăm sóc giảm nhẹ thế nào bạn? Bố bạn có cần morphine không? Theo mình biết Vinmec có truyền morphine liên tục cho đến lúc bệnh nhân ra đi để tránh đau đớn.
Mai Dung: Pham Kim Anh nhà em morphin em mua morphin uống mua 3 chai bên Singapore bố em uống dần tới lúc mất. Nằm viện chỉ thấy tốn tiền giường đợt đầu bố em cần 2 người chăm nên nằm phòng lớn 2.5 triệu ngày tháng đầu tiên. Tháng sau nằm phòng 1.5 triệu ngày. Nhà em nằm viện từ tết tới giờ đó bố em mới mất rồi. Em thấy chỉ có truyền đạm và dinh dưỡng thôi. Vấn đề mất ngủ bệnh viện không giải quyết được. Bố em bị suy kiệt nên mất rồi. Bệnh này vừa suy kiệt về kinh tế vừa suy kiệt cả về tinh thần.
Pham Kim Anh: Mai Dung xin chia sẻ mất mát này cùng gia đình. Mình thấy gia đình cũng đã rất tận tâm làm mọi điều tốt nhất cho ông rồi. Cầu chúc cho ông an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
Mai Dung: Pham Kim Anh vâng nên chữa bệnh cũng nên cân nhắc điều kiện kinh tế chị nhi.
Pham Kim Anh: Mai Dung làm tốt nhất trong điều kiện mình cho phép bạn ạ. Còn để thành gánh nặng nợ nần cho con cháu gia đình thì người bệnh điều trị cũng không an yên được.
Trang Mai Phạm: Mai Dung anh ơi check inbox em với ạ, bố em cũng đang điều trị ở viện 108
Mai Dung: Nằm dịch vụ xác định rất tốn kém mỗi lần nhà mình nằm 8-10 ngày là cphi 35-40 triệu đó.
Dung Le: Mai Dung anh em nằm viện tuyến huyện cũng chỉ truyền và hút dịch như vậy mà sức khoẻ kém đi nhiều. Em đang mong viện tuyến trên có cách khác vậy mà.
Mai Dung: Dung Le Haizz như nhau chị ạ cân nhắc cphi.
Evey Tran: Bố mình đang nằm ở Hồng Phát (Lê Duẩn), tiền giường tùy mức (phòng lớn tầm 8bn = 500k/đêm, phòng nhỏ dịch vụ 2-3 giường = 800k/giường/đêm, bao trọn phòng 2 giường =1,2 triệu). Người nhà ở lại qua đêm miễn phí, viện cho mượn giường gấp và các bạn y tá trực ngày/đêm đều vô cùng nhiệt tình. Đã bao gồm ăn 3 bữa cho bệnh nhân nhưng đồ ăn thì chán lắm nên mình vẫn toàn ăn ngoài (do bố mình cũng không ăn được gì thành ra sẽ lấy cho người nhà ăn).
Bố mình nằm từ 11/4 tới giờ là tầm hơn 60 triệu tiền thuốc, chưa tính tiền giường, chưa tính giảm trừ bảo hiểm (bảo hiểm nhà nước không đáng bao nhiêu).
Bệnh viện chỉ truyền đạm, tiêm giảm đau thôi và chăm sóc hỗ trợ (ví dụ tăng cường chức năng gan thận dạ dày do bố mình dùng kết hợp các loại giảm đau như paracetamol + morphine chứ không chỉ morphine không…)
Chi phí đắt nhất mỗi ngày là đạm sữa và các vitamin kiểu nâng cao đề kháng. Ban đầu vào chỉ 2-3 ngày mới truyền đạm sữa/lần. Giờ thành ngày nào cũng truyền bạn ạ.
Nhưng mà bố mình nằm viện, có bác sĩ y tá chăm sóc tận tình, thuốc giảm đau thì sẵn mà vẫn đau và mệt mỏi lắm… Nếu có điều kiện và cụ cũng muốn vào viện thì cậu có thể cân nhắc nhé.
Tran Thanh Tuan: Bệnh viện lớn có khoa Chăm Sóc Giảm Nhẹ mà bạn, Vinmec chi phí cao, nếu kinh tế không nhiều lại thành gánh nặng sau này.
Nguyen Hoang Duy Thanh: Ở các bệnh viện có khoa Ung Bướu, có chăm sóc giảm nhẹ hết nha bạn.
Hồng Vinh: Vinmec hồi 2015 mình mổ nam 10 ngày hết 30 triệu tiền gương đắt đui người nhà thuê gường xếp 1 đêm 300k được cái sạch sẽ bác sĩ điều dưỡng tận tình.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1014058425721688/
Hang Huynh.
Ngày 26 tháng 08 năm 2020
Em chào các bác sĩ và cả nhà mình.
Má em K vú giai đoạn cuối, hiện đang được chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Hiện tại má em di căn xương, di căn phổi tràn dịch màng phổi và suy thận. Tất cả các biện pháp bác sĩ cũng đã hỗ trợ hết ròi, 2 ngày nay bác sĩ cho về và chỉ sử dụng morphin theo như bệnh viện cấp thuốc. Nay má em sốt cao, huyết áp cao, phù 2 chân và yếu hẳn đi, đau nhiều mặc dù đã xài morphin, giờ em phải làm sao nữa ạ. Đưa má lên bệnh viện lại hay để má ở nhà. Vì bác sĩ đã cho về rồi ạ. Nhờ các bác sĩ và cả nhà tư vấn giúp em. Em cảm ơn rất nhiều.
Ke Nguyenkhac: Lên viện thì sẽ được vào khoa điều trị giảm nhẹ.
Hang Huynh: Ke Nguyenkhac dạ má con đang nằm khoa chăm sóc giảm nhẹ ạh.
Duy Dang: Liên hệ bệnh viện gần nhất có dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà nhé. Ví dụ như ở Khu vực Thủ Đức thì liên hệ bệnh viện quận thủ đức có dịch vụ này. Mến thương.
Hang Huynh: Duy Dang má em đang điều trị tại khoa chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh viện Ung Bướu đó chị. Trước đây má còn khoẻ thì em đưa má đến bệnh viện tái khám và lấy thuốc. Nay má yếu rồi thì em cũng có đăng ký khám tại nhà rồi ạ. Tự nhiên nay sốt cao, kèm cao huyết áp nên không biết có cần phải đưa tới bệnh viện nữa không. Hay sao.
Duy Dang: Hang Huynh thế thì nên nhập viện lại, hoặc có thể liên hệ trực tiếp nhân viên chăm sóc tại nhà để họ hướng dẫn. Hơn hết là hỏi ý kiến của chính bệnh nhân, nếu họ muốn ở nhà thì không nên gượng ép.
Hang Huynh: Duy Dang má em không chịu đi bệnh viện chị ơi.
Ngô Phi Vân: Con gọi cho khoa chăm sóc giảm nhẹ báo cho họ biết và hỏi xem có cần đưa mẹ trở lại bệnh viện hay họ sẽ cữ bác sĩ tới nhà.
Hang Huynh: Ngô Phi Vân dạ con đã gọi chìu nay. Bác sĩ bảo tuỳ gia đình quyết định thôi ạ.
Lien Cao: Ý là bạn muốn biết cách để đối phó với vấn đề sốt cao và ha cao của má, để má đỡ đau, đỡ mệt. Chắc chỉ bác sĩ có câu trả lời, bạn nên mời bác sĩ đến nhà đỡ phải đưa má vào bệnh viện.
Nga Phan: Em đưa mẹ lên viện y học dược dân tộc 273 nguyễn văn trỗi. Phú nhận. Để chăm sóc giảm nhẹ.
Hang Huynh: Nga Phan má em đang điều trị chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh viện Ung Bướu rồi chị. Em cảm ơn chị nha.
Viet Home: Các bác, cô, chú ơi! Xạ trị ở cổ thì ăn uống cháu sóc như nao ạ và mua thuốc gì bôi ạ.
Rita Võ: Nguyễn Hào anh đăng bài lên trang để mọi người hỗ trợ, bình luận ít người thấy lắm ạ.
Thu Hà: Về nhà cho ấm cúng chị ạ, bố em hôm nay cũng vậy đã bắt đầu yếu và tiên lượng xấu nên hôm nay đã cho về và thuê 1 y sĩ của 1 trung tâm 115 đến họ trực ngày đem và truyền thuốc truyền đạm sữa chị ạ vì thời gian thực sự không thể nói trước được nữa.
Hang Huynh: Thu Hà hiện tại má em đang ở nhà và bà không chịu đi bệnh viện nữa. Má em tràn dịch màng phổi không thể truyền dịch còn uống sữa thì tiêu chảy liên tục. Nên nhìn bà như vậy tội lắm chị à.
Khôi Nguyên: Giai đoạn này nhìn xót lắm chị ạ, bố em cũng như vậy, cố gắng vượt qua chị nhé.
Hang Huynh: Khôi Nguyên dạ em cảm ơn anh nhiều. Sẽ luôn luôn cố gắng đến phút cuối cùng.
Nga Lương: Cầu phải qua. Ám ảnh lắm.
Hang Huynh: Nga Lương nhìn mỗi ngày má bước qua cơn đau mà em không chịu nổi đó chị. Thương bà lắm.
Nga Lương: Hang Huynh không gánh hộ được. Đau đớn lắm.
Hang Huynh: Nga Lương không biết mình có ích kỷ quá không chị. Khi em luôn luôn cố gắng làm tất cả để còn má bên cạnh. Còn má thì rất muốn được giải thoát vì quá đau đớn.
Nga Lương: Hang Huynh.
Tuế Đình Mai: Suy thận gây tăng huyết áp và phù, nên đưa bác vào bệnh viện.
Hang Huynh: Mai Đình Tuế má em nhất định không chịu đi bệnh viện. Em đã có báo bác sĩ rồi ạ. Em cảm ơn.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/994048951055969/
Lê Thị Trang.
Ngày 31 tháng 07 năm 2020
Em chào hội mình ạ.
Em rất mong hội tư vấn cho em về bệnh viện có chăm sóc giảm nhẹ. Bố em cố thủ ở K Tân Triều từ ngày bệnh diễn biến phức tạp ngoài khả năng của bác sĩ điều trị nên giờ bác sĩ vận động cho về để chăm sóc giảm nhẹ. Bác sĩ bảo sang K2 Tam Hiệp nhưng em nghe nói bên đó không được sạch sẽ lắm ạ? Cả nhà cho em xin tư vấn với ạ. Em cảm ơn nhiều!
Yến Bình Võ: Chị Hoàng Thu Hà, Mac Cac ơi! Hai người biết bệnh viện nào có khoa CSGN chỉ bạn giúp em với.
Lan Anh Phan: Yến Bình Võ ở Sài Gòn có bệnh viện nào có khoa chăm sóc giảm nhẹ không ạ.
Bach Linh Vu: K2 nếu bạn về khoa Nội thì mới sửa lại rất sạch thoáng hơn K3 nhiều.
Dã Tường Vi: ủa Trang ơi 108 có chăm sóc giảm nhẹ tốt lắm đấy.
Trịnh Thế Cường: Nếu bạn ở khu vực Cầu Giấy có thể qua Bệnh Viện E Trung Ương.
Yến Bình Võ: Trịnh Thế Cường cảm ơn bác sĩ nhé!
Lê Thị Trang: Vâng. Em cảm ơn ạ.
SAn SAn: Muốn chăm sóc giảm nhẹ tốt chỉ có vào bệnh viện tư thôi, ở Đại Học Y cũng khá tốt đấy.
Vi Tài: K2, còn thoáng và thoải mái hơn K3
Thành Đoàn: Nghe nói vimec cũng tốt.
Yến Bình Võ: Thành Đoàn cảm ơn em.
Nguyễn Thúy Vân: Thành Đoàn vimec chết tiền 🤪
Cải Nguyễn: Ra 108 ạ! Có khoa chăm sóc giảm nhẹ luôn ạ! Sạch sẽ và bác sĩ cũng chu đáo ạ.
Thu Hong: Cải Nguyễn chị có biết cp chăm sóc giảm nhẹ không ạ. Em cảm ơn ạ.
Cải Nguyễn: Thu Hong biết gì ạ?
Thu Hong: Cải Nguyễn chi phí ạ.
Cải Nguyễn: Thu Hong chi phí tiền phòng thì tùy bạn ah có phòng đơn và phòng đôi, nhưng bệnh này thì cũng xác định là chi phí cũng tốn.
Lê Thị Trang: Em cảm ơn cả nhà ạ!
Hoàng Thu Hà: Khoa chăm sóc giảm nhẹ theo yêu cầu của bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cũng ok lắm.
Yến Bình Võ: Hoàng Thu Hà dạ em cảm ơn chị.
Lê Thị Trang: Vâng em cảm ơn ạ.
Mai Tuấn Khôi: Bố mình đang điều trị trong 108, cơ sở vật chất tuyệt vời bạn ạ. Chăm sóc người nhà trong này tương đối thoải mái về tinh thần cho bệnh nhân và người nhà.
Nguyen John: Bạn cần chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho bác thì liên hệ mình, nhóm mình có kinh nghiệm và trang thiết bị chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối.
Hải Ma: K2 nằm theo diện bảo hiểm thì phòng ốc không được sạch sẽ lắm. Nếu nằm theo dạng tự nguyện thì tốn tiền hơn. Bạn lên tìm hiểu bệnh viện khác.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1174540059673523/
Nguyễn Ngọc Hương Thảo.
Ngày 09 tháng 04 năm 2021
Dạ xin chào các anh chị trong hội. Em hiện là bác sĩ khoa chăm sóc giảm nhẹ Bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM. Hiện tại khoa CSGN có điều trị nội, ngoại trú và chăm sóc tại nhà. Em xin chia sẻ thông tin đến những ai cần (không phải quảng cáo ah), mong giúp được nhiều bệnh nhân hơn. SĐT hotline khoa 02838418469.
Trang Linh: Chị ơi em ở dĩ an ngay cầu vượt sóng thần nếu bệnh nặng cần bác sĩ đến nhà các chị có đến không ạ?
Nguyễn Ngọc Hương Thảo: Trang Linh dạ hiện chỉ trong TP. HCM và bán kinh quanh bệnh viện tối đa 15km thôi, mình chưa được mở rộng vì nhiều lý do.
Trang Dương: Nguyễn Ngọc Hương Thảo cho em hỏi bán kính là 10 hay 15 km vậy chị.
Hang Huynh: Má em đang điều trị ngoại trú tại khoa của bác.
Tran Kim Lien: Em ơi, chị inbox nha.
Su Bao: Người thân em đang điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy, nếu em cần bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà có được không ạ? Em ở quận 4
Anh Tran: Su Bao bạn ơi khoa có nhận bệnh ở q4 không ạ? Mình cũng ở quận 4, cũng có nhu cầu như bạn lun.
Nguyễn Ngọc Hương Thảo: Mọi người có nhu cầu liên hệ vào giờ hành chính khoa chăm sóc giảm nhẹ nhé số điện thoại hoặc gặp trực tiếp tại khoa có bạn phụ trách nhé.
Tuyen Thanh: Lúc trước ao ước có người chăm ba nhưng không có, mong nhiều người được chăm sóc giảm đau đớn.
Vanvy Pham: Mình cũng đã trải qua những ngày tháng như này, thực sự là quá tốt, cần lắm dịch vụ này. Cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng nhiều.
Ngo Huy: Mẹ mình cũng đã từng được các bác sĩ điều dưỡng chăm sóc trong những ngày cuối con đường. Chuyên nghiệp nhẹ nhàng và ân cần. Cảm ơn nhiều.
Chín Hai: Giá mà ở Hà Nội cũng có dịch vụ này.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1105446919916171/
Trinh Đặng.
Ngày 22 tháng 12 năm 2020
Bố em bị K phổi tế bào nhỏ do sức khỏe yếu bệnh viện cho về không điều trị được nữa. Em muốn nhờ các bác sĩ và người nhà bệnh nhân đã qua giai đoạn này tư vấn giúp em giờ bố em ăn được ít (mỗi bữa 2, 3 thìa cơm/cháo), uống được 1 cốc nước ép, 100ml sữa, và ho nhiều khó thở nữa ạ vậy bố em có nên truyền thêm đạm hay dinh dưỡng không ạ, vì giờ bố gầy và yếu quá. Và có cách nào giảm ho không ạ? Em xin cảm ơn!
HBU YHCĐ: HBU xin mời bác sĩ Trịnh Thế Cường chia sẻ thông tin cho mọi người với ạ.
Trinh Đặng: HBU YHCĐ cảm ơn admin ạ.
Trịnh Thế Cường: HBU YHCĐ Nếu suy kiệt không ăn đường miệng được thì dinh dưỡng tĩnh mạch là 1 lựa chọn. Tuy nhiên, truyền bao nhiêu, dịch truyền là gì thì cần có bác sĩ khám và kê đơn, tốt nhất là có 1 nhóm chăm sóc giảm nhẹ tại nhà (Bác Sĩ, y tá): Ví dụ suy thận thì ta không truyền đạm tùy tiện mà phải truyền đạm thận… – Vấn đề ho cũng vậy. Ho có thể do viêm phổi, do u chèn ép, do dịch màng phổi… nên cũng cần khám tìm nguyên nhân và điều trị.
Trinh Đặng: Trịnh Thế Cường em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ, bây giờ khám thì bố em không đi lại được vì yếu quá ạ.
HBU YHCĐ: Trịnh Thế Cường HBU cảm ơn bác sĩ ạ.
Trịnh Thế Cường: Trinh Đặng Mình nhờ bác sĩ khám tại nhà cho ông.
Trinh Đặng: Trịnh Thế Cường dạ vâng ạ, mà bác sĩ ơi em hỏi bác sĩ điều trị cũ cho bố em ở bệnh viện Ung Bướu nguyên nhân gây ho chắc cũng được anh nhỉ?
Chu Thế Ngọc: Bạn thử lấy lá mơ + mật ong + nước dừa cho bố nhé. Hoặc mua 1 quả bóng tập thổi cho bố.
Trinh Đặng: Chu Thế Ngọc vâng ạ, bố em cũng đang uống lá mơ nước dừa xiêm ạ, cảm ơn ac ạ.
Chu Thế Ngọc: Trinh Đặng Cố gắng bạn nhé…
Trinh Đặng: Chu Thế Ngọc dạ vâng ạ, em cảm ơn ạ.
Ngọc Yến: Trinh Đặng bạn ơi bố bạn uống nước lá mơ dừa xiêm có ổn hơn không ạ?
Trinh Đặng: Ngọc Yến dạ uống hỗ trợ thôi bạn ạ.
Ngọc Yến: Trinh Đặng oh. Bố mình cũng ung thư phổi chưa di căn. Bố mình truyền hoá chất phác đồ 2 được 2 lần rồi. Nhưng bữa nay bố mình yếu quá lại sụt cân nữa vì không ăn được minh lo quâ bạn.
Trinh Đặng: Ngọc Yến vâng cố gắng động viên ông ăn để có sức truyền bạn ạ. Bố mình cũng qua được 8 đợt truyền hóa chất và xạ 10 mũi.
Trinh Đặng: Tiếc là giờ sức khỏe yếu quá không tryền được hóa chất nên bắt đầu đau.
Tuyet Cao: Trinh Đặng bố bạn tế bào nhỏ điều trị ở viện nào va điều trị được bao lâu thi nay yếu nhu vầy bạn.
Trinh Đặng: Tuyet Cao bố em điều trị ở bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, điều trị được 10 tháng ạ, bác sĩ vừa cho về hqa ạ.
Tuyet Cao: Trinh Đặng lúc mời vào viện la giai đoạn mấy bạn ơi. Vi bố minh cung tế bào nhỏ đang điều trị ở Bạch Mai.
Trinh Đặng: Tuyet Cao giai đoạn 4 chị ạ, lúc vào viện là bố em đã giai đoạn 4 di căn gan xương rồi, có điều lúc đó chưa đau, giờ thì ông đau rồi ạ.
Ngọc Yến: Trinh Đặng bố mình truyền đợt 1 có 6 lần thôi. Bố mình không xạ và lần này bố mình quay lại phác đồ 2. Thấy bố yếu hơn cũng hơi buồn bạn ạ. Bạn cũng cố gắng nhé.
Trinh Đặng: Ngọc Yến cảm ơn bạn!
Thu Hà: Bố em trước truyền đạm sữa. Nên đến lúc mất người không bị tọp chị ạ.
Trinh Đặng: Thu Hà vâng ạ, bố em tuần trước ở viện bác sĩ cũng cho truyền đạm và đường suốt mấy ngày, nhưng người sút nhanh quá còn tầm hơn 30 kg.
Thu Hà: Đạm sữa mà ngăn 3 ngăn ấy chị ạ ở viện có truyền cái đó không chị? Nhìn như sữa bình thường ý.
Trinh Đặng: Thu Hà thế thì không bạn ạ, bố mình truyền chai thủy tinh nắp đỏ, như nước ấy.
Trinh Đặng: Thu Hà bố bạn điều trị được trong bao lâu a?
Cam Luong: Thu Hà bố mình bác sĩ truyền bình thường bạn ơi.
Cam Luong: Thu Hà bố mình truyền hết 3 bịch đấy thì bố mất.
Thu Hà: Trinh Đặng chị mua đạm sữa nuôi cơ thể tốt hơn chị ạ cái đó hình nhue là 600-700k 1 bich ấy chị ạ.
Thu Hà: Bố em cũng ung thư phổi tế bào nhỏ bệnh viện trả về khi đó bố em di căn não chèn dây thàn kinh nên là không nói được gì nữa cứ nằm kiểu sống như người thực vật ấy chị ạ, đau đớn lắm hôm nay bố em cũng mới mất được tròn 100 ngày.
Ngọc Yến: Thu Hà xin chia buồn cùng gia đình bạn nhé. Nghe hoang mang quá bạn ạ. Bố mình ung thư phổi tế bào nhỏ, hoá chất phác đồ 2 được 2 lần rồi nhưng bố mình yếu quá 10 ngày nay 1 bữa ăn có hơn thìa cơm thôi, bố mình bị tràn dịch phổi (ít). Không di căn, nhưng bố mình gầy và yếu lắm bạn ạ.
Trinh Đặng: Thu Hà chia buồn cùng gia đình bạn ạ, bố mình thì di căn gan xương, chưa di căn não nên vẫn tỉnh.
Tuyet Cao: Thu Hà bố bạn điều trị được bao lâu vậy bạn.
Thu Hà: Bố em từ lúc phát hiện bệnh đến lúc mất được đúng tròn 8 tháng. Vì khi phát hiện bệnh bố em đã di căn xương gan rồi. Đến đợt truyền hoá chất tháng 8 thì bố em đã vào não và không kịp lên Hà Nội để bác sĩ trên đó hỗ trợ vì đợt đó bị dịch bệnh và bố em cũng có hiện tượng nhớ nhớ quên quên xong không ăn được. Nên là cứ yếu dần. Đến lúc đưa vào viện ở thành phố thì người ta nói tiên lượng xấu rồi. Từ lúc đó trở đi là bố em không nói được gì, gần như chỉ nhìn mọi người xong lúc đau quá tiêm morphin xong thì lại ngủ thiếp đi. Nói chung đến giai đoạn cuối như bố em thì đau đớn lắm.
Trinh Đặng: Thu Hà vâng thương ông quá, bố chị có xạ dự phòng di căn não không ạ, bố em cũng di căn xương gan.
Thu Hà: Trinh Đặng bố em thì chỉ truyền hoá chất. Bố em theo điều trị ở bệnh viện 108. Nói chung đã di căn rồi thì em thấy nhanh lắm chị ạ mới từ đợt trước đến đợt truyền sau đã khác chị ạ đã bị vào não.
Trinh Đặng: Thu Hà vâng cảm ơn chia sẻ của chị ạ.
VietPhuong Nguyen: Chỉ biết chia sẻ với bạn.
Trinh Đặng: VietPhuong Nguyen dạ em cảm ơn ạ!
Van Ho: Thương em và gia đình.
Trinh Đặng: Van Ho dạ em cảm ơn chị ạ.
Hoài Trang: Bố mình cũng ung thư phổi, tế bào nhỏ. Ngày bệnh viện trả về bố trải qua 2 phiên thập tử nhất sinh rồi ra đi, từ thời điểm bệnh viện trả về cũng tầm 5 tháng. Không 1 liều moóc phin (đây là việc mà mình cứ lăn tăn mãi. Nếu ngày đó tiêm cho bố, bố có bớt phần nào sự đau đớn)
Trinh Đặng: Hoài Trang cảm ơn chia sẻ của chị ạ.
Phương Anh: Chào bạn, như bác sĩ Cường đã chia sẻ thì việc truyền dung dịch nuôi ăn tĩnh mạch cần được bác sĩ khám, kê đơn và điều dưỡng theo dõi suốt quá trình truyền. Tuy nhiên bạn có thể tăng cường dinh dưỡng cho ba của bạn bằng việc sử dụng sữa cao năng lượng dành cho bệnh nhân ung thư như Forticare, Prosure, Supportant, Recova… thay cho các thực phẩm có đậm độ năng lượng thấp như nước ép, cháo, nước lọc… Đây là những loại sữa cao năng lượng nên chỉ cần 1 lượng nhỏ cũng đã cung cấp khá nhiều năng lượng cho cơ thể.
Trinh Đặng: Phương Anh dạ em cảm ơn bac sỹ ạ, em cũng đang cho bố em uống prosure ạ.
Phương Anh: Trinh Đặng uống nhấm nháp cả ngày, uống thay nước, mỗi lần uống 1 chút, uống ngay khi cơ thể dễ chịu, bới ho, bớt khó thở.
Trinh Đặng: Phương Anh uống sữa đó bớt ho khó thở hơn ạ chị?
Phương Anh: Trinh Đặng sữa không có tác dụng làm giảm ho, giảm khó thở, chỉ là cung cấp năng lượng cho cơ thể không bị suy kiệt thôi bạn nhé.
Trinh Đặng: Phương Anh dạ chị.
HBU YHCĐ: Phương Anh HBU xin cảm ơn chia sẻ của chị ạ.
Lan Trịnh: Mẹ em cũng đang tình trạng như này.
Cam Luong: Bên bố nhiều vào bạn nhé. Bố mình cũng vừa mất được 20 ngày. Bố mình tháng cuối nằm bệnh viện. Đến hôm nặng quá mình xin đưa bố về thì chiều tối bố mình mất.
Trinh Đặng: Cam Luong vâng ạ, chia buồn cùng gia đình bạn ạ.
Phạm Hải Kiều: Chị mình cũng K phổi tế bào nhỏ. Tháng cuối chị mình phải chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện. Các triệu chứng như bố bạn. Chị đau, tràn dịch và khó thở nên mất tại bệnh viện. Bạn gắng chăm sóc bố nhé.
Trinh Đặng: Phạm Hải Kiều vâng ạ, cảm ơn chị ạ.
Quyen Do Thi Huyen: Bố mình truyền thêm kháng thể Pentaglobin của Đức, cũng phải do bác sĩ tư vấn, gia đình lựa chọn rồi xin truyền tại viện cho an toàn. Còn tuỳ thể trạng, tuỳ trạng bệnh nữa…
Trinh Đặng: Quyen Do Thi Huyen vâng em cảm ơn chia sẻ của chị ạ.
Dũng Trần: Lấy lá cây bạch đàng.
Trầm gửi cây bưởi.
Trầm gửi cây bạch đàn.
Thành Chung: Bạn có thể cho bác ăn thêm sữa Recova loại độ đạm cao để hỗ trợ thêm – người thân mình đang dùng. Giá khoảng 215.000 -220.000 đồng/hộp 400g, uống khoảng 1 tuần/hộp. Loại này của Việt Nam và giá cả cũng phải chăng.
✽✽✽✽✽✽
✽✽✽✽✽✽
https://www.facebook.com/groups/hotrobenhnhanungthu/posts/1265454973915364/
Thu Hòa Nguyễn.
Ngày 09 tháng 08 năm 2021
Bố cháu K phổi giai đoạn cuối, gần đây đứng lên ngồi xuống sẽ khó thở, đi lại cần có bình oxy khí nén. Cháu muốn mua 1 máy tạo oxy có hỗ trợ thở, đo lượng oxy trong máu. Có khí dung, đo huyết áp và nhịp tim thì càng tốt ạ. Mọi người tư vấn giúp cháu nên mua loại nào với ạ.
Trang Be: Nhà em mua máy tạo oxi nhưng đến cuối vẫn phải gọi cả 1 bom to về vì máy tạo oxi không tạo đủ mấy ngày cuối, toàn phải xả van bóp bóng thôi.
Thu Hòa Nguyễn: Trang Be bố em đang dùng bom 8 lít. Mỗi tuần dùng hết 1 bom đó thôi ạ.
Trang Be: Thu Hòa Nguyễn hiện bác sĩ điều trị có những chỉ định nào cho nhà mình ạ? Có kê thuốc khí rung không? Nhà mình mua đủ bộ hết, nhưng là nhiều máy khác nhau. Mình không thấy có 1 máy nào tổng hợp hết những loại trên.
Thanh Thọ: Giờ mua hơi khó đó ạ. Theo mình bạn nên hỏi trong nhóm xem có ai có không thì xin ạ. Máy thở giờ đang hiếm đó ạ.
Thu Hòa Nguyễn: Thanh Thọ vâng. Em cũng đang phân vân có nên mua hay không.
Thanh Thọ: Bạn xem loại này xem.
Thanh Thọ: Bố mình vào viện bác sĩ cũng cho dùng.
Thu Hòa Nguyễn: Thanh Thọ bố em đang dùng loại này đấy ạ.
Lê Bích Thuần: Ôi, mình sợ ngày đó diễn ra với mình.
Xìtin Bà Bẩy: Lê Bích Thuần Mình cũng sợ đến lúc này lắm cơ.
Liên Hươngg: Nhà mình dùng máy tạo oxy được mấy ngày xong người bệnh nặng hơn thì không đủ nên vẫn phải gọi bình to về. Đã giai đoạn cuối nếu trở nặng cần duy trì oxy thì mình thấy mua bom còn hơn.
Thu Hòa Nguyễn: Liên Hươngg máy không tạo oxy kịp ạ.
Liên Hươngg: Thu Hòa Nguyễn máy phổ biến là max 5l, bố mình bệnh nặng rồi lúc thiếu oxy phải dùng đến cỡ 10l mới thở được thì máy không đáp ứng được. Còn mua loại máy 10l thì đắt quá.
Mai Gaki: Liên Hươngg cho em hỏi bom oxy là gì vậy ạ.
Liên Hươngg: Mai Gaki nó là cái này này bạn.
Mai Gaki: Liên Hươngg 1 bom này người nhà bạn dùng được trong bao lâu ạ?
Liên Hươngg: Mai Gaki người nhà mình bình thường 1 bình/ngày, giai đoạn nặng khó chịu có thể tới 2-3 bình/ngày luôn. Bố mình bệnh nặng rồi. 150k/bình nhé.
Mai Gaki: Liên Hươngg mẹ mình cũng chưa đến mức phải thở oxy nhưng bà cũng nặng rồi nên mình tìm hiểu trước. Bạn nối bình đó với dụng cụ gì để thở vậy ạ.
Liên Hươngg: Mai Gaki có nhiều loại lắm. Nhẹ thì dùng dây thở gọng kính, nặng hơn chút dùng mặt nạ thở, nặng quá thì đợt trước nhà mình phải thuê máy thở về. Bạn cứ search google mấy từ đó là ra. Đợt này dịch hơi khó thuê và mua, mẹ bạn chưa phải dùng là mừng rồi.
Mai Gaki: Liên Hươngg dạ vâng, mình cảm ơn ạ!
Nhu Quynh Phan: Dùng dây thở đặt ngang mũi bạn.
David Champion: Giai đoạn cuối là giai đoạn mấy ạ. Có phải giai đoạn 4 không ạ.
Cháu thấy bác sĩ nói, nhiều người K phổi, bác sĩ chẩn đoán giai đoạn 4, di căn gan, não, uống thuốc đích, sau 6-8 tháng chụp tiêu hết ạ.
Thành Luân: David Champion giai đoạn cuối là giai đoạn 4 đó bạn, gồm 4a; 4b; 4c.
Nói thì cứ nói vậy thôi bạn. Giai đoạn 4 di căn rồi chạy chữa được bao nhiêu hay bây nhiêu thôi bảo để tiêu hết thì không có được.
David Champion: Thành Luân, Dạ bác sĩ nói uống thuốc đích, có người hợp thuốc, mấy tháng sau chiếu chụp không phát hiện ra khối U nữa. Xét nghiệm máu cũng không thấy. Cháu hy vọng nhiều người K phổi được như vậy.
Anh Royal: David Champion thuốc đích tháng mấy trục triệu hay vài triệu thôi bạn.
Nguyễn Thị Hậu: Anh Royal thuốc đích có thuốc thế hệ 1, 2 và 3. Mỗi thế hệ thuốc sẽ có vài loại. Trung bình 6-8 triệu hoặc 18-21 triệu chưa trừ bảo hiểm, có loại 70 triệu đối với thuốc thế hệ 1, 2. Thuốc thế hệ 3 7-10 triệu hoặc hơn 100 triệu cũng có. Giá tính cho ĐVT là 1 hộp/30 viên.
David Champion: Anh Royal, cháu nghe nói thuốc thế hệ 3 Tagrisso giá mới ra năm 2018, 2019 gì đó là 300 triệu/hộp 30 viên dùng 30 ngày. Bây giờ giảm xuống còn 140 triệu/hộp. Nhưng uống hiệu nghiệm lắm. Có người uống vài tháng khối U tiêu hết. Còn thuốc nhái Tagrix cũng thế hệ 3 giá 8-10 triệu/hộp, nhưng uống không hiệu quả lắm, có người uống khối U lại còn di căn thêm. Tùy kinh tế chọn thuốc mua thôi ạ.
Hương Võ: David Champion thông tin chính xác không bạn? Loại này bảo hiểm không chi trả nên hơi khó.
với gia đình không có điều kiện kinh tế.
Chinh Lê: Bạn thuê bình oxi cho bác dung thì tốt hơn.
Thu Hòa Nguyễn: Chinh Lê dạ. Bố em đang thở bình oxy. Em muốn thảm khảo thêm máy xem có tốt hơn không ạ.
Lê Huy Viễn: Máy tạo oxy hiện nay có nhiều loại, thật giả lẫn lộn. Nên mua ở những cửa hàng lớn, uy tín, máy này không nên mua online vì khó kiểm tra được chất lượng.
Nên mua máy có lưu lượng 5l/p hoặc hơn.
Một số hãng tốt là Yuwell, Lucass.
Nếu vẫn còn băn khoăn thì gọi trực tiếp em tư vấn kỹ hơn nha.
Lê Huy Viễn: Nếu ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng thì em cho mượn dùng.
Thu Hòa Nguyễn: Lê Huy Viễn em ở Hà Nội anh ạ đang tham khảo loại Yuwell 9F-5AW (tạo oxy, thở và khí dung) có loại nào đa di năng hơn không ạ.
Bach Linh Vu: Thu Hòa Nguyễn yuwell bình thường nhưng nếu có điều kiện có thể tk của Đức hoặc imedicare Sing. Dùng 5l, nặng nữa dùng mặt nạ. Nếu không phải hẳn loại 10l cho mọi trường hợp.
Lê Huy Viễn: Mình nghĩ một máy có nhiều tính năng cũng không hẳn là tiện đâu, nếu hư hỏng càng phiền nữa.
Nếu dùng ngắn hạn thì có thể mua bình, dài hạn thì mua máy. Bạn cứ tính 1 bình loại lớn nhất chứa được 6000 lít, trung bình mỗi phút dùng 2-5l.
Nếu điều kiện kinh tế khó khăn thì mình có thể giúp mua giá tốt nhất tại Hà Nội.
Đào Minh Thu: Máy tạo oxi mức độ tinh khiết chỉ đạt tầm 93%, còn oxi bình thì tầm hơn 99%~ oxi bệnh viện. Vậy nên nếu thở bình 5l thì thở oxi máy tạo phải 5,5-6l mới tương đương.
Máy tạo oxi hiện phổ biến 5l giá cũng tầm hơn 15 triệu rồi. Nhà mình nếu dùng lâu dài và mức sử dụng thấp thì có thể cân nhắc mua máy tạo để cân đối về tài chính, còn sau mà nhu cầu cao hơn thì máy tạo sẽ không đủ lượng oxi cho bệnh nhân.
Thu Hòa Nguyễn: Đào Minh Thu dạ. Em sợ về cuối máy không tạo kịp oxy, không đủ dùng chị ạ.
Hong Nhung: Bạn muốn mua máy mới thì bảo mình để mình đưa số điện thoại của người bán cho.
Nguyen John: Bạn đo độ bão hoà oxy kẹp ngón tay nếu trên 95% thì chưa phải dùng oxy, nghiêng trở thay đổi tư thế để tìm tư thế dễ chịu nhất cho bệnh nhân vì một số trường hợp có dịch ở phổi hoặc ở bụng ảnh hưởng đến hô hấp. Máy tạo nếu mua dùng thời gian ngắn thì hơi phí. Nếu ít ngày thì nên dùng bình oxy to chi tiết kiệm. Nếu tiên lượng được vài tuần thì dùng máy tạo oxy lưu lượng 8-10L. Bạn có thể tìm chỗ mượn hoặc thuê. Nếu bạn ở Hà Nội cần mua hoặc thuê máy 10L thì inbox mình chỉ chỗ. Vài dòng chia sẻ.
Dao Manh Cuong: Làm gì có máy tạo Oxy! Nó luôn luôn có trong không khí cách đơn giản nhất là tách nó ra trong hỗn hợp không khí. Không có máy nào mà tạo ra được… Nên tốt nhất và ít chi phí là mua bình Oxy mà nhà máy đã phân tách đúng chuẩn đủ điều kiện cho người sử dụng.
Linh Nhoi: Theo kinh nghiệm của mình thì tổng bạn cần mua 4 loại máy trên: 1-máy oxy (loại cắm điện) và bình oxy dự phòng trong trường hợp không có điện hoặc cần di chuyển; 2-máy đo huyết áp; 3-máy đó spo2 và nhịp tim (loại có nút bấm nhựa vào tay để nhìn chỉ số liên tục); 4-máy phun khí dung. Có những máy oxy có thể kết hợp phun được khí dung. Chứ không có 1 loại máy nào có thể cung cấp được tát cả các chỉ số bạn mong muốn cùng lúc được nè.
Nguyễn Trương Bình: Bạn xem lại có tràn dịch màng phổi không đấy! Đâu cần phải đầu tư lớn qua vậy! Bệnh nhân nếu khó thở mạn tính mà thở oxy không đúng cũng nguy hiểm lắm đấy! Bạn nên có một bác sĩ theo dõi chăm sóc cho!
Trịnh Thế Cường: Bác sĩ có chút kinh nghiệm về chăm sóc giảm nhẹ ở nhà, có chút lời khuyên cho bạn.
1. Nếu mà tiên lượng phải thở lâu dài trên 1 tháng, thì mua máy tạo oxi sẽ kinh tế và thuận tiện hơn, không phải đổi trả. Khi không dùng nữa có thể thanh lý lại phải được 40% giá trị máy hoặc để lại tương lai phải dùng. Lưu lượng thở càng cao thì càng đắt. Với bệnh nhân ung thư thì 7 lít/phút là phù hợp. Nếu thở hơn 7 lít và còn khó thở thì tiên lượng rất tồi, chỉ tính bằng giờ, ngày nên lúc đó cần có thể thuê thêm bình oxi.
2. Trường hợp nặng, bác sĩ tiên lượng tính bằng ngày thì nên thuê bình oxi, loại bình lớn sẽ kinh tế và ít phải đổi hơn so với bình nhỏ.
Thu Hòa Nguyễn: Trịnh Thế Cường em cảm ơn bác sĩ.
Hoàng Lê: Thu Hòa Nguyễn bạn kiểm tra inbox nhé.
✽✽✽✽✽✽